Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh trường THPT Yên Thế năm 2016 lần 2

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh trường THPT Yên Thế năm 2016 lần 2

Câu 3 : Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit(mARN)được tổng hợp theo chiều nào?

A 5’ → 3’.

B 3’ → 3’

C 3’ → 5’.

D 5’ → 5’.

Câu 4 : Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:

A Vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

B Vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)

C Gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

D Gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)

Câu 8 : Thể đột biến là ?

A Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trội.

B Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trung gian.

C Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình lặn

D Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

Câu 14 : Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là

A Trong hai ADN mới hình thành mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp

B Sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của ADN theo hai chiều ngược nhau

C Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu

D Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia đã có cấu trúc thay đổi

Câu 15 : Sự điều hòa hoạt động của ôperon Lac ở E. coli dựa vào tương tác của protein ức chế với

A Vùng vận hành

B Gen điều hòa.

C Vùng khởi động.

D Nhóm gen cấu trúc.

Câu 16 : Khi nói về mã di truyền ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sao đây là không đúng ?

A Bộ ba mở đầu mã hóa cho axit amin methionin.

B Trong thành phần của codon kết thúc không có bazơ loại X.

C Mỗi axit amin do một hoặc một số bộ ba mã hóa.

D Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều 5’->3’ trên mạch mang mã gốc.

Câu 19 : Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là

A Gen tăng cường

B Gen điều hòa

C Gen đa hiệu.

D Gen trội.

Câu 22 : Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể gồm ADN và prôtêin histon được xoắn lần lượt theo các cấp độ

A ADN + histôn → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi crômatit → NST.

B ADN + histôn → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → sợi crômatit → NST.

C ADN + histôn → sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi crômatit → NST

D ADN + histôn → nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → sợi crômatit → NST.

Câu 25 : Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành (operator) là

A Trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

B Vùng khi họat động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi chất  của tế bào hình thành nên tính trạng.

C Vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình phiên mã.

D Nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin.

Câu 26 : Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra?

A Ung thư máu

B Claiphentơ

C Đao.

D Hồng cầu lưỡi liềm.

Câu 28 : Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là

A Mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng phải tồn tại trên một cặp nhiễm sắc thể.

B Các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn

C Số lượng và sức sống của đời lai phải lớn.

D Các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.

Câu 30 : So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa vì

A Đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột biến có lợi.

B Các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.

C Đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật.

D Alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ.

Câu 31 : Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là

A Các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

B Đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.

C Đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất. 

D Đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.

Câu 33 : Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn chủ yếu để

A Thay đổi mức phản ứng của giống gốc.

B Cải tiến giống có năng suất thấp.

C Kiểm tra kiểu gen của giống cần quan tâm.

D Củng cố đặc tính tốt, tạo dòng thuần chủng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247