Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Vật lý Mạch điện ( Có lời giải chi tiết)

Mạch điện ( Có lời giải chi tiết)

Câu 10 : Biến trở là một linh kiện:

A Dùng để thay đổi vật liệu dây dẫn trong mạch.

B Dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

C Dùng để điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch.

D Dùng để thay đổi khối lượng riêng dây dẫn trong mạch.

Câu 11 : Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ  thay đổi :    

A Tiết diện dây dẫn của biến trở.

B Điện trở suất của chất làm biến trở của dây dẫn .

C Chiều dài dây dẫn của biến trở.

D Nhiệt độ của biến trở.

Câu 13 : Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về mối liên hệ giữa cường độ dòng điện qua một dây dẫn và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó?

A Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

B Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

C Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

D Cường độ dòng điện qua một dây dẫn không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

Câu 14 : Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:

A Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

C Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 15 : Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì   

A Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

C Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm bấy nhiêu lần.

D Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng bấy nhiêu lần.

Câu 16 : Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là

A Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.        

B Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ .

C Một đường cong đi qua gốc tọa độ.          

D Một đường cong không đi qua gốc tọa độ

Câu 17 : Để tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ta tiến hành thí nghiệm  

A Đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau.

B Đo cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với các hiệu điện thế khác nhau đặt vào hai đầu dây dẫn.

C Đo điện trở của dây dẫn với những hiệu điện thế khác nhau.

D Đo điện trở của dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau.

Câu 18 : Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có mối quan hệ:

A Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

B Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

C Chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng.

D Không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

Câu 19 : Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì

A Cường độ dòng điện tăng 2,4 lần.           

B Cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.

C Cường độ dòng điện giảm 1,2 lần.        

D Cường độ dòng điện tăng 1,2 lần.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247