Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh của trường trung học phổ thông Phú Nhuận Hồ Chí Minh lần 1 năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh của trường trung học phổ thông Phú Nhuận Hồ Chí Minh lần...

Câu 4 : Khi nói về chọn lọc tự nhiên, điều nào sau đây không đúng?

A Trong một quần thể, sự chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng của sinh vật

B Cạnh tranh cùng loài là một trong những nhân tố gây ra sự chọn lọc tự nhiên

C Áp lực của chọn lọc tự nhiên càng lớn thì sự hình thành các đặc điểm thích nghi càng chậm

D Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới

Câu 8 : Một thể khảm đa bội xuất hiện trên cây lưỡng bội là do:

A Tế bào sinh dục bị đột biến khi thực hiện giảm phân.

B Một hay một số tế bào sinh dưỡng bị đột biến đa bội.

C Hợp tử bị đột biến đa bội.

D Sự thụ tinh giữa các giao tử bất thường.

Câu 10 : Trong chọn giống thực vật, con người tạo ra giống đồng hợp về tất cả các gen bằng phương pháp :

A Tự thụ phấn

B Lai tế bào sinh dưỡng

C  Tự thụ phấn và lai phân tích

D Nuôi cấy hạt phấn

Câu 11 : Các kỉ trong đại Cổ sinh được xếp theo thứ tự là:

A Xilua – Ôcđôvic – Cambri – Đêvôn – Than đá – Pecmi

B Cambri – Ôcđôvic - Xilua – Đêvôn– Than đá – Pecmi

C Cambri – Ôcđôvic – Đêvôn - Xilua– Than đá – Pecmi

D Ôcđôvic – Cambri – Xilua – Đêvôn – Than đá – Pecmi

Câu 13 : Đột biến sai nghĩa là:

A Trường hợp thay thế 1 cặp nuclêôtit ở mã mở đầu, sau đó nhờ enzim sửa sai vẫn xảy ra quá trình phiên mã.

B Trường hợp thay thế 1 cặp nuclêôtit dẫn đến thay thế 1 axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

C  Trường hợp thay thế 1 cặp nuclêôtit ở mã mở đầu, làm ngưng quá trình tổng hợp prôtêin của gen.

D Trường hợp sau đột biến, tính trạng biểu hiện không theo mong muốn của con người.

Câu 14 : Trong quần xã sinh vật, hiện tượng nào sau đây sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các cá thể khác loài, tăng khả năng sử dụng và khai thác nguồn sống của môi trường?

A Cộng sinh giữa các cá thể

B Phân tầng trong quần xã

C Biến động số lượng của các quần thể 

D Diễn thế sinh thái

Câu 15 : Cấu trúc một đơn phân của ADN (Nucleotit) gồm:

A Axit phôtphoric, đường ribôzơ, 1 bazơnitric

B Đường Đêôxiribô, Axit phôtphoric, Axit amin

C Axit phôtphoric, đường ribôzơ, Ađênin

D Axit phôtphoric, Đường Đêôxiribô, 1 bazơnitric

Câu 17 : Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là:

A Sự phân li độc lập và tổ hợp  tự do của 2 cặp NST đồng dạng.

B Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatit của 1 NST kép xảy ra vào kì trước I giảm phân.

C Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatit của cặp NST tương đồng ở kì trước I giảm phân.

D Sự tiếp hợp theo chiều dọc của 2 crômatit của cặp NST tương đồng ở thể kép khi giảm phân.

Câu 21 : Theo quan niệm hiện đại, quan hệ giữa các nhân tố nào sau đây hình thành đặc điểm thích nghi cho sinh vật?

A Quá trình đột biến, quá trình chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách li.

B Quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách li.

C Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên.

D Quá trình biến dị, quá trình di truyền, quá trình chọn lọc tự nhiên.

Câu 23 : Nội dung nào sau đây sai nếu nói về quan niệm của Dacuyn?

A Chọn lọc tự nhiên là quá trình tạo ra các nòi và thứ mới trong phạm vi một loài

B Chọn lọc tự nhiên là quá trình sống sót của ngững dạng sinh vật thích nghi nhất với môi trường sống

C Chọn lọc tự nhiên là quá trình tích lũy các biến dị có lợi, đào thải biến dị bất lợi đối với sinh vật

D Chọn lọc tự nhiên là động lực thúc đẩy sinh giới tiến hóa

Câu 26 : Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là:

A Không có khả năng sinh sản hữu tính   

B Bộ nhiễm sắc thể tồn tại theo từng cặp tương đồng

C Tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của 2 loài khác nhau

D Hàm lượng ADN trong tế bào sinh dưỡng tăng lên so với dạng lưỡng bội

Câu 27 : Cho biết A-B- : hoa đỏ ; A-bb = aaB- : hoa đỏ nhạt  ; aabb : hoaPhép lai giữa P : AaBb x Aabb cho kết quả phân li kiểu hình ở đời F1 là :

A  4 hoa đỏ nhạt : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng

B 3 hoa đỏ : 3 hoa đỏ nhạt : 1 hoa trắng  

C 9 hoa đỏ : 3 hoa đỏ nhạt : 1 hoa trắng

D 4 hoa đỏ : 3 hoa đỏ nhạt : 1 hoa trắng

Câu 31 : Đặc điểm nổi bật ở đại Trung sinh là:

A Thực vật hạt trần và bò sát chiếm ưu thế 

B Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt kín và thú

C Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt trần và thú

D Hệ thực vật phát triển, hệ động vật ít phát triển

Câu 32 : Về cấu tạo, cả ADN và prôtêin đều có điểm chung là:

A Đều có đơn phân giống nhau và liên kết theo nguyên tắc bổ sung

B Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste

C Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, có tính đa dạng và đặc thù

D Đều có thành phần nguyên tố hóa học giống nhau

Câu 33 : Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là 

A Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học.

B Các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hóa học.

C Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi.

D Chọn lọc tự nhiên không tác động ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hóa hình thành tế bào sơ khai mà chỉ tác động từ khi sinh vật đa bào đầu tiên xuất hiện.

Câu 36 : Một đột biến có hại và chỉ sau một thế hệ đã bị loại ra khỏi quần thể khi nó là:

A Đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể thường   B. 

B Đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X

C Đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường

D Đột biến gen lặn ở tế bào chất

Câu 37 : Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã chủ yếu phản ánh:

A Mức độ quan hệ giữa các loài.

B Dòng năng lượng trong quần xã.

C Sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong quần xã.

D Sự phụ thuộc về nguồn dinh dưỡng giữa các loài.

Câu 38 : Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản?

A Vì làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể.

B  Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.

C Vì tạo ra vô số biến dị tổ hợp.

D Vì tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.

Câu 39 : Trong một hệ sinh thái :

A Năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn.

B Năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó.

C Sự chuyển hóa vật chất diễn ra không theo chu kỳ.

D Sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình.

Câu 40 : Trong các hình thức cách li được trình bày dưới đây, loại cách li nào bao gồm các trường hợp còn lại?

A Cách li sinh thái

B Cách li tập tính

C Cách li cơ học  

D Cách li sinh sản

Câu 42 : Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn không tồn tại được lâu vì:

A Quy luật sinh thái không cho phép    

B Sinh vật luôn đấu tranh sinh tồn với giới vô cơ và giới hữu cơ

C một loài có thể sử dụng nhiều loài khác làm thức ăn, một loài có thể là nguồn thức ăn cho nhiều loài

D hệ sinh thái là một cấu trúc đóng

Câu 45 : Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào có vai trò thúc đẩy sự tiến hóa của cả hai loài?

A Quan hệ ức chế - cảm nhiễm

B Quan hệ kí sinh – vật chủ

C Quan hệ hội sinh

D Quan hệ vật ăn thịt – con mồi

Câu 46 : Trong trường hợp nào sau đây, sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất?

A Kích thước quần thể đạt mức tối đa

B Kích thước quần thể dưới mức tối thiểu

C Các cá thể phân bố một cách ngẫu nhiên

D Các cá thể phân bố theo nhóm

Câu 50 : Theo Đacuyn, các nhân tố nào sau đây và mối quan hệ của nó, là cơ chế hình thành mọi đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống?

A Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên

B Đột biến, giao phối, chọn lọc nhân tạo

C  Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên

D Biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247