Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh của Sở Giáo dụcĐào tạo Bắc Ninh lần 1 năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh của Sở Giáo dụcĐào tạo Bắc Ninh lần 1 năm 2016

Câu 1 : Để xác định tần số hoán vị gen, người ta thường làm như thế nào ?

A Phân tích di truyền giống lai.

B Tiến hành tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.

C Lai phân tích.

D Lai thuận nghịch.

Câu 3 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ? 

A Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định giới tính.

B ở giới cái nhiễm sắc thể giới tính luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.

C ở người, trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại không thành từng cặp alen.

D Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định tính trạng thường.

Câu 5 : Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn.

B Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử mARN.

C Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit ở vùng mã hoá trên mạch mã gôc của gen.

D Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiêu điêm trong môi phân tử ADN tạo ra nhicu đơn vị tái bản.

Câu 7 : Trong các phép lai một cặp tính trạng, Menđen cho các cá thể F2 cókiểu hình giống F1  tự thụ phấn thì ở F3 có kiểu hình như thế nào ?

A \frac{1}{3} cho F3 đồng tính  giống P, \frac{2}{3} cho F3 phân tính theo tỉ lệ 3 : 1.

B Đồng tính mang tính trạng lặn.

C \frac{2}{3} cho F3 đồng tính giống P; 1/3 cho F3 phân tính theo tỉ lệ 3 : 1.

D Đồng tính mang tính trạng trội.

Câu 9 : Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài.

B Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân đột biên,

C Đột biến gen trội vẫn có thể  không biêu hiện ra kiêu hình của cơ thê bị đột biên.

D các đột biên gen gày chêt vẫn có thê được truyên lại cho đời sau.

Câu 11 : Ổ sinh vật nhân sơ, Opêron là

A Nhóm gen cẩu trúc có liên quan về chức năng phân bố thành từng cụm có chung một cơ chế điều hoà.

B Nhóm các gen chi huy cùng chi phối các hoạt động của một gen cấu trúc

C Nhóm các gen cấu trúc có chức năng khác nhau phân bố thành từng cụm có chung một cơ chế điều hoà

D Nhóm gen cấu trúc phân bố liền nhau tập trung thành từng cụm.

Câu 14 : Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây ban đầu  có kiểu  gen AABBdd va aabbDD,  người ta có thể tiến hành

A Lai hai giống ban đầu với nhau tạo cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen AABBdd tạo F2 . Các cây có kiểu hình (A-bbD-) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen AAbbDD

B Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 ; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD

C Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn các cây có kiểu hình (A-bbD-) cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD

D Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen AAbbDD

Câu 16 : Sự di truyền của các tính trạng chỉ do gen nằm trên nhiễm sắc thể Y quy định có đặc điểm gì ?

A Chỉ di truyền ờ giới dị giao tử

B Chỉ di truyền ở giới đực.

C Chỉ di truyền ở giới cái

D Chỉ di truyền ở giới đồng giao tử.

Câu 18 : Điểm giống nhau trong kết quả lai một cặp tính trạng, trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là

A Kiểu gen và kiểu hình của F1

B kiểu gen và kiểu hình của F2.

C kiêu hình của F1 và F2

D  kiểu gen của F1 và F2.

Câu 19 : Đặc điểm nào sau đây có ở ADN ngoài nhân mà không có ở ADN trong nhân ?

A Không bị đột biến.

B Có số lượng lớn trong tế bào.

C Hoạt động độc lập với NST

D Được chứa trong NST.

Câu 20 : Khi nói về sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân, nội dungnào dưới đây là đúng ?

A Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc của cặp nhiễm sắc thể tương đồng  ở kì đầu của giảm phân I.

B Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra giữa 2 cromatit khác nguồn gốc của cặp NST tương đồng ở kì đầu của quá trình giảm phân I

C Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân đã phân bố lại vị trí của các gen trong bộ nhiễm sắc thể.

D Trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng, hiện tượng trao đổi chéo luôn xảy ra tại một ví trí nhất định có tính đặc trưng cho loài.

Câu 21 : Theo Đacuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là

A Biến dị cá thể

B Thường biến

C Đột biến

D Biến dị tổ hợp.

Câu 23 : Nêu mỗi gen quy định một tính trạng. Khi cho cơ thể dị hợp tử hai cặp gen lai phân tích thì kiểu hình ở Fa sẽ như thế nào để kết luận hai cặp gen đó di truyền độc lập với nhau ?

A 2 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1.

B Đồng nhất về kiểu hình.

C 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.

D 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ không bằng nhau

Câu 24 : Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở vị trí

A Tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên kiểu cấu tạo giống nhau.

B Khác nhau trên cơ thể, có cùng  nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi,

C Tương  ứng  trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.

D Tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo khác nhau.

Câu 25 : Trong sự di truyền qua tế bào chất, giải thích nào sau đây đúng về kiểu hình của con luôn luôn giống mẹ ?

A Gen trên NST của bố bị gen trên NST của mẹ lấn át.

B Tốc độ nhân đôi của gen có nguồn gốc từ bố chậm hơn tốc độ nhân đôi của gen có nguôn gốc từ mẹ.

C Tế bào chất của hợp tử chủ yếu là tế bào chất của trứng, tế bào chất của tinh trùng không đáng kể.

D Sau khi thụ tinh, hợp tử chì chứa nguyên liệu di truyền của mẹ.

Câu 27 : Hiện tượng di truyền liên kết gen hoàn toàn không có ý nghĩa 

A Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

B  Lập bản đồ di truyền.

C Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.

D Giúp duy trì sự di truyền ổn định của các nhóm tính trạng tốt do các gen di truyền liên kết hoàn toàn quy định.

Câu 30 : Ở một loài chim, tính trạng màu lông do một gen gồm hai alen quy định. Cho lai giữa hai cơ thể có màu lông bạc với nhau thu được F1 gồm 2 lông bạc : 1 lông nâu. Kết luận nào sau đây không đúng ?

A Gen quy định tính trạng màu lông nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y.

B Gen quy định tính trạng màu lông nằm trên vùng tương đông của NST giới tính X và Y.

C Có hiện tượng gen gây chết ở trạng thái đông hợp trội

D Tính trạng màu lông được quy định bởi gen nằm trên NST thường

Câu 31 : Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự 

A Phân tử ADN→ sợi cơ bản→ nuclêôxôm→ sợi nhiễm sấc→ crômatit.

B Phân tử ADN→ sợi cơ bản→ sợi nhiễm sắc→nuclêôxôm→ crômatit

C Phân tử ADN→ nuclêôxôm→ sợi cơ bản→ sợi nhiễm sắc→ crômatit.

D Phân tử ADN→ nuclêôxôm→ sợi nhiễm sắc→ sợi cơ bản→ crômatit.

Câu 33 : Các nhân tố đóng vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá là

A Quá trinh đột biến và biến động di truyền.

B Quá trình đột biến và cơ chế cách li.

C Quá trình giao phối và chọn lọc tự nhiên.

D Quá trình đột biên và quá trình giao phối.

Câu 36 : Một quần thể cân bằng Hacđi-Vanbec. Tần số kiểu gen dị hợp lớn nhất khi nào ?

A Khi tần số alen trội bằng tần số alen lặn.

B Khi tần số alen trội gần bằng 1 và tần số alen lặn gần bằng 0.

C Khi tần số alen trội gần bằng 0 và tần số alen lặn gần bằng 1.

D

Khi tần số alen trội bằng 2 lần tần số alen lặn.

Câu 40 : Phát biểu nào sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên ?

A Ở quần thể vi khuẩn, chọn lọc chống lại alen trội diễn ra nhanh và triệt để hơn chọn lọc chống alen lặn.

B Áp lực của chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào khả năng phát sinh và tích lũy các đột biến của loài. 

C Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng cá thể mà chỉ tác động lên quàn thể vì quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở.

D Chọn lọc tự nhiên không thể làm xuất hiện một đặc điểm mới trong quần thể sinh vật.

Câu 41 : Menđen đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để

A Kiểm tra giả thiết nêu ra.

B Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai.

C Xác định tính trạng trội, lặn.

D Xác định cá thể thuần chủng.

Câu 44 : Theo dõi hàm lượng ADN trong nhân của một tế bào ở người. Người ta nhận thấy ở một giai đoạn hàm lượng ADN từ 6,6 pg tăng lên 13,2 pg rồi hạ xuống 6,6 pg, cuối cùng hạ xuống 3,3 pg. Loại tế bào này là

A Tế bào sinh trứng đang nguyên phân.

B Tế bào sinh tinh đang nguyên phân.

C  Tế bào sinh tinh hay tế bào sinh trứng đang giảm phân.

D Tế bào sinh dưỡng đang nguyên phân.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247