Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Vĩnh Viễn năm 2017 ( có lời giải chi tiết)

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Vĩnh Viễn năm 2017 ( có lời giải chi...

Câu 1 : Đặc điểm chung của đột biến gen là:

A Xảy ra đồng loạt và vô hướng.

B Xảy ra đồng loạt và có hướng.

C Xảy ra ngẫu nhiên  và vô hướng

D Xảy ra ngẫu nhiên và có hướng.

Câu 2 :  Tự đa bội là đột biến: 

A Làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội cùng 1 loài và lớn hơn 2n.

B Làm tăng một số nguyên lần bộ NST lưỡng bội của cùng 1 loài và lớn hơn 2n.

C  Làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau và lớn hơn 2n. 

D Làm tăng một số nguyên lần bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau và lớn hơn 2n.

Câu 5 : Vai trò của vùng khởi động (P) trong cấu trúc Operon là nơi: 

A Gắn các enzim tham gia dịch mã.

B ARN polymeraza bám vào khởi đầu phiên mã.

C

Tổng hợp Protein ức chế.

 

D Gắn Protein ức chế ngăn cản sự phiên mã.

Câu 6 : Theo Jacop va Mônô, các thành phần cấu tạo của operon Lac gồm:

A Vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).

B Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O).

C Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P).

D Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).

Câu 8 : Tác nhân hóa học nào sau đây là chất đồng đẳng của timin gây thay thế A-T thành G-X

A Etyl Metal Sunfomat.

B 5 BromUraxin.

C Amino purine.

 

D Metyl Metal Sunfomat.

Câu 10 : Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng:

A Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nucleotit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp.

B Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.

C Khi các bazo nito dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi AND thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nucleotit.

D Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến

Câu 11 : Đột biến gen là:

A Là sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử của NST.

B Là sự biến đổi  kiểu hình thích nghi với môi trường.

C Là sự biến đổi xảy ra trong phân tử AND có liên quan đến 1 hoặc một số cặp NST.

D Là những biến đổi trong cấu trúc của gen có liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit

Câu 12 : Thể đột biến là:

A Cá thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình.

B Cá thể có kiểu hình khác với cá thể khác.

C Cá thể có thể biến đổi kiểu hình trước sự biến đổi của môi trường.

D Cá thể mang đột biến được biểu hiện ra kiểu hình.

Câu 16 : Chuỗi nucleoxom có đường kính :

A 300nm

B 30nm

C 2nm

D 11nm

Câu 17 : Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

A Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.

B Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử

C Thành phần hóa học chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và protein

D Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nucleoxom.

Câu 18 : NST ban đầu có trình tự các gen là:MNRQP*OS. Sau đột biến có trình tự MNO*PQRS. Đột biến thuộc dạng:

A Đảo đoạn PQR*SO

B Chuyển đoạn RQP*O

C Đảo đoạn RQP*O

D Chuyển đoạn QP*Q

Câu 19 : Ở sinh vật nhân thực, các vùng đầu mút của NST là các trình tự nucleotit đặc biệt, các trình tự này có vai trò:

A Mã hóa cho các loại protein quan trọng trong tế bào.

B Bảo vệ các nhiễm sắc thể, làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.

C Là điểm khởi đầu cho quá trình nhân đôi phân tử AND

D Giúp các nhiễm sắc thể liên kết với thoi phân bào trong quá trình nguyên phân

Câu 20 : Protein ức chế được tổng hợp khi môi trường :

A Không có lactozo

B Có hay không có lactozo

C Có ARN Polymeraza

D Có lactozo

Câu 21 : Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thế không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên ,một nhiễm sắc thể là :

A Đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng 1 NST

B Mất đoạn và đảo đoạn

C Lặp đoạn và chuyển đoạn trên cùng 1 NST

D Mất đoạn và lặp đoạn

Câu 23 : Khi nói về quá trình nhân đôi AND , phát biểu nào sau đây là sai ?

A Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của AND tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y

B Quá trình nhân đôi AND diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn

C Enzim AND polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ – 5’

D Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh

Câu 24 : Mã di truyền có tính thoái hóa nghĩa là :

A Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa 1 axit amin

B Một bộ ba mã hóa 1 axit amin

C Một bộ ba có thể mã hóa nhiều axit amin

D Các bộ ba không mã hóa axit amin

Câu 25 : Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực

A Cần môi trường nội bào cung cấp các nucleotit A,T,G,X

B Chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chất

C Cần có sự tham gia của enzim ligaza

D Chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen

Câu 27 : Khi nói về mã di truyền , phát biểu nào sau đây là đúng ?

A Ở sinh vật nhân thực, codon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin metionin

B Codon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã

C Với 3 loại nucleotit A,U,G có thể tạo ra 24 loại codon mã hóa các axit amin

D Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi codon có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin

Câu 30 : Trong quá trình tự nhân đôi AND, các đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều :

A 3’ đến 5’ cùng chiều tháo xoắn ADN

B 3’ đến 5’ ngược chiều tháo xoắn ADN

C 5’ đến 3’ cùng chiều tháo xoắn ADN

D 5’ đến 3’ ngược chiều tháo xoắn AND

Câu 31 : Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A Trong phiên mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mạch mã gốc ở vùng mã hóa của gen

B Trong tái bản AND, sự kết cặp của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn

C Sự nhân đôi AND xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử AND tạo ra nhiều đơn vị tái bản

D Trong dịch mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên phân tử mARN

Câu 33 : Trong mạch polynucleotit , các nucleotit nối với nhau bằng :

A Liên kết peptit

B Liên kết cộng hóa trị D-P

C Liên kết hidro

D Liên kết Ion

Câu 37 : 1 gen dài 5100A0 và có 3900 liên kết hidro. Tính số lượng từng loại nucleotit của gen ?

A A= T = 900 ; G=X = 600

B A= T = 800 ; G=X = 700

C A= T = 600 ; G=X = 900

D A= T = 700 ; G=X = 800

Câu 38 : Yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của mỗi loại AND là : 

A Hàm lượng ADN trong nhân tế bào

B Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit trên ADN

C Tỉ lệ A+T / G+X

D Thành phần các bộ ba trên AND

Câu 39 : Nhóm gen cấu trúc chỉ hoạt động khi :

A Không có chất cảm ứng

B Protein ức chế gắn vào vùng vận hành

C Có chất cảm ứng gắn vào vùng khởi động

D Có chất cảm ứng làm bất hoạt protein ức chế

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247