Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường THPT Trưng Vương Bình Định năm 2016 lần 5

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học của trường THPT Trưng Vương Bình Định năm 2016 lần 5

Câu 1 : Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Khi môi trường thay  đổi theo một hướng xác  định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến  đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.

B  Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

C Chọn lọc tựnhiên thực chất là quá trình phân hoá khảnăng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thểvới các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

D Chọn lọc tự nhiên chỉ  đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy  định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.

Câu 4 : Nhận định nào sau đây đúng?

A  Đột biến gen phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN.

B Tất cả các đột biến thay thế cặp nuclêôtit đều làm thay đổi chức năng của prôtêin.

C Tất cả đột biến gen đều được biểu hiện ra kiểu hình của thể đột biến.

D Tất cả các đột biến thay thế cặp nuclêôtit đều làm thay đổi cấu trúc chuỗi pôlipeptit.

Câu 6 : Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh hội chứng mù đột phát ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A  Một người chỉ bị bệnh khi mang cả ti thể đột biến từ cha và mẹ.

B Chỉ nữ giới (chứ không phải nam giới) mới có thể bị bệnh.

C  Một người sẽ bị bệnh nếu cha mang ti thể đột biến nhưng mẹ khoẻ mạnh.

D   Một người sẽ bị bệnh nếu mẹ mang ti thể đột biến nhưng cha khoẻ mạnh.

Câu 7 : Trong quá trình phiên mã, enzim ARN-poli meraza bám vào:

A Vùng 3’ của mạch mã gốc và di chuyển từ mã mở đầu đến mã kết thúc.

B Vùng điều hoà và di chuyển từ đầu 5’ sang đầu 3’ của mạch mã gốc.

C  Vùng điều hoà và di chuyển từ đầu 3’ sang đầu 5’ của mạch mã gốc.

D Mã mở đầu và di chuyển từ đầu 5’ sang đầu 3’ của mạch mã gốc.

Câu 10 : Ví dụ về cách li sinh sản sau hợp tử là 

A gà và công có tập tính sinh dục khác nhau nên không giao phối với nhau.

B lai giữa ngựa và lừa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

C  hai loài có sinh cảnh khác nhau nên không giao phối được với nhau.

 

D  cấu tạo hoa ngô và hoa lúa khác nhau nên chúng không thụ phấn được cho nhau.

Câu 11 : Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY?

A Thỏ, ruồi giấm, sư tử.                                    

B Gà, bồ câu, bướm.                                  

C Hổ, báo, mèo rừng. 

D  Trâu, bò, hươu.

Câu 12 : Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?

A  Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.

B Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

C Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

D  Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

Câu 13 : Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái?

A  Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.

B Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.

C Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình.

D Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn.

Câu 14 : Chiều dài của NST ở sinh vật nhân thực tăng dần theo các trật tự cấu trúc

A phân tử ADN  đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm)  sợi cơ bản sợi nhiễm sắc  crômatic.

B Crômatitsợi nhiễm sắc  sợi cơ bản  đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm)  phân tử ADN.

C  phân tử ADN sợi cơ bản  đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm)  sợi nhiễm sắc  crômatic

D  phân tử ADN sợi cơ bản sợi nhiễm sắc đơn vị cơ bản  nuclêôxôm.

Câu 15 : Để thu được tổng năng lượng tối đa, trong chăn nuôi người ta thường nuôi những loài: 

A  Sử dụng thức ăn là động vật thứ cấp.

B Sử dụng thức ăn là động vật ăn thịt sơ cấp.         

C Sử dụng thức ăn là thực vật.

D Sử dụng thức ăn là động vật ăn thực vật.

Câu 16 : Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Giải thích nào sau đây không đúng?

A  Nhiệt độ thấp enzim điều hoà tổng hợp mêlanin hoạt động nên các tế bào vùng đầu mút tổng hợp được mêlanin làm lông đen.

B  Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân.

C  Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng.

D Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân.

Câu 17 : Người ta tiến hành cấy truyền phôi bò có kiểu gen Aabb thành 8 phôi và 8 phôi cấy phát triển thành 8 cá thể. Cả 8 cá thể này:

A  có mức phản ứng giống nhau.       

B  có khả năng giao phối với nhau để sinh con.           

C  có giới tính có thể giống hoặc khác nhau.      

D  có kiểu hình hoàn toàn khác nhau.

Câu 21 : Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới?

A Làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

B Góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen, thành phần kiểu gen giữa các quần thể đã biến đổi.

C  Làm suy giảm tính đa dạng di truyền giữa các quần thể đã biến đổi .

D Làm phát sinh alen mới trong quần thể và biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 23 : Khi nói về các bằng chứng tiến hoá, phát biểu nào sau đây là đúng?

A  Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổtiên, mặc dù hiện tại các cơquan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơquan tương tự.

B Các loài  động vật có xương sống có các đặc điểm ởgiai  đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau.

C  Những cơquan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng.

D Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

Câu 26 : Trường hợp nào sau đây có sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất?

A  Quần thể có kích thước tối thiểu.   

B  Quần thể có kích thước tối đa.                             

C Quần thể có kích thước bình thường.      

D  Quần thể phân bố theo nhóm.

Câu 27 : Khi nói về lưới và chuỗi thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng?

A Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

B  Trong một lưới thức ăn, sinh vật sản xuất có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.

 

C  Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắc xích khác nhau.

D Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật.

Câu 29 : Điều nào sau đây không đúng với diễn thế thứ sinh?

A Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

B  Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị tiêu diệt..

C Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị quy thoái.

D Trong điều kiện thuận lợi,diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định

Câu 30 : Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là: 

A  làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.  

B  duy trì mật độ hợp lí của quần thể.

C làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể

D tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.

Câu 33 : Ở một loài thực vật, alen A (quả đỏ) trội hoàn toàn so với alen a (quả vàng).Xét phép lai giữa cây tứ bội có kiểu gen AAaa với cây tứ bội có kiểu gen aaaa được F1. Cho biết các cây tứ bội giảm phân đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ

A 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.         

B 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.    

C 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.                           

D 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.  

Câu 38 : Phép lai nào dưới đây không cho tỷ lệ kiểu hình ở F1 là 1: 2: 1? Biết mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn.

A P.\frac{Ab}{aB} \times \frac{Ab}{aB} hoán vị gen ở cả 2 giới với f = 20%.

B P.\frac{Ab}{aB} \times \frac{Ab}{aB}  hoán vị gen ở một giới với f bất kỳ nhỏ hơn 50%.                      

C P.\frac{Ab}{aB} \times \frac{Ab}{aB}  hoán vị gen ở một giới với f = 20%.              

D  P.\frac{Ab}{aB} \times \frac{Ab}{aB} liên kết gen hoàn toàn ở cả 2 giới.

Câu 41 : Ở một lòai thực vật, cho cây F1 hoa đỏ lai với cây hoa vàng được F2 phân li theo tỉ lệ: 3 cây hoa đỏ:  4 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Sơ đồ lai của F1 là:   

A

B  AaBb x  aabb.             

C   AaBb  x  aaBb.            

D AaBb  x  AABb.

Câu 42 : Cho biết khối lượng từng loại nu của 1 cặp NST (đvị tính: 108 đvc) ghi trong bảng 1. Các cặp NST (I, II, III, IV) trong bảng 2 là kết quả của đột biến từ NST đã cho.Hãy xác định tổ hợp các đột biến nào phù hợp với số liệu trong bảng 2 theo trình tự NST : I – II – III - IV.

A lặp đoạn – ba nhiễm – mất đoạn – đảo đoạn.         

B B. lặp đoạn – mất đoạn – ba nhiễm–đảo đoạn.

C  ba nhiễm– mất đoạn – lặp đoạn – đảo đoạn.          

D mất đoạn – đảo đoạn– ba nhiễm– lặp đoạn.

Câu 43 : Một tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBb giảm phân. Nếu trong lần phân bào I cặp NST mang cặp gen Bb không phân ly, lần phân bào II diễn ra bình thường, cặp Aa phân li bình thường thì có thể tạo ra giao tử có kiểu gen như thế nào?

A  ABb hoặc aBb hoặc A hoặc a .                      

B ABb, aBb, A, a                                                       

C  ABb và aBb.                                        

D Abb hoặc aBB hoặc A hoặc a .

Câu 50 : Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gen ở đời con là 1 : 2 : 1 : 1 : 2 :1 ?  

A AaDb  x  AaDd.        

 

B  AaDd  x  aaDD 

C  Aadd  x AADd.              

D aaDd  x  AaDd.           

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247