Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Phan Bội ChâuBình Định năm 2017 ( có lời giải chi tết)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Phan Bội ChâuBình Định năm 2017 ( có lời giải...

Câu 1 : Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ2 cođon  nào sau đây :  

A 3’AUG5’, 3’UUG5’ 

B 3’AUG5’, 3’UGG5’

C 3’GUA5’, 5’UGG3’

D 5’UXA3’, 5’UAG3’

Câu 2 : Chức năng nào sau đây không phải chức năng của ADN

A Lưu trữ và truyền đạt  thông tin di truyền. 

B Trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã.

C Nhân đôi để duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ  

D Có vai trò quan trọng trong tiến hóa phân tử.

Câu 3 : Dạng đột biến nào sau đây chắc chắn làm giảm số lượng gen trên 1 NST :

A Mất đoạn.  

B Lặp đoạn. 

C Đảo đoạn.  

D Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.   

Câu 4 : Nguyên nhân dẫn tới sự tổng hợp gián đoạn trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN:

A Trình tự nuclêôtit trên hai mạch đơn là khác nhau, do vậy sự tổng hợp phải xảy ra theo hai chiều ngược nhau mới đảm bảo sự sao chép chính xác.

B Trên một chạc tái bản, quá trình bẻ gãy các liên kết hiđro chỉ theo một hướng, hai mạch đơn của khuôn ADN ngược chiều và sự tổng hợp mạch mới luôn theo chiều 5’- 3’.

C Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn luôn được đảm bảo trong trong quá trình nhân đôi, do vậy trên hai mạch khuôn có sự khác nhau về cách thức tổng hợp mạch mới, một mạch tổng hợp gián đoạn, mạch kia tổng hợp liên tục.

D Nguyên tắc bổ sung khiến cho đoạn mạch đơn mới tổng hợp có trình tự đúng và chính xác và được đảm bảo về hai phía ngược nhau.

Câu 7 : Nói về sự trao đổi chéo giữa các NST trong giảm phân ,nội dung nào sau đây dúng ?

A Trên cặp NST tương đồng hiện tượng trao đổi chéo luôn luôn xảy ra

B Hiện tượng trao dổi chéo xảy ra trong giảm phân dã phân bố lại vị trí các gen trong bộ NST

C Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra giữa các crômatit khác nhau của các cặp NST tương đồng ở Kì đầu của quá trình giảm phân I

D Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra giữa các cặp NST tương dồng khác nhau ở kì đầu của quá trình giảm phân

Câu 9 : Vốn gen của quần thể là:

A  Là tần số các alen của quần thể ở một thời điểm xác định

B Là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định.

C Là thành phần kiểu gen của quần thể ở một thời điểm xác định

D Là thành phần kiểu gen của quần thể và tần số các alen của quần thể ở một thời điểm xác định

Câu 10 : Xét một kiểu gen Aa ở một quần thể tự thụ phấn , ở thế hệ thứ 3, tần số của các kiểu gen đồng hợp và dị hợp là  

A Aa=0,5, AA= aa=0,25      

B Aa=0,8, AA=aa= 0,1

C Aa=aa=0,4375 , AA= 0,125 

D Aa=0,125, AA=aa= 0,4375

Câu 11 : Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để tạo sinh vật biến đổi gen

A Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen 

B Làm biến dổi một gen sẵn có trong hệ gen

C Loại bỏ hay làm bất hoạt một gen trong hệ gen 

D Nuôi cấy hạt phấn

Câu 12 : Hình thành loài mới bằng con đường  lai xa và đa bội hoá là phương thức thường thấy ở:

A thực vật  

B động vật   

C động vật ít di động 

D động vật kí sinh

Câu 13 : Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa chủ yếu là do:

A  sự không phù hợp giữa nhân và tề bào chất của hợp tử

B sự không tương hợp giữa hai bộ gen ảnh hưởng tới sự bắt cặp của các NST trong giảm phân

C hai loài bố mẹ có số lượng và hình thái NST khác nhau

D bộ NST ở con lai là số lẻ ví dụ như lừa cái lai với Ngựa đực tạo ra con La (2n=63)

Câu 14 : Hiện tượng các loài khác nhau trong điều kiện sống giống nhau mang những đặc điểm giống nhau được gọi là:

A Sự phân li tính trạng 

B .Sự phân hoá tính trạng

C Sự đồng qui tính trạng

D Sự tương đồng tính trạng

Câu 15 : Câu nói nào dưới đây là không đúng khi nói về kết quả của chọn lọc nhân tạo:

A Tích luỹ các biến đổi nhỏ, riêng lẻ ở từng cá thể thành các biến đổi sâu sắc, phổ biến chung cho giống nòi.

B Đào thải các biến dị không có lợi cho con người và tích luỹ các biến dị có lợi, không quan tâm đến sinh vật.

C Tạo ra các loài cây trồng, vật nuôi trong phạm vi từng giống tạo nên sự đa dạng cho vật nuôi cây trồng.

D Tạo các giống cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu của con người rất phức tạp và không ngừng thay đổi.

Câu 16 : Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi

A Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 17 : Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì:

A  quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong.

B sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng do số lượng quá ít phải hỗ trợ nhau để đối phó vơi những bất lợi của môi trường.

C khả năng sinh sản của quần thể tăng để khôi phục quần thể, hơn nguồn thức ăn đang dồi dào.

D trong quần thể cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. Do nguồn thức ăn đang khan hiếm.

Câu 19 : Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

A Ở mỗi bậc dinh dưỡng năng lượng phần lớn bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,...chỉ có khoảng 10% năng lượng được chuyển lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

B Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền một chiều từ VSV qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trả lại môi trường.  

C Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc chuyển năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm  .

D Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.

Câu 20 : Câu khẳng định không đúng với sự thích nghi của thực vật với ánh sáng là:

A cây ưa sáng phát huy tối đa diện tích để đón ánh sáng mặt trời.

B cây ưa sáng có cấu tạo để hạn chế tác hại của ánh sáng mạnh.

C cây ưa bóng phát huy tối đa khả năng thu nhận ánh sáng mặt trời.

D cây ưa bóng thường sống dưới tán cây ưa sáng.

Câu 25 : Vì sao nói đột biến là nhân tố tiến hoá cơ bản?

A Vì tạo ra một áp lực làm thay đổi tần số các alen trong quần thể 

B Vì là cơ sở để tạo biến dị tổ hợp.

C Vì cung cấp nguyên liệu sơ cấp trong tiến hoá.  

D Vì tần số đột biến của vốn gen khá lớn. 

Câu 29 : Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là:

A qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá.

B  làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột

C phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể

D làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định

Câu 31 : Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến:               

A trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.    

B sự  tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.  

C sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã

D  sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã.

Câu 32 : Nhóm vi sinh vật nào sau đây không tham gia vào quá trình tổng hợp muối nitơ:

A vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu  

B vi khuẩn cộng sinh trong cây bèo hoa dâu

C vi khuẩn sống tự do trong đất và nước

D vi khuẩn sống kí sinh trên rễ cây họ đậu

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247