Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 910 môn Sinh số 12 (có lời giải chi tiết)

Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 910 môn Sinh số 12 (có lời giải chi...

Câu 1 : Loại phân tử nào sau đây không có chứa liên kết hiđrô?

A Prôtêin.         

B  tARN.    

C mARN.                          

D  ADN.

Câu 2 :  Sự kiện nào sau đây thuộc về đại Cổ sinh?

A Xuất hiện thực vật có hoa, phân hóa côn trùng.

B  Thực vật có hạt xuất hiện, phát sinh bò sát.

C  Phát sinh tảo và động vật không xương sống thấp ở biển.

D  Phát sinh thú và chim, phân hóa bò sát cổ.

Câu 3 :  Để giải thích sự hình thành loài hươu cao cổ, quan niệm nào sau đây là phù hợp với học thuyết tiến hóa Đacuyn?

A Đặc điểm cổ dài đã phát sinh ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và được chọn lọc tự nhiên giữ lại.

B Đặc điểm cổ dài được phát sinh dưới tác động của đột biến và được tích lũy dưới tác động của chọn lọc tự nhiên

C Loài hươu cao cổ được hình thành do loài hươu cổ ngắn thường xuyên vươn dài cổ để ăn lá trên cao.

D Loài hươu cao cổ được hình thành từ loài hươu cổ ngắn dưới tác động của các nhân tố tiến hóa và các cơ chế cách ly.

Câu 4 : Đối với loài ngẫu phối, một alen lặn gây hại nằm trên NST thường có thể bị đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể dưới tác động của nhân tố nào sau đây?

A Đột biến gen trội.                      

B  Các yếu tố ngẫu nhiên. 

C Chọn lọc tự nhiên.                   

D Giao phối không ngẫu nhiên.      

Câu 5 : Phát biểu nào sau đây về quá trình hình thành loài là đúng?

A Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường dễ xảy ra giữa các loài có quan hệ xa nhau về nguồn gốc.

B  Hình thành loài bằng con đường sinh thái diễn ra trong những khu phân bố riêng biệt nhau.

C Hình thành loài bằng con đường địa lý chỉ gặp ở những loài có khả năng phát tán mạnh.

D Hình thành loài bằng con đường tập tính chỉ xảy ra ở động vật.

Câu 6 :  Đặc điểm về cấu tạo cơ thể xuất hiện sau cùngchỉ có ở nhánh tiến hóa của loài người mà không có ở nhánh tiến hóa hình thành nên các loài khác là:

A Chi năm ngón, ngón cái đối diện với các ngón khác.

B Dáng đứng thẳng.

C Có lồi cằm.

D Bộ não phát triển.

Câu 7 : Trong nghề nuôi cá, để thu được năng suất tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì biện pháp nào sau đây là phù hợp?

A Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn.

B  Nuôi nhiều loài cá với mật độ cao nhằm tiết kiệm diện tích nuôi trồng.

C Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn.

D Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau.

Câu 8 : Phát biểu nào sau đây đúng về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

A Năng lượng có thể được chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác.

B  Năng lượng được sử dụng liên tục và tạo thành chu trình trong hệ sinh thái.

C Năng lượng được vận chuyển thành dòng trong hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ngày càng ít dần qua các bậc dinh dưỡng.

D Hiệu suất chuyển hóa năng lượng ở chuỗi thức ăn trên cạn cao hơn chuỗi thức ăn dưới nước.

Câu 9 : Quan hệ con mồi – vật ăn thịt và quan hệ vật chủ – vật kí sinh thường có đặc điểm chung là:

A  Mắt xích phía sau có số lượng nhiều hơn mắt xích phía trước. 

B Mắt xích phía sau giết chết mắt xích phía trước để làm thức ăn. 

C Mắt xích phía sau có tổng năng lượng tích lũy lớn hơn mắt xích phía trước. 

D  Mắt xích phía sau có tổng sinh khối nhỏ hơn mắt xích phía trước.

Câu 10 : Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về ổ sinh thái?

A  Các loài cùng sống trong một khu vực thường có ổ sinh thái trùng nhau.

 

B Ổ sinh thái của loài càng rộng thì khả năng thích nghi của loài càng kém.

C  Ổ sinh thái chính là tổ hợp các giới hạn sinh thái của loài về tất cả các nhân tố sinh thái.

D Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì ổ sinh thái của mỗi loài càng bị được mở rộng.

Câu 11 :  Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây là đúng?

A  Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể.

B Quan hệ cạnh tranh chỉ xảy ra khi nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

C Quan hệ cạnh tranh thường dẫn đến sự diệt vong quần thể do làm giảm số lượng cá thể xuống dưới mức tối thiểu.

D Khi số lượng cá thể của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì sự cạnh tranh giữa các cá thể sẽ tăng lên.

Câu 12 : Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể không có ý nghĩa nào sau đây?

A  Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

B  Tăng cường dinh dưỡng và khả năng chống chịu của cá thể.

C Giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống trong môi trường.

D Giúp duy trì mật độ của quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường.

Câu 13 : Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc trưng về thành phần loài của quần xã?

A Trong các quần xã trên cạn, loài ưu thế thường là các loài thực vật có hạt.

B  Loài ưu thế thường có số lượng nhiều và có vai trò khống chế sự phát triển của các loài khác.

C Loài đặc trưng có thể là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.

D Loài chỉ có mặt ở một quần xã nào đó được gọi là loài đặc trưng

Câu 14 :  Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

A Trong diễn thế sinh thái, tương ứng với sự biến đổi của quần xã là hình thành những nhóm loài ưu thế khác nhau.

B Diễn thế thứ sinh luôn xảy ra theo hướng ngược lại với diễn thế nguyên sinh và hình thành những quần xã không ổn định.

C  Những quần xã xuất hiện sau trong diễn thế nguyên sinh thường có độ đa dạng thấp hơn những quần xã xuất hiện trước.

D Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.

Câu 15 : Hệ sinh thái nào sau đây có mức độ khô hạn cao nhất ở vùng ôn đới?

A Thảo nguyên.                                      

B Rừng Địa Trung Hải.

C Hoang mạc.                            

D  Savan.

Câu 16 : Khi nói về các chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A  Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó.

B  Cacbon được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng trong quần xã dưới dạng hợp chất hữu cơ.

C Chỉ có một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.

D  Nguồn cung cấp cacbon trực tiếp cho quần xã sinh vật là từ các nhiên liệu hóa thạch.

Câu 17 :  Phát biểu nào sau đây về các bệnh, tật di truyền là không đúng?

A Các bệnh, tật di truyền có thể phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể.

B Các bệnh, tật di truyền có thể không truyền được qua các thế hệ.

C Sự biểu hiện của các bệnh, tật di truyền không phụ thuộc vào môi trường.

D  Các bệnh, tật di truyền đều có nguyên nhân là sự biến đổi trong bộ máy di truyền.

Câu 18 : Dạng đột biến nào sau đây ít gây hậu quả nghiêm trọng mà lại tạo điều kiện cho đột biến gen tạo thêm các gen mới cho quá trình tiến hóa?

A  Đột biến gen trội thành gen lặn.        

B Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

C  Đột biến gen lặn thành gen trội.     

D  Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 19 : Phát biểu sau đây về quá trình phiên mã là không đúng?

A  ARN polimeraza trượt sau enzim tháo xoắn để tổng hợp mạch ARN mới theo chiều 5’-3’.

B Sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ luôn diễn ra trong tế bào chất, còn ở sinh vật nhân thực có thể diễn ra trong nhân hoặc ngoài nhân.

C  Một số gen ở sinh vật nhân sơ có thể có chung một điểm khởi đầu phiên mã.

D  Quá trình phiên mã giúp tổng hợp nên tất cả các loại ARN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.

Câu 20 : Phát biểu nào sau đây về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ là chính xác?

A  Một mARN có thể được dịch mã thành các chuỗi pôlipeptit có cấu trúc hoàn toàn khác nhau.

B Một gen có thể mã hóa cho nhiều phân tử ARN có cấu trúc hoàn toàn khác nhau.

C Trên một mARN chỉ có thể có một mã mở đầu và một mã kết thúc.

D  Một gen có thể mã hóa cho nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc hoàn toàn khác nhau.

Câu 21 :  Đột biến chuyển đoạn tương hỗ

A  thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến nên có thể được ứng dụng để chuyển gen từ người sang vi khuẩn.

B có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến và làm thay đổi quy luật di truyền chi phối tính trạng.

C xảy ra do sự trao đổi đoạn không cân giữa hai crômatit khác nguồn gốc trong cùng cặp NST kép tương đồng.

D  chỉ làm thay đổi thành phần các gen trong nhóm gen liên kết mà không làm thay đổi hình dạng NST.

Câu 22 : Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A  Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân đột biến.

B Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài.

C Các đột biến gen gây chết vẫn có thể được truyền lại cho đời sau.

D  Đột biến gen trội vẫn có thể không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị đột biến.

Câu 27 : Một kỹ thuật được mô tả ở hình dưới đây: Bằng kỹ thuật này, có thể

A  tạo ra một số lượng lớn các con bò có kiểu gen hoàn toàn giống nhau và giống con mẹ cho phôi.

B  tạo ra một số lượng lớn các con bò đực và cái trong thời gian ngắn.

 

C tạo ra một số lượng lớn các con bò mang các biến dị di truyền khác nhau để cung cấp cho quá trình chọn giống.

D tạo ra một số lượng lớn các con bò có mức phản ứng giống nhau trong một thời gian ngắn.

Câu 43 : Trong quá trình giảm phân của ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb\frac{DE}{de} đều xảy ra hoán vị thì trường hợp nào sau đây không xảy ra?

A 8 loại với tỉ lệ: 2:2:2:2:1:1:1:1.

B 8 loại với tỉ lệ 3:3:3:3:1:1:1:1.

C  4 loại với tỉ lệ 1:1: 1: 1 

D 12 loại với tỉ lệ bằng nhau. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247