Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Trần Hưng Đạo năm 2017 lần 1 ( Có lời giải chi tiết)

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học trường THPT Trần Hưng Đạo năm 2017 lần 1 ( Có...

Câu 1 : Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở lúa Đại mạch thuộc dạng:

A Mất đoạn nhiễm sắc thể. 

B Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

C Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

D Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 2 : Một đoạn gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ có trình tự các nuclêôtit như sau:       Mạch 1:        5´...TAXTTAGGGGTAXXAXATTTG...3´       Mạch 2:        3´...ATGAATXXXXATGGTGTAAAX...5´       Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A Mạch mang mã gốc là mạch 2; số axit amin được dịch mã là 4.

B Mạch mang mã gốc là mạch 1; số axit amin được dịch mã là 5.

C Mạch mang mã gốc là mạch 1; số axit amin được dịch mã là 4.

D Mạch mang mã gốc là mạch 1; số axit amin được dịch mã là 7.

Câu 3 : Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau ABCDEFGŸHI và abcdefgŸhi. Do rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo ra một giao tử có nhiễm sắc thể trên với trình tự sắp xếp các gen là ABCdefFGŸHI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra hiện tượng:

A Trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST không tương đồng.

B Nối đoạn NST bị đứt vào NST tương đồng.

C Nối đoạn NST bị đứt vào NST không tương đồng.

D Trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST tương đồng.

Câu 4 : tARN có bộ ba đối mã 5'..AUX..3' thì trên mạch bổ sung của gen tương ứng là các nuclêotit

A 3'..XTA..5'.    

B  5'..TAG..3'.  

C 5'..ATX.3'.      

D 5'..GAT..3'.

Câu 9 : Mức xoắn 1 của NST là

A sợi cơ bản, đường kính 11nm.

B crômatic, đường kính 700nm.

C sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm.  

D siêu xoắn, đường kính 300nm.

Câu 10 : Trong Opêron Lac không có thành phần nào sau đây :

A  Promoter    

B Operator   

C Các gen cấu trúc. 

D Gen điều hòa R

Câu 14 : Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành (operator) là

A Trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

B Vùng khi họat động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào hình thành nên tính trạng.

C Vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức  chế quá trình phiên mã.

D Nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin.

Câu 18 : Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn nào.

A  Phiên mã và hoạt hóa axit amin.

B Hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuổi polipeptit.

C Tổng hợp chuổi polipeptit và loại bỏ axit amin mở đầu.

D Phiên mã và tổng hợp chuổi polipeptit.

Câu 20 : Nhận định nào sau đây không đúng khi phát biểu về đột biến gen?

A Đột biến gen khi phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế tự nhân đôi của ADN.

B Đột biến gen có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

C Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trên phân tử ADN.

D Đột biến gen khi phát sinh đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình của cá thể.

Câu 21 : Đột biến ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được :

A Đột biến ở mã mở đầu.     

B Đột biến ở mã kết thúc.

C Đột biến ở bộ ba ở giữa gen.   

D Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc.

Câu 23 : Một gen có tổng số 2 loại nu bằng 30% và tổng số liên kết hóa trị giữa các nu là 1198. Phân tử mARN do gen đó tổng hợp có 210U và 120G.Kết luận nào dưới đây đúng ?

A Tổng số A và T của gen là 360.        

B Gen này có A=T=210.

C Tổng số A và T là 840.    

D Tổng số G và X của gen là 420.

Câu 24 : Cho đoạn mạch gốc của gen là : 3’ AGX TTA GXA 5’, đoạn mARN tương ứng do gen       này tổng hợp là:

A  5’UXG AAU XGU 3’.      

B 5’ TXG AAT  XGT 3’.

C  5’AGX UUA GXA 3’.  

D 3’ AGX UUA GXA 5’.

Câu 25 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai.

A  Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.

B Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.

C Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

D Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.

Câu 26 : Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.

A 5’UAG3’.   

B  5’UGG3’.  

C  5’UAX3’. 

D 5’UGX3’.

Câu 28 : Nguyên tắc bán bảo tồn  được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là:

A Trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là từ ADN mẹ và một mạch mới tổng hợp.

B Trong mỗi phân tử ADN con thì có sự xen kẽ giữa các đoạn của ADN mẹ với các đoạn mới tổng hợp.

C Trong mỗi phân tử ADN con thì một nửa phân tử ADN mẹ nối với một nửa phân tử ADN mới tổng hợp.

D Trong 2 phân tử ADN con thì một phân tử là từ ADN mẹ và một phân tử mới tổng hợp.

Câu 31 : Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là:

A Mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

B Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

C Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

D Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

Câu 35 : Loại đột biến gen nào xảy ra không  làm thay đổi số liên kết hidrô của gen : 

A Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X.  

B Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T – A.

C  Mất 1 cặp nuclêôtit.        

D Thêm 1 cặp nuclêôtit.

Câu 37 : Sự rối loạn phân li của cặp NST 13 trong quá trình giảm phân I của một tế bào sinh trứng sẽ dẫn đến sự xuất hiện:

A Một trứng bình thường và một trứng bị đột biến.

B Một trứng thừa 1 NST 13, một trứng bị thiếu NST 13.

C Một trứng bị đột biến thừa hoặc thiếu 1 NST 13.

D  Một trứng bị đột biến thừa và thiếu 1 NST 13.

Câu 39 : Quá trình tổng hợp ARN dựa vào khuôn mẫu của ADN được gọi là:

A Quá trình giải mã.    

B Quá trình dịch mã.

C Quá trình tái bản.

D Quá trình phiên mã.

Câu 40 : Điều hòa hoạt dộng của gen chính là :

A Điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.

B  Điều hòa lượng  mARN của gen được tạo ra.

C Điều hòa lượng  tARN của gen được tạo ra.

D Điều hòa lượng  rARN của gen được tạo ra.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247