Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử năm 2017 Đề số 14 ( )

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử năm 2017 Đề số 14 ( )

Câu 1 : Những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) có tác động như thế nào đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A Tạo nên khuôn khổ của trật tự thế giới mới

B Đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực-hai phe.

C Hình thành trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối

D Dẫn đến sự đối lập về mục tiêu giữa Liên Xô và Mĩ

Câu 2 : Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Ianta (2-1945) tạo điều kiện cho các nước tư bản phương Tây trở lại xâm lược các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A Các nước phương Tây được phép chiếm đóng các nước còn lại ở châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á).

B Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây

C Tương lai chính trị của các nước còn lại ở châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) do các nước tư bản phương Tây quyết định.

D Các nước phương Tây có nhiệm vụ giúp đỡ các nước còn lại ở châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Câu 3 : Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là

A chậm sửa đổi trước những biến động của tình hình thế giới

B xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn và chưa phù hợp

C hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước

D sự tha hoá về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số nhà lãnh đạo

Câu 4 : Quyền lợi và địa vị pháp lí mà Liên bang Nga được kế thừa từ sau khi Liên Xô tan rã là gì?

A Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mĩ

B Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

C Tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về kinh tế với Mĩ

D Giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 5 : Đâu là đặc điểm nổi bật trong mối quan hệ giữa tổ chức ASEAN với ba nước Đông Dương từ năm 1967 đến năm 1975?

A . Đối đầu căng thẳng

B Chuyển từ đối đầu sang đối thoại

C Hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học

D Giúp đỡ nhân dân Đông Dương chống Mĩ

Câu 6 : Ý nghĩa quốc tế của sự kiện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời

A xóa bỏ tàn dư phong kiến 

B đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập tự do

C chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc

D tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới

Câu 7 : Sự kiện có ý nghĩa ghi nhận chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi chính thức bị xóa bỏ là

A tháng 3-1990, nước cộng hòa Namibia tuyên bố độc lập.

B năm 1993, Hiến pháp Nam Phi được thông qua

C  tháng 2-1990, chính quyền Nam Phi đã từ bỏ chính sách phân biệt chủng tộc

D tháng 4-1994, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống đầu tiên của Nam Phi

Câu 8 : Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc

B Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển

C Thắng lợi của phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai

D Sự suy yếu của các nước đế quốc, thực dân phương Tây

Câu 9 : Sự khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bắt đầu từ

A đầu những năm 90 của thế kỉ XX

B nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX

C sau Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali

D khi “vấn đề Campuchia” được giải quyết

Câu 10 : Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức nhằm hợp tác, liên minh giữa các nước thành viên trên các lĩnh vực

A kinh tế, đối nội, đối ngoại, văn hóa và quân sự

B tiền tệ, chính trị, đối ngoại, khoa học và kĩ thuật

C kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung

D tiền tệ, văn hóa, chính trị, đối ngoại và an ninh chung

Câu 11 : Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết khu vực vì

A muốn xây dựng mô hình nhà nước tư bản mang màu sắc của các nước Tây Âu

B kinh tế đã phục hồi, muốn thoát khỏi sự khống chế, ảnh hưởng của Mĩ

C muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế của Tây Âu

D bị cạnh tranh quyết liệt bởi kinh tế Mĩ và Nhật Bản

Câu 12 : Sự kiện 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí kết định ước Henxinki (1975) có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A Tình trạng đối đầu giữa phe TBCN và XHCN ngày càng phát triển

B Mĩ đoàn kết với các nước phương Tây để chống lại các nước XHCN

C Mở ra chiều hướng và điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp.

D Đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối TBCN và XHCN ở châu Âu.

Câu 14 : Điểm khác nhau căn bản trong hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là

A tập trung phát triển lực lượng cách mạng

B tổ chức cho quần chúng đấu tranh vũ trang

C xây dựng hệ thống chính quyền cách mạng

D chú trọng tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc

Câu 15 : Đâu là một đặc điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp công nhân thế giới?

A . Kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc

B Bị ba tầng áp bức của đế quốc, phong kiến, tư sản dân tộc

C Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân

D Có ý thức tổ chức và tinh thần kỷ luật cao

Câu 16 : Nguyên nhân quan trọng nhất làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là

A từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bắt đầu khủng hoảng suy thoái

B mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến trở nên gay gắt

C sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít đe dọa hòa bình, an ninh thế giới

D Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng

Câu 17 : Nguyễn Ái Quốc tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản (12-1920) vì đây là tổ chức

A  bênh vực quyền lợi của các dân tộc bị áp bức

B  bênh vực quyền lợi của các dân tộc bị áp bức.

B. lãnh đạo phong trào cách mạng toàn thế giới

C  bênh vực quyền lợi của các dân tộc bị áp bức.

B. lãnh đạo phong trào cách mạng toàn thế giới.

C. tạo điều kiện cho Nguyễn Ái Quốc hoạt động

D đề ra chủ trương phù hợp với cách mạng Việt Nam

Câu 18 : Hoạt động nổi bật nhất của tầng lớp tiểu tư sản trí thức trong phong trào yêu nước dân chủ công khai giai đoạn 1919-1925 là

A xuất bản một số tờ báo tiến bộ

B thành lập một số nhà xuất bản tiến bộ

C thành lập một số tổ chức chính trị với nhiều hoạt động phong phú

D đấu tranh đòi thả tự do cho Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh

Câu 19 : Năm 1930, nền kinh tế Việt Nam có đặc điểm gì?

A Phục hồi, phát triển

B Suy thoái, khủng hoảng

C Phát triển không ổn định

D Phát triển xen kẽ khủng hoảng

Câu 20 : Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương làquyết định của Hội nghị lần thứ nhất

A Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

B Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

C Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.

D Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương

Câu 21 : Điểm mới của Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là gì?

A Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc

B Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến

C Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức

D Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương

Câu 22 : Sự phát triển lực lượng chính trị cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì 1939-1945 có đặc điểm gì?

A Từ đồng bằng phát triển lên vùng trung du

B Từ thành thị lan tỏa về nông thôn

C Từ miền núi phát triển xuống miền xuôi

D Từ miền xuôi phát triển lên miền ngược

Câu 23 : Tính chất điển hình của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam cuộc cách mạng

A vô sản

B giải phóng dân tộc

C dân chủ tư sản kiểu mới

D dân tộc, dân chủ nhân dân

Câu 25 : Sự kiện nào dưới đây đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam chấm dứt hoàn toàn?

A Ta đã giành được chính quyền ở Huế (23-8-1945).

B Hà Tiên và Đồng Nai thượng giành được chính quyền

C Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị (30-8-1945)

D Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập (2-9-1945).

Câu 26 : Đâu không phải là quyết định của Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4-1945)?

A Phát triển chiến tranh du kích

B Thống nhất các lực lượng vũ trang

C Mở trường đào tạo cấp tốc cán bộ

D Thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam

Câu 27 : Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra biện pháp lâu dài nào để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách Nhà nước?

A Phát hành tiền Đông Dương

B Phát hành tiền giấy Việt Nam

C Kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân

D Tiêu tiền Quan kim, Quốc tệ của Trung Hoa Dân quốc

Câu 28 : Nội dung chính của kế hoạch Nava là

A tập trung xây dựng lực lượng quân cơ động mạnh

B tập trung tiến hành tiến công và bình định

C dựa vào sự viện trợ kinh tế và quân sự của Mĩ

D thực hiện phòng ngự tích cực

Câu 29 : Chính phủ Việt Nam đã đề ra biện pháp cấp thời nào để giải quyết nạn đói trước mắt sau Cách mạng tháng Tám 1945?

A Tăng gia sản xuất

B Không bỏ hoang ruộng đất

C Quyên góp, lập “hũ gạo cứu đói”.

D Bãi bỏ các thuế vô lí, giảm tô, giảm tức

Câu 30 : Ngày 23-12-1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương nhằm mục đích

A hoàn toàn thay thế Pháp ở Đông Dương

B giúp đỡ Pháp trụ vững ở Đông Dương

C từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

D viện trợ quân sự cho Pháp và tay sai.

Câu 31 : Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam thành công, những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam?

A Trung Hoa Dân quốc

B Đế quốc Mĩ và đế quốc Anh

C Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ 

D Đế quốc Anh và thực dân Pháp 

Câu 32 : Đâu không phải là hiệu quả của cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 của ta?

A Khoét sâu giữa mâu thuẫn tập trung và phân tán

B Buộc Pháp phải đầu hàng, kết thúc chiến tranh

C Làm cho kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản

D Buộc Nava phải điều chỉnh kế hoạch, chọn Điện Biên Phủ làm khâu chính

Câu 33 : Nét độc đáo của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975 là

A . tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

B tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam

C tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau

D dũng cảm phát động cuộc chiến tranh nhân dân

Câu 34 : Ý nào dưới đây không phải là âm mưu của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?

A Cứu nguy cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam

B Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân ta

C Phá tiềm lực kinh tế và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

D Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ Bắc vào Nam

Câu 35 : Điểm khác biệt trong đấu tranh ngoại giao của ta ở giai đoạn 1969-1973 so với giai đoạn 1965-1968 là từng bước đàm phán và

A buộc Mĩ rút hết quân về nước.

B buộc Mĩ phá bỏ các căn cứ quân sự.

C buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari

D buộc Mĩ ngừng ném bom phá hoại miền Bắc

Câu 36 : So với kế hoạch Rơve, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi đã

A giúp Pháp giành thắng lợi lớn trên chiến trường

B giúp Pháp bước đầu giành lại thế chủ động trên chiến trường

C tăng cường hơn nữa hệ thống phòng ngự của Pháp trên đường số 4

D đưa cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương lên quy mô lớn

Câu 37 : Nội dung nào không thuộc Nghị quyết của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI?

A Quyết định đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

B Bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của nước Việt Nam thống nhất

C Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất

D Nhất trí hoàn toàn các chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Câu 40 : Ý nào sau đây là hạn chế về kinh tế - xã hội của công cuộc đổi mới (từ năm 1986)?

A Kinh tế còn mất cân đối, lạm phát cao

B Kinh tế còn mất cân đối, lao động thiếu việc làm tăng

C Kinh tế còn mất cân đối, một số lĩnh vực văn hóa xuống cấp.

D Kinh tế còn mất cân đối, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247