Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 9 10 môn Sinh số 15 (có lời giải chi tiết)

Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 9 10 môn Sinh số 15 (có lời giải...

Câu 1 : Loài ưu thế không có đặc điểm nào sau đây? 

A Có tần suất xuất hiện cao trong quần xã.

B Có vai trò khống chế sự phát triển của các loài khác trong quần xã.

C Có thể đóng vai trò là loài đặc trưng trong quần xã.

D Thường có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn.

Câu 2 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về giao phối không ngẫu nhiên?

A Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tần số alen lặn có hại trong quần thể

B Giao phối không ngẫu nhiên có thể không làm thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể. 

C Giao phối không ngẫu nhiên có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

D Các hiện tượng tự phối, giao phối gần và giao phối có chọn lọc được xếp vào giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 3 : Ở phép lai AA x aa tạo ra một thể đột biến mà trên cơ thể này có một nhóm tế bào có kiểu gen aa, các tế bào còn lại có kiểu gen Aa. Hãy chọn kết luận đúng.

A Đột biến lệch bội được phát sinh trong giảm phân.

B Đột biến gen được phát sinh trong nguyên phân.

C Đột biến lệch bội được phát sinh trong nguyên phân.

D Đột biến gen được phát sinh trong giảm phân.

Câu 4 :  Phát biểu nào sau đây về môi trường và nhân tố sinh thái là không đúng?

A Môi trường cạn là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất.

B Con người cũng được xem là môi trường sống của một số loài sinh vật khác.

C Các nhân tố sinh thái tác động đồng thời và theo kiểu cộng gộp lên sinh vật.

D Sinh vật có thể làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.

Câu 5 : Phát biểu nào sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên?

A Ở quần thể vi khuẩn, chọn lọc chống lại alen trội diễn ra nhanh và triệt để hơn chọn lọc chống alen lặn. 

B  Áp lực của chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào khả năng phát sinh và tích lũy các đột biến của loài. 

C Chọn lọc tự nhiên không thể làm xuất hiện một đặc điểm mới trong quần thể sinh vật

D Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng cá thể mà chỉ tác động lên quần thể vì quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở. (CLTN tác động chủ yếu lên cả cá thể và quần thể)

Câu 6 : Cho biết các gen phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Một cây có kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Khi nói về tỉ lệ các loại kiểu gen, kết luận nào sau đây không đúng?  

A  Số cá thể có kiểu gen đồng hợp về 1 cặp gen có tỉ lệ bằng số cá thể có kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen.

B  Số cá thể có kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen có tỉ lệ bằng số cá thể có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen.

C Số cá thể có kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen có tỉ lệ bằng số cá thể có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen.

D Số cá thể có kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen có tỉ lệ bằng 25% tổng số cá thể được sinh ra.

Câu 7 : Phát biểu nào sau đây về các bằng chứng tiến hóa là đúng? 

A Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng tiến hóa trực tiếp vì có thể nghiên cứu được bằng thực nghiệm.

B Cơ quan tương đồng chỉ phản ánh hướng tiến hóa phân li mà không phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.

C Tất cả các sinh vật từ virut, vi khuẩn đến động vật, thực vật đều cấu tạo từ tế bào nên bằng chứng tế bào học phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.

D  Cơ quan tương tự là loại bằng chứng tiến hóa gián tiếp và không phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.

Câu 8 :  Hoạt động nào sau đây không phải nguyên nhân trực tiếp làm tăng hàm lượng khí \dpi{100} CO_2 hiện nay trong khí quyển?

A Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi.

B Hoạt động sản xuất công nghiệp.

C  Sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải.

D Hiện tượng phun trào của núi lửa.

Câu 9 : Ở một quần thể thú, xét 2 gen, gen 1 có 2 alen, gen 2 có 3 alen. Trường hợp nào sau đây sẽ tạo ra trong quần thể này nhiều loại kiểu gen nhất?

A Hai gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, có hoán vị gen.

B Hai gen cùng nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, có hoán vị gen.

C Hai gen cùng nằm ở vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, có hoán vị gen.

D Gen 1 trên nhiễm sắc thể thường, gen 2 ở vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y.

 

Câu 10 :  Theo lí thuyết, trong các loài sau đây thì loài nào có hiệu suất sinh thái cao nhất?

A Loài thú dữ.     

B Loài thú ăn cỏ. 

C Loài cá ăn thịt.  

D  Loài tôm ăn vi tảo.

Câu 11 :  Cách li sinh sản là các 

A trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai.

B trở ngại ngăn cản sinh vật giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.

C  trở ngại sinh học ngăn cản các loài sinh vật giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.

D  trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.

Câu 12 : Phát biểu nào sau đây về độ đa dạng của quần xã là không đúng?

A Độ đa dạng của quần xã càng cao thì lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp.

B Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, quần xã xuất hiện sau thường có độ đa dạng cao hơn quần xã xuất hiện trước.

C Độ đa dạng trong quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái trong quần xã càng mạnh.

D Độ đa dạng của quần xã càng cao thì số lượng cá thể của quần xã càng giảm.

Câu 13 : Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là

A thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga.

B rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới.

C đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên.

D  rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên. Đồng rêu hàn đới.

Câu 27 : Gen B dài 408nm, có A chiếm 20% bị đột biến điểm thành alen b dài bằng gen B nhưng tăng thêm 1 liên kết hiđrô. Alen b có

A  A = T= 719; G = X = 481.

B A = T= 721; G = X = 479.

C A = T= 481; G = X = 719.

D A = T= 479; G = X = 721.

Câu 39 : Ở một loài động vật, tính trạng màu sắc do 2 cặp gen không alen tương tác quy định, khi có mặt alen A trong kiểu gen luôn quy định lông xám, khi chỉ có mặt alen B quy định lông đen, alen a và b không có khả năng này nên cho lông màu trắng. Tính trạng chiều cao chân do 1 cặp gen D, d trội lặn hoàn toàn quy định. Tiến hành lai 2 cơ thể bố mẹ (P) thuần chủng tương phản các cặp gen thu được F1 toàn lông xám, chân cao. Cho F1 giao phối với cơ thể (I) lông xám, chân cao thu được đời F2 có tỉ lệ kiểu hình: 50% lông xám, chân cao; 25% lông xám, chân thấp; 12,5% lông đen, chân cao; 12,5% lông trắng, chân cao. Khi cho các con lông trắng, chân cao ở F2 giao phối tự do với nhau thu được đời con F3 chỉ có duy nhất một kiểu hình. Biết rằng không có đột biến xảy ra, sức sống các cá thể như nhau. Xét các kết luận sau:(1) Ở thế hệ (P) có thể có 4 phép lai khác nhau (có kể đến vai trò của bố mẹ).(2) Cặp gen quy định chiều cao chân thuộc cùng một nhóm gen liên kết với cặp gen Aa hoặc Bb.(3) Kiểu gen của F1 có thể là: \dpi{100} {{A{\rm{D}}} \over {a{\rm{d}}}}Bb hoặc \dpi{100} {{Ad} \over {aD}}Bb.(4) Kiểu gen của cơ thể (I) chỉ có thể là: \dpi{100} {{A{\rm{D}}} \over {a{\rm{d}}}}bb .(5) Nếu cho F1 lai với con F1, đời con thu được kiểu hình lông xám, chân thấp chiếm 25%.Số kết luận đúng là: 

A 1

B 2

C 3

D 4

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247