Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh trường THPT Quảng Xương -Thanh Hóa năm 2016 lần 1

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh trường THPT Quảng Xương -Thanh Hóa năm 2016 lần 1

Câu 1 : Trong 64 bộ ba mã di truyền có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

A AUG , UGA, UAG

B  AUG , UAA, UGA

C  AUU, UAA , UAG

D UAG , UAA, UGA

Câu 4 : Đặc điểm di truyền của các đoạn intrôn là gì? 

A Đoạn gen chứa trình tự nucleotit đặc biệt giúp mARN  nhận biết được mạch gốc của gen để tiến hành phiên mã 

B Những trình tự nucleotit có khả năng phiên mã nhưng không có  khả năng dịch mã 

C Đoạn trình tự n ucleotit mang thông tin di truyền có trên mạch mã gốc của gen  

D Các đoạn gen mã hóa các axit amin không có khả năng phiên mã nhưng đưc dùng để dịch mã

Câu 6 : Trình tự mARN như sau: 5’ - AUG GGG UGX XAU UUU – 3’ mã hóa cho một chuỗi polipeptit gồm 5 axit amin. Dạng đột biến thay thế nào dẫn đến polipeptit này chỉ còn lại 2 axit amin? 

A Thay thế A ở bộ ba đầu tiên bằng X

B  Thay thế X ở bộ ba thứ ba bằng A

C Thay thế G ở bộ ba đầu tiên  bằng A

D Thay thế U ở bộ ba đầu tiên  bằng A

Câu 7 : Khi nói về đặc điểm của mức phản ứng, nhận xét nào dưới đây là không đúng? 

A Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp , tính trạng số lượng có số lượng có mức phản ứng rộng

B Trong một kiểu gen, các gen có cùng chung một mức phản ứng

C Mức phản ứng về từng tính trạng thay đổi tùy theo kiểu gen của từng giống

D Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau

Câu 11 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến số lượng NST? 

A Đột biến đa bội chủ yếu gặp ở những loài động vật bậc cao

B Đa bội là dạng đột biến liên quan đến số lượng của tất cả các cặp NST trong tế bào

C Lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp nào đó

D Đột biến đa bội gồm 2 dạng tự đa bội và dị đa bội

Câu 15 : Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền?

A Mã di truyền thống nhất ở hầu hết các loài sinh vật

B Mã di truyền mang tính bán bảo toàn , trong quá trình đọc mã chúng giữ lại một nửa

C Mã di truyền được đọc một cách liên tục từng cụm bộ ba một mà không chồng gối lên nhau

D Mỗi bộ ba trong mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin nhất định

Câu 29 : Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa gen cấu trúc và gen điều hòa là:

A Về cấu trúc gen

B Về khả năng phiên mã của gen

C Chức năng  của protein do gen tổng hợp

D Về vị trí phân bố của gen

Câu 30 : Trong phép lai giữa cây đậu hoa đỏ và cây đậu hoa trắng được F1 thu được đồng loạt cây đậu hoa đỏ. Kết luận nào sau đây là hoàn toàn chính xác?

A Tính trạng ở F1 là tính trạng trội do một gen quy định

B Tính trạng hoa đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng

C Cây đậu hoa đỏ và cây đậu hoa  trắng ở bố, mẹ thuần chủng

D Cho F1 tự thụ phấn thì F2 sẽ cho tỉ lệ kiểu hình là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

Câu 33 : Loại đột biến cấu trúc NST có thể làm tăng số lượng gen  trên NST là:

A Lặp đoạn , chuyển đoạn

B Đảo đoạn , chuyển đoạn

C Mất đoạn , chuyển đoạn

D Lặp đoạn , đảo đoạn

Câu 36 : Enzim bẻ gãy các liên kết hiđrô trong quá trình nhân đôi ADN là: 

A Ligaza

B Amylaza

C Helicaza

D AND polimeraza

Câu 39 : Bệnh mù màu đỏ, lục và bệnh máu khó đông là do 2 gen lặn không alen m và h trên NST X quy định, các len bình thường tương ứng là M và H. Người phụ nữ bình thường kết hôn với người đàn ông không bị bệnh mù màu nhưng bị máu khó đông. Họ có khả năng sinh con trai không mắc cả 2 bệnh trên là 20, 5%. Nhận định nào sau đây đúng

A Họ có khả năng sinh con giá bị bệnh mù màu máu đông bình thường với tỉ lệ 12,5%

B Con trai nhận alen quy định mắt bình thường từ bố và alen quy định máu đông bình thường từ mẹ

C Mẹ có kiểu gen XMH Xmh và xảy ra với tần số 10%

D Họ có thể sinh con gái nhìn bình thường bị mắc bệnh máu khó đông với tỉ lệ 25 %

Câu 40 : Gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit là vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc. Vùng mã hóa gồm bộ ba có các đặc điểm:

A Mang thông tin mã  hóa axit amin

B Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã

C Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã

D Mang tín hiệu kết thức quá trình dịch mã

Câu 41 : Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng:

A Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác

B Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một NST

C Đột biến cấu trúc NST chỉ xảy ra ở NST thường mà không xảy ra ở NST giới tính

D Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên NST

Câu 48 : Cho cây (P) thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn thu được F1 gồm 37.5% cây thân cao hoa đỏ , 37.5% cây thân cao, hoa trắng, 18.75 cây thân thấp hoa đỏ, 6.25% cây thân thấp, hoa trắng. Biết tính trạng chiều cao cây do một cặp gen quy định, tính trạng màu sắc hoa do 2 gen quy định, không có hoán vị gen và không xảy ra đột biến. Nếu cho cây (P) giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen trên thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là:

A 3 cây thân cao , hoa đỏ : 1 cây  thân thấp , hoa trắng

B 1 cây thân thấp , hoa đỏ : 2 cây thân  cao , hoa trắng : 1 cây thân thấp , hoa trắng

C 1 cây thân thấp,  hoa đỏ : 1 cây thân thấp , hoa trắng : 2 cây thân thấp hoa trắng

D 1 cây thân thấn , hoa đỏ : 1 cây thân thấp , hoa trắng : 1 cây thân cao , hoa đỏ : 1 cây thân cao hoa trắng .

Câu 50 : Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sự di truyền liên kết?

A Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST  trong bộ NST lưỡng bội của loài đó

B Liên kết hoàn toàn tạo điều kiện cho các gen quý có dịp tổ hợp lại với nhau

C Các gen trên cùng một NST phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết

D Liên kết gen hoàn toàn làm tăng biến dị tổ hợp

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247