Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Hàn Thuyên năm 2017 ( Có lời giải chi tiết)

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Hàn Thuyên năm 2017 ( Có lời giải chi...

Câu 2 : Nguyên nhân tế bào học gây ra liên kết gen là:

A

Các alen cùng ở cặp NST tương đồng.

B

Các tính trạng luôn biểu hiện cùng nhau.

C

Các gen không alen cùng ở 1 NST.

D Các gen không phân lí độc lập nhưng tổ hợp tự do.

Câu 4 : Ở phép lai ♀ AaBb x ♂ AaBb, đời con đã phát sinh một cây tứ bội có kiểu gen AAAaBbbb. Đột biến được phát sinh ở:

A

Lần giảm phân 1 của giới này và lần giảm phân 2 của giới kia.

B

Lần giảm phân 1 của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn.

C

Lần giảm phân 2 của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn.

D Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử

Câu 6 : Tính thoái hóa của mã di truyền biểu hiện ở

A

Một bộ ba chỉ mã hóa một loại axit amin.

B

Một loại axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.

C

Mọi loài sinh vật đều dùng chung một bộ mã.

D Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau.

Câu 8 : Không thuộc thành phần  Opêrôn, nhưng có vai trò quyết định hoạt động của Opêrôn là:

A Vùng khởi động

B Gen cấu trúc

C Gen điều hòa.

D Vùng vận hành.

Câu 11 : Thế nào là gen đa hiệu?

A

Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác.

B

Gen tạo ra nhiều loại mARN.

C

Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.

D Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao.

Câu 12 : Lai phân tích cây cao, quả tròn (CcTt) với cây thân thấp, quả dài (cctt) được F1: 1 cao, tròn + 4 cao, dài + 4 thấp, tròn + 1thấp, dài. Kết quả này chứng tỏ các cặp gen tương ứng: 

A

Có hoán vị và P dị hợp đều.

B

Liên kết gen hoàn toàn với nhau.

C

Có hoán vị và P dị hợp lệch.

D

Phân li độc lập với nhau.

 

Câu 15 : Theo mô hình ôpêrôn Lac ở E.coli, thì khi nào gen điều hòa hoạt động?

A

Khi môi trường có lactôzơ.

B

Lúc môi trường không có lactôzơ.

C

Lúc môi trường có nhiêu lactôzơ.

D Khi có hay không có đường lactôzơ.

Câu 16 : Mã di truyền là:

A Toàn bộ các nuclêôtít và các axit amin ở tế bào.

B Thành phần các axit amin quy định tính trạng.

C Trình tự các nuclêôtít ở các axit nuclêic mã hóa axit amin.

D

Số lượng nuclêôtít ở các axit nuclêic mã hóa axit amin.

Câu 17 : Đột biến gen thường có hại và tần số rất thấp nhưng lại là nguồn nguyên liệu quan trọng cho tiến hóa vì:

A Giá trị đột biến thay đổi tùy môi trường,

B Tần số đột biến tăng dần theo thời gian

C  Tất cả đều đúng.

D

Tổng  tần số các giao tử đột biến là khá lớn.

Câu 18 : Trong tế bào sống, sự phiên mã diễn ra ở

A Trên crômatit

B Lưới nội chất

C Ribôxôm

D Dịch nhân

Câu 19 : Số bộ ba mã hóa có Guanin (G) là:

A 37

B 32

C 27

D 16

Câu 22 : Trong nghiên cứu, Menđen không sử dụng phương pháp:

A Lai kiểm chứng.

B Tạo và lai dòng thuần chủng.

C  Áp dụng xác suất thống kê.

D

Lai thuận nghịch

Câu 25 : Nếu mã gốc có đoạn: TAX  ATG  GGX  GXT  AAA... thì mARN tương ứng là:

A ATG TAX XXG XGA TTT

B ATG TAX GGX GXT AAA

C  AUG UAX XXG XGA UUU

D UAX AUG GGX GXU AAA

Câu 26 : Lai phân tích là phương pháp:

A Tạp giao các cặp bố, mẹ.

B Lai cơ thể có kiểu gen bất kì với thể đồng hợp lặn.

C Lai cơ thể cό kiểu gen chưa biết với đồng hợp lặn.

D

Lai cơ thể có kiểu hình trội với cơ thể đồng hợp lặn.

Câu 27 : Operator (viết tắt: O) là:

A Cụm gen cấu trúc liên quan về chức năng.

B Vùng vận hành có thể liên kết prôtêin ức chế.

C Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã.

D

Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế.

Câu 28 : Cách thí nghiệm của Moocgan về hoán vị gen khác với cách thí nghiệm liên kết gen ở điểm chính là:

A Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F2 .

B Dùng lai phân tích thay cho F1 tự phối.

C Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ P.

D

Đảo cặp bô mẹ ở thê hệ F1.

Câu 29 : Dạng đột biến thường có lợi cho sự tồn tại và tiến hóa của loài là:

A Lặp đoạn và đảo đoạn

B Đảo đoạn và chuyển đoạn

C Mất đoạn và lặp đoạn 

D Chuyển đoạn và mất đoạn

Câu 32 : NST ban đầu gồm các đoạn 1234 o 56 đột biến thành 1235 o 46 (o là tâm động). Đó là đột biên loại:

A Chuyển đoạn NST

B Đảo vị trí nuclêôtít.

C Biến dị tổ hợp.

D Đảo đoạn NST.

Câu 33 : Lúa mì hạt màu đỏ tự thụ phấn cho F1 phân tính gồm 149 đỏ + 10 trắng. Quy luật chi phối sự di truyên có thể là:

A Tương tác bổ sung. 

B Tương tác cộng gộp.

C Phân li Menđen.  

D Tương tác át chế.

Câu 38 : Điều hòa hoạt động của gen ở cấp độ sau dịch mã là:

A Loại bỏ prôtêin chưa cần

B Điều khiển lượng mARN được tạo ra

C Ổn định số lượng gen trong hệ gen

D

Điều hòa thời gian tồn tại của mARN

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247