Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 9 10 môn Sinh số 12 (có lời giải chi tiết)

Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 9 10 môn Sinh số 12 (có lời giải...

Câu 1 : Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối có đặc điểm nổi trội là

A  chỉ gồm các dòng thuần chủng khác nhau.

B  tần số alen trội bao giờ cũng bằng tần số alen lặn.

C đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

D tần số kiểu gen đồng hợp bao giờ cũng bằng tần số kiểu gen dị hợp.

Câu 2 : Trong loài người Homo erectus, đặc điểm nào sau đây chỉ có ở người cổ Bắc Kinh (Xinantrop)?

A  Đi thẳng đứng.

B Biết dùng lửa.

C Có lồi cằm

D Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động bằng đá.

Câu 3 : Khi có sự phát tán hoặc di chuyển của một nhóm cá thể đi lập quần thể mới đã tạo ra tần số tương đối của các alen rất khác so với quần thể gốc vì

A nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới chịu sự tác động của những điều kiện tự nhiên rất khác so với của quần thể gốc.

B nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới bị giảm sút về số lượng trong quá trình di cư của chúng.

C nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới bị giảm sút về số lượng vì chưa thích nghi kịp thời với điều kiện sống mới.

D nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới chỉ ngẫu nhiên mang một phần nào đó trong vốn gen của quần thể gốc.

Câu 4 : Phát biểu nào sau đây không đúng về nguồn nguyên liệu tiến hóa?

A Biến dị tổ hợp được tạo ra qua quá trình sinh sản là nguyên liệu thứ cấp.

B Đột biến gen xuất hiện với tần số thấp, là nguyên liệu sơ cấp.

C Nguyên liệu tiến hóa của quần thể có thể được bổ sung bởi sự di chuyển của các cá thể hoặc các giao tử từ các quần thể khác vào.

D  Thường biến không di truyền được nên không có ý nghĩa đối với tiến hóa.

Câu 5 : Trong nông nghiệp có thể sử dụng ong mắt đỏ để diệt trừ sâu hại, sử dụng một số loài kiến để diệt trừ rệp cây. Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của phương pháp trên?

A Không gây hiện tượng nhờn thuốc.

B Không gây ô nhiễm môi trường.

C Có hiệu quả cao, không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu.

D  Không gây ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người.

Câu 6 : Giả sử có một chủng vi khuẩn E.coli đột biến khiến chúng không có khả năng phân giải đường lactôzơ cho quá trình trao đổi chất. Đột biến nào sau đây không phải là nguyên nhân làm xuất hiện chủng vi khuẩn này?

A Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

B Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

C Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.

D Đột biến ở gen cấu trúc Y làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

Câu 7 : Khi nói về chu trình nitơ, khẳng định nào sau đây đúng?        

A Từ xác các sinh vật, vi khuẩn cộng sinh với cây họ đậu và các vi khuẩn chuyển hóa nitơ chuyển thành NO3- và NH4+, cung cấp cho cây.

B Thực vật có thể hấp thu NO3- và NH4+, trong cây các hợp chất này sẽ được sử dụng để tổng hợp axit amin.

C Sấm sét, phân bón có vai trò cung cấp nguồn NO3- trực tiếp cho động vật và thực vật, từ đó tổng hợp ra các phân tử protein.

D  Vi khuẩn nốt sần cộng sinh với cây họ đậu và vi khuẩn phản nitrat hóa có vai trò cố định nitơ không khí, cung cấp nitrat cho thực vật.

 

Câu 8 :  Ở ngô, gen nằm trong tất cả các lạp thể của một tế bào sinh dưỡng bị đột biến. Khi tế bào này nguyên phân bình thường, kết luận nào sau đây là đúng?  

A Tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến nhưng không biểu hiện ra kiểu hình.

B Tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến và biểu hiện ra kiểu hình tạo nên thể khảm.

C Chỉ một số tế bào con mang đột biến và tạo nên trạng thái khảm ở cơ thể mang đột biến.

D Gen đột biến phân bố không đồng đều cho các tế bào con và biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp.

 

Câu 9 : Hiện tượng bất thụ đực xảy ra ở một số loài thực vật, nghĩa là cây không có khả năng tạo được phấn hoa hoặc phấn hoa không có khả năng thụ tinh. Một gen lặn qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất. Nhận xét nào sau đây về dòng ngô bất thụ đực là đúng? 

A Cây ngô bất thụ đực nếu được thụ tinh bởi phấn hoa bình thường thì toàn bộ thế hệ con sẽ không có khả năng tạo ra hạt phấn hữu thụ.

B Cây ngô bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhụy của cây làm bố.

C  Cây ngô bất thụ đực chỉ có thể sinh sản vô tính mà không thể sinh sản hữu tính do không tạo được hạt phấn hữu thụ.

D  Cây ngô bất thụ đực không tạo được hạt phấn hữu thụ nên không có ý nghĩa trong công tác chọn giống cây trồng.

Câu 30 : Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, xét phép lai: P: {{AB} \over {ab}}{{DH} \over {dh}}{X^E}{X^e} \times {{Ab} \over {aB}}{{DH} \over {dh}}{X^E}Y. Tỉ lệ kiểu hình đực mang tất cả các tính trạng trội ở F1 chiếm 8,75%. Cho biết không có đột biến xảy ra, hãy chọn kết luận đúng?

A Theo lí thuyết, ở đời F1 có tối đa 112 kiểu gen.

B Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1 chiếm tỉ lệ 21,25%.

C Trong số các con cái có kiểu hình trội về tất cả các tính trạng ở F1, tỉ lệ cá thể có kiểu gen đồng hợp là 10%.

D Cho con đực P đem lai phân tích, ở Fb thu được các cá thể dị hợp về tất cả các cặp gen là 25%.

 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247