Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre lần 2 năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre lần 2 năm 2016

Câu 1 : CHUYÊN BẾN TREƯu thế nổi bật của tạo dòng thuần chủng từ hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh thành dòng đơn bội rồi xử lý bằng cônsixin để lưỡng bội hoá là:

A Tạo ra cây đồng nhất về kiểu gen nên ưu thế cao.

B Tạo ra cây có kiểu gen đồng hợp về nhiều gen quí.

C Tạo ra cây có khả năng kháng bệnh tốt.

D Tạo ra cây có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.

Câu 2 : Trong những điều kiện thích hợp nhất, lợn Ỉ 9 tháng tuổi đạt 50 kg, trong khi đó, lợn Đại Bạch ở 6 tháng tuổi đã đạt 90 kg. Kết quả này nói lên điều gì?

A Kiểu gen đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất của giống.

B Vai trò quan trọng của môi trường trong việc quyết định cân nặng của lợn.

C Vai trò của kĩ thuật nuôi dưỡng trong việc quyết định cân nặng của lợn.

D Tính trạng cân nặng ở lợn Đại Bạch do nhiều gen chi phối hơn ở lợn Ỉ.

Câu 4 :  Trong phép lai phân tích điều nào sau đây là không đúng về quy luật hoán vị gen?

A Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen.

B Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình khác bố mẹ.

C Tần số hoán vị giữa 2 gen không bao giờ vượt quá 50%.

D Hai gen nằm càng gần nhau thì tần số trao đổi chéo càng thấp.

Câu 5 : Các  alen của một gen phải có các đặc tính là

A giống nhau hoàn toàn về cấu trúc và vị trí trên NST.

B khác  lôcut,  có thể khác nhau một hoặc vài cặp nuclêôtit.

C cùng lôcut, có thể khác nhau một hoặc vài cặp nuclêôtit.

D cùng lôcut nhưng cùng quy định một tính trạng.

Câu 6 : Câu nào trong số các câu dưới đây nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN) là đúng với quan điểm của di truyền học hiện đại?  

A CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót của các cá thể có các kiểu gen khác nhau.     

B CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sinh sản của các cá thể khác nhau trong quần thể.  

C CLTN thực chất là sự phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau trong quần thể. 

D CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

Câu 7 : Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng thuyết tiến hoá hiện đại?

A Các cá thể là đơn vị tiến hoá cơ bản

B Loài là đơn vị tiến hoá cơ bản.

C Nếu quần thể không ở trạng thái cân bằng di truyền, tức là nó đang tiến hoá.

D Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, tức là nó đang tiến hoá một cách ổn định.

Câu 11 : Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là

A Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở.

B Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

C Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

D Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.

Câu 16 : Ở một loài có bộ NST 2n = 24. Một thể đột biến mà cơ thể có một số tế bào có 25 NST, một số tế bào có 23 NST, các tế bào còn lại có 24 NST. Đây là dạng đột biến

A Đột biến đa bội lẻ, được phát sinh trong giảm phân tạo giao tử ở bố hoặc mẹ

B Lệch bội, được phát sinh trong quá trình phân bào nguyên phân.

C Đa bội chẵn, được phát sinh trong quá trình phân bào nguyên phân.

D Lệch bội, được phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở bố và mẹ.

Câu 18 : Những sinh vật rộng nhiệt nhất thường phân bố ở đâu?

A Trong tầng nước sâu

B Trên mặt đất vùng ôn đới.

C Trên mặt đất vùng xích đạo.

D Vùng Bắc Cực và Nam Cực.

Câu 21 :  Để kiểm tra khả năng mắc các hội chứng di truyền liên quan đến các đột biến NST ở các bào thai, người ta dùng phương pháp nghiên cứu nào sau đây?

A Phân tích hóa sinh dịch nước ối.

B Nghiên cứu tế bào học.

C Nghiên cứu di truyền phả hệ

D Nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 22 : Hai dạng thể truyền phổ biến và quan trọng được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp là

A Thể thực khuẩn và plasmit.

B Thể thực khuẩn và virut.

C Plasmit và vi khuẩn

D Vi khuẩn và virut

Câu 23 : Quá trình tổng hợp ARN trong nhân tế bào liên hệ trực tiếp đến quá trình nào sau đây?

A Nhân đôi ADN

B Sinh tổng hợp protein trong tế bào chất.

C Sinh sản của tế bào. 

D Dịch mã trong nhân tế bào.

Câu 25 : Xác định chỉ số thông minh theo phương pháp thông thường theo công thức:

A Tổng trung bình của điểm số các bài khảo sát ứng với mỗi lứa tuổi.

B Tổng trung bình các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân với 100

C Tổng trung bình các lời giải được tính thống kê theo tuổi sinh học  chia cho tuổi  khôn và nhân với 100.

D Tổng trung bình các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn  nhân với tổng trung bình các lời giải được thống kê theo tuổi sinh học và nhân với 100.

Câu 27 : Một gen có 2 alen A và a, người ta thấy trong quần thể có 5 kiểu hình và 5 kiểu gen  bình thường khác nhau chứa 2 alen nói trên . Tính trạng do gen này qui định tuân theo qui luật di truyền nào?

A Gen trên NST thường và theo qui luật phân li của Menđen

B Gen trong tế bào chất và di truyền theo dòng mẹ

C Gen trên NST giới tính X không alen tương ứng trên Y và di truyền trội không hoàn toàn.

D Gen trên NST giới tính X không alen tương ứng trên Y và di truyền trội  hoàn toàn.

Câu 30 : Gen đa hiệu là

A Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao, hoạt động tốt.

B Gen tạo ra nhiều loại mARN.

C Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng tới nhiều tính trạng khác nhau.

D Gen mà điều khiển sự hoạt động của nhiều gen khác nhau, tạo ra sản phẩm khác nhau.

Câu 31 : Để có thể tạo ra một cành tứ bội trên cây lưỡng bội, đã xảy ra hiện tượng

A Không phân li của toàn bộ NST 2n trong nguyên phân của tế bào xoma ở đỉnh sinh trưởng của cành cây.

B Không phân li của toàn bộ NST 2n trong giảm phân của tế bào sinh dục tạo giao tử 2n, qua thụ tinh tạo ra thể tứ bội.

C Không phân li của toàn bộ NST 2n trong nguyên phân của tế bào xoma tạo ra tế bào 4n.

D Không phân li của toàn bộ NST 2n trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.  

Câu 32 : Điều nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi – Vanbec?

A Không có chọn lọc tự nhiên, quần thể đủ lớn để ngẫu phối.

B Sức sống và sức sinh sản của các thể đồng hợp, dị hợp là như nhau.

C Không có sự di nhập của các gen lạ vào quần thể.

D Tần số alen của một gen nào đó thay đổi qua các thế hệ

Câu 33 : Mức phản ứng của một kiểu gen được xác định bằng

A Số alen có thể có trong kiểu gen đó

B Số kiểu hình có thể có kiểu gen đó.

C Số kiểu gen có thể biến đổi từ kiểu gen đó

D Số các thể có cùng một kiểu gen đó.

Câu 34 : Khi phát sinh đột biến có lợi làm xuất hiện một đặc điểm thích nghi, ở quần thể nào sau đây sự hình thành quần thể thích nghi là  nhanh hơn cả?

A Quần thể thực vật tự thụ.

B Quần thể thực vật giao phấn

C Quần thể vi khuẩn

D Quần thể động vật.

Câu 35 : Trong sự hình thành chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất không có sự tham gia của nguồn năng lượng nào sau đây?

A Tia tử ngoại, bức xạ nhiệt của mặt trời

B Hoạt động của núi lửa

C Năng lượng sinh học

D Sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ.

Câu 36 : Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là

A Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

B Sự tích luỹ các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

C Sự tích luỹ các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh

D Sự tích luỹ các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động

Câu 38 : Sự biến động số lượng cá thể luôn dẫn tới sự thay đổi về

A Ổ sinh thái của loài

B Giới hạn sinh thái của các cá thể trong quần thể.

C Kích thước của môi trường sống

D Kích thước quần thể. 

Câu 39 : Phát biểu nào sau đây không đúng?

A Đột biến lệch bội là do tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân ly trong phân bào.

B Hiện tượng đa bội phổ biến ở thực vật hơn là ở động vật.

C Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội là do một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân ly trong phân bào.

D Con lai xa thường bất thụ do nguyên nhân là bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài khác nhau về số lượng, hình thái, cấu trúc .

Câu 40 : Thực chất của qui luật phân li độc lập là nói về

A Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ (3:1).

B Sự phân li độc lập của các cặp alen trong quá trình giảm phân.

C Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng.

D Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.

Câu 41 : Nếu ở một cá thể có trình tự sắp xếp các gen trên cặp nhiễm sắc thể này là \frac{ABD}{abd},  khoảng cách A và B = 0,3cM , B và D= 0,2cM. Cho biết hệ số trùng hợp là 0,7. Tính theo lí thuyết tỉ lệ các loại giao tử tạo thành là:

A AbD = aBd =0,021;  aBD = Abd =0,129; ABd= abD = 0,079; ABD = abd =  0,271.

B AbD = aBd =0,129;  aBD = Abd =0,021; ABd= abD = 0,079; ABD = abd =  0,271

C AbD = aBd =0,129;  aBD = Abd =0,021; ABd= abD = 0,271; ABD = abd = 0,079.

D AbD = aBd =0,271;  aBD = Abd =0,129; ABd= abD = 0,079; ABD = abd =  0,129. 

Câu 44 : Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng?

A Cây hạt kín, chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này.

B Được chia thành 2 kỉ, trong đó loài người xuất hiện vào kỉ đệ tứ.

C Phân hoá các lớp Chim, Thú, Côn trùng.

D Ở kỉ đệ tam, bò sát và cây hạt trần phát triển ưu thế.

Câu 46 : Loài nào biến động số lượng theo chu kì ngày đêm?

A Muỗi, ếch nhái.

B Tảo đơn bào ở trong nước

C  Rươi sống ven biển Bắc Bộ. 

D Cá cơm ở biển Peru.

Câu 48 : Khu sinh học có độ đa dạng lớn nhất là

A Đồng rêu đới lạnh.

B Rừng lá rộng ôn đới

C Rừng Taiga

D Rừng mưa nhiệt đới.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247