Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường THPT Yên Dũng 2 Bắc Giang lần 2 năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường THPT Yên Dũng 2 Bắc Giang lần 2 năm...

Câu 3 : Hiện tượng ở lúa mì hạt đỏ đậm, nhạt khác nhau tuỳ thuộc vào số lượng gen trội có mặt trong trong kiểu gen, số lượng gen trội càng nhiều thì  màu đỏ càng đậm. Hiện tượng này là kết quả của

A Tác động cộng gộp của các gen không alen.

B Tác động của một gen lên nhiều tính trạng.

C Tương tác át chế giữa các gen lặn không alen.

D Tương tác át chế giữa các gen trội không alen.

Câu 5 : Thể lệch bội có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là

A 3n, 4n, 5n và 6n

B 3n + 1 và 3n

C 2n-1 và 2n+ 2

D 2n và 2n-1

Câu 6 : Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng?

A Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.

B Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khácnhau.

C Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.

D Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.

Câu 8 : Cơ chế hình thành thể đột biến NST XXX ở người diễn ra do

A Cặp NST XX không phân li trong nguyên phân

B Đột biến lặp đoạn NST X gây nên.

C Cặp NST XY không phân li trong giảm phân I

D Cặp NST XX không phân li trong giảm phân

Câu 9 : Một loài thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này cho hoa hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

A Quần thể gồm toàn cây hoa hồng

B Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa hồng.

C Quần thể gồm toàn cây hoa đỏ

D Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng.

Câu 10 : Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là

A Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

B Đột biến gen

C Biến dị cá thể

D Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

Câu 14 : Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học?

A Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic.

B Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.

C Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thuỷ).

D Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.

Câu 15 : Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?

A Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.

B Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.

C Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.

D Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái mà không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.

Câu 17 : Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.

B Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

C Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.

D Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.

Câu 18 : Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn?

A Đảo đoạn

B Mất đoạn

C Lặp đoạn

D Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

Câu 19 : Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

B Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.

C Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.

D Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 20 : Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)?

A Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.

B Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.

C Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.

D Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân

Câu 21 : Để phát hiện ra những gen xấu và loại bỏ chúng ra khỏi quần thể, người ta dùng phương pháp nào sau đây?

A Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết. 

B Gây đột biến điểm

C Lai thuận nghịch

D Lai khác loài.

Câu 25 : Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, đặc điểm nào sau đây đúng?

A Những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với những thay đổi của ngoại cảnh đều di truyền được.

B Các quần thể sinh vật trong tự nhiên chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi bất thường.

C Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.

D Sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.

Câu 26 : Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?

A Giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li.

B Đột biến và di - nhập gen

C Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên

D Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên

Câu 29 : Theo quan niệm hiện đại, một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên là

A Tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

B Tạo các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

C Làm thay đổi tần số các alen trong quần thể.

D Quy định chiều hướng tiến hoá.

Câu 33 : Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen quy định. Alen quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen quy định lông xám và alen quy định lông trắng; alen quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen quy định lông trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 75% con lông đen; 24% con lông xám; 1% con lông trắng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A Số con lông đen có kiểu gen đồng hợp tử trong tổng số con lông đen của quần thể chiếm 25%.

B Nếu chỉ cho các con lông đen của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình lông xám thuần chủng chiếm 16%.

C Nếu chỉ cho các con lông xám của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 35 con lông xám : 1 con lông trắng.

D Tổng số con lông đen dị hợp tử và con lông trắng của quần thể chiếm 48%.

Câu 35 : Gen dài 3060A0, tỉ lệ  A=\frac{3}{7} G. Sau đột biến, chiều dài gen không đổi và tỉ lệ \frac{A}{G}≈ 42,18%. Dạng đột biến là

A Thay thế 1 cặp A- T bằng 1 cặp G- X 

B Đảo vị trí của các cặp nucleotit

C Thay thế 3 cặp A- T bằng 3 cặp G- X

D Thay thế 1 cặp G- X bằng 1 cặp A- T

Câu 43 : Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1?

A aaBbDd × AaBbDd và \frac{Ab}{aB}× \frac{ab}{ab}, tần số hoán vị gen bằng 25%.

B AaBbDd × aaBbDD và \frac{AB}{ab}× \frac{ab}{ab}, tần số hoán vị gen bằng 25%

C AabbDd × AABbDd và \frac{Ab}{aB}× \frac{ab}{ab}, tần số hoán vị gen bằng 12,5%.

D aaBbdd × AaBbdd và \frac{AB}{ab}× \frac{Ab}{ab}, tần số hoán vị gen bằng 12,5%.

Câu 47 : Để phân biệt kiểu gen Aaa của 1 cá thể là thể ba nhiễm hay thể tam bội. Người ta dùng phương pháp nào sau đây là không đúng?

A Quan sát tiêu bản tế bào và đếm số lượng NST.

B Quan sát hình thái cơ quan sinh dưỡng, cây tam bội có cơ quan sinh dưỡng to hơn dạng lưỡng bội và tam nhiễm.

C Cho cây đó tự thụ phấn và nghiên cứu sự phân li tính trạng ở thế hệ sau.

D Quan sát hình thái cơ quan sinh sản, vì ở cây tam bội thường không có hạt.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247