Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường THPT Sông Lô năm 2016 lần 2

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường THPT Sông Lô năm 2016 lần 2

Câu 1 : Trong các loại sinh vật sau đây, loại nào không phải là sản phẩm của chuyển ghép gen ?

A Chuột bạch có khối lượng gần gấp đôi so với con chuột bình thường cùng lứa.

B Vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin làm thuốc điều trị bệnh tiểu đường cho người.

C Lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp b - carôten trong hạt.

D Cây dâu tằm có lá to, nhiều lá, lá dày, xanh đậm.

Câu 3 : Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính X?

A Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XX.

B Có hiện di truyền chéo.

C  Tỉ lệ phân tính của tính trạng biểu hiện không giống nhau ở hai giới.

D Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau.

Câu 4 : Theo Đacuyn, loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của (A) theo con đường của (B). (A) và (B) lần lượt là

A Đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự nhiên

B Chọn lọc tự nhiên, cách li sinh sản.

C Chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng.

D Chọn lọc nhân tạo, phân li tính trạng.

Câu 6 : Đặc trưng nào quan trọng nhất đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi?

A Mật độ cá thể của quần thể.

B Sự phân bố cá thể của quần thể.

C Tỉ lệ giới tính

D Tỉ lệ giữa các nhóm tuổi.

Câu 9 : Trong một quần thể tự phối thì thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng

A Tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp.

B Ngày càng phong phú, đa dạng về kiểu gen.

C  Phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

D Ngày càng ổn định về tần số các alen.

Câu 11 : Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.

B Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

C Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.

D Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Câu 12 : Để tạo ra cơ thể mang bộ NST của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính, người ta sử dụng phương pháp

A  Lai tế bào xôma

B Đột biến nhân tạo

C Kĩ thuật di truyền.

D Nhân bản vô tính

Câu 17 : Thỏ Himalaya bình thường có lông trắng, riêng chòm tai, chóp đuôi, đầu bàn chân và mõm màu đen. Nếu cạo ít lông trắng ở lưng rồi chườm nước đá vào đó liên tục thì

A Lông mọc lại đổi màu khác

B Lông mọc lại ở đó có màu trắng.

C  Lông mọc lại ở đó có màu đen

D Lông ở đó không mọc lại nữa.

Câu 18 : Loại đột biến nào sau đây có thể xuất hiện ngay trong đời cá thể?

A Đột biến xoma và đột biến sinh dục

B Đột biến tiền phôi.

C Đột biến xoma và đột biến tiền phôi 

D Đột biến sinh dục và đột biến tiền phôi

Câu 19 : Kĩ thuật di truyền thực hiện ở thực vật thuận lợi hơn ở động vật vì

A Các tế bào xoma ở thực vật có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh.

B Các gen ở thực vật không chứa intron.

C Có nhiều loại thể truyền sẵn sàng cho việc truyền ADN tái tổ hợp vào tế bào thực vật.

D Các tế bào thực vật có nhân lớn hơn.

Câu 21 : Với p, q lần lượt là tần số tương đối của các alen A,a .Phương trình Hacdi - Vanbec có dạng

A  p(A) + q(a) = 1.

B p2.q2 = \left [ \frac{2pq}{2} \right ]^{2}

C p(A) = p2 + 2pq

D p2(AA) + 2pq(Aa) + q2(aa) = 1

Câu 23 : Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ thời gian nào?

A Từ khi con người biết buôn bán, đổi chác.

B Từ khi sinh vật bắt đầu chuyển lên cạn.

C Từ khi con người biết chăn nuôi, trồng trọt.

D Từ khi sự sống xuất hiện.

Câu 24 : Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự gen như sau: A B C D E F . G H I K, sau đột biến thành A B C D G . F E H I K,hậu quả của dạng đột biến này là

A Làm thay đổi nhóm gen liên kết.

B Gây chết hoặc giảm sức sống.

C tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng.

D Ảnh hưởng đến hoạt động của gen.

Câu 28 : Đặc điểm di truyền nào sau đây cho phép ta xác định tính trạng trong một phả hệ không do gen nằm trên NST giới tính Y quy định?

A Chỉ biểu hiện ở giới nam

B Được biểu hiện ở giới nữ .

C Biểu hiện ở cả hai giới nam và nữ

D  Được di truyền thẳng.

Câu 30 : Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

B Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

C Đột biến lệch bội xảy ra ở nhiễm sắc thể thường và ở nhiễm sắc thể giới tính.

D Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li.

Câu 31 : Hội chứng Claiphentơ ở người có thể được phát hiện bằng phương pháp nghiên cứu

A Phả hệ

B Tế bào

C Trẻ đồng sinh

D Di truyền phân tử.

Câu 33 : Nhận định nào sau đây về quá trình hình thành loài là không đúng?

A Con lai tam bội bị bất thụ nhưng nếu chúng ngẫu nhiên có được khả năng sinh sản vô tính thì quần thể cây tam bội cũng là một loài mới.

B Con lai khác loài được đột biến làm nhân đôi toàn bộ số lượng NST (song nhị bội) thì cũng xuất hiện loài mới.

C Hình thành loài bằng cách ly sinh thái thường xảy ra với các loài động vật ít di chuyển.

D Hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý hay xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán chậm.

Câu 35 : Đột biến gen dẫn đến làm thay đổi chức năng của prôtein thì đột biến đó

A Một số có lợi và đa số có hại cho thể đột biến.

B Không có lợi và không có hại cho thể đột biến.

C Có lợi cho thể đột biến.

D Có hại cho thể đột biến.

Câu 36 : Ở động vật, hiện tượng nào sau đây dẫn đến có sự di - nhập gen?

A Sự tạp giao giữa các cá thể trong quần thể.

B Sự phát sinh các đột biến về kiểu gen xuất hiện trong quần thể.

C Sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua giao phối tự do và ngẫu nhiên.

D Sự di cư giữa các cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác.

Câu 38 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên trái đất?

A Sự sống đầu tiên trên trái đất được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ.

B Quá trình hình thành chất sống đầu tiên diễn ra theo con đường hoá học, nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.

C Axit nuclêic đầu tiên được hình thành có lẽ là ARN chứ không phải là ADN vì ARN có thể tự nhân đôi mà không cần enzim.

D Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong nước có thể tạo thành các giọt keo hữu cơ, các giọt keo này có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

Câu 39 : Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?

A Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.

B Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.

C Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.

D Những con cá sống trong một cái hồ.

Câu 40 : Đặc điểm nổi bật của đại trung sinh là

A Thực vật hạt trần và bò sát chiếm ưu thế.

B Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt kín và thú.

C Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt trần và thú.

D Hệ thực vật phát triển, hệ động vật ít phát triển.

Câu 42 : Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là

A Phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.

B Hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.

C Tận dụng nguồn sống thuận lợi

D Giảm cạnh tranh cùng loài.

Câu 45 : Vai trò quan trọng của việc nghiên cứu nhóm tuổi của quần thể là

A Biết được tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.

B Cân đối về tỉ lệ giới tính.

C So sánh về tỉ lệ nhóm tuổi của quần thể này với quần thể khác.

D Giúp bảo vệ và khai thác tài nguyên hợp lí.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247