Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử THPT Trần Hưng Đạo TPHCM lần 1 (có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết)

Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử THPT Trần Hưng Đạo TPHCM lần 1 (có đáp án và hướng...

Câu 2 : Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã xuất hiện trung tâm kinh tế, tài chính nào?

A Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu.

B Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Nhật Bản

C Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.

D Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới

Câu 3 : Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu-ba?

A Cuộc tấn công vào trại lính Môn-Ca-đa (26-7-1953).

B Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma" lên đất Cu-ba (1956).

C Nghĩa quân Cu-ba mở cuộc tấn công (1958).

D Nghĩa quân Cu-ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1-1-1959).

Câu 4 : Chiến lược “Cam kết và mở rộng” do ai đề ra?

A Tổng thống Níchxơn

B Tổng thống Truman

C Tổng thống Bill Clintơn

D Tổng thống Rudơven

Câu 5 : Những nước nào ở khu vực Đông Bắc Á đã trở thành “con rồng kinh tế Châu Á”?

A Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc

B Nhật Bản, Hàn Quốc, Sinhgapo

C Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan

D Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan

Câu 6 : Giai đoạn thứ nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A Từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

B Từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

C Từ những năm 40 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

D Từ những năm 60 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

Câu 7 : Hạn chế cơ bản nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 là gì?

A Đã chế tạo nhiều vũ khí hiện đại, đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ CTTG III.

B  Nạn khủng bố phổ biến, tình hình thế giới căng thẳng.

C  Nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân hủy diệt loài người.

D Chế tạo các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh có tính chất hủy diệt, gây ra nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật mới.

Câu 8 : Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A Hòa bình, trung lập

B Kiên quyết chống lại các chính  sách gây chiến của Mỹ

C Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người

D Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước XHCN.

Câu 9 : Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhất đưa nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A Áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật .

B Các chính sách, biện pháp điều tiết của nhà nước

C Không bị chiến tranh tàn phá mà còn làm giàu từ chiến tranh.

D Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 10 : Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu?

A Tháng 8-1967. Tại Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).

B Tháng 9-1968. Tại Băng Cốc (Thái Lan).

C Tháng 6-1967. Tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a).

D Tháng 8-1967. Tại Băng Cốc (Thái Lan).

Câu 11 : Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ  XX có điểm nào khác nhau cơ bản với cách mạng khoa học - kĩ thuật trước đây?

A Nó đã đạt được những thành tựu rất cao.

B Nó đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa khoa học và kĩ thuật.

C Nó đã có những phát minh, sáng chế mới.

D Nó đã đưa loại người bước vào nền văn minh công nghiệp.

Câu 12 : Chính sách đôi ngoại của Ấn Độ sau khi dành được độc lập là:

A Luôn thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực.

B Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

C Khởi xướng phong trào không liên kết.

D Cả A, B, C đều đúng

Câu 13 : Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quôc có đặc điểm gì?

A Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.

B Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

C Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.

D Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.

Câu 14 : Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh

B Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU.

C Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.

D Sự ra đời của khối ASEAN.

Câu 15 : Ai là người khởi xướng công cuộc cải cách và mở cửa Trung Quôc từ năm 1978?

A Mao Trạch Đông

B Đặng Tiểu Bình

C Tập Cận Bình

D Chu Ân Lai

Câu 16 : Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện:

A Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10 1991)

B Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972.

C Định ước Henxinki năm 1975.

D Cuộc gặp không chính thức giữa tổng thống Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12 1989)

Câu 19 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp khó khăn gì lớn nhất?

A Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.

B Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

C Nạn thất nghiệp, thiếu lương thưc, thưc phẩm.

D Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.

Câu 21 : Lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm của châu Phi.  Vì sao?

A  Tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập

B Hệ thống thuộc địa của đế quốc lҫn lượt tan rã

C Có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập

D Chủ nghĩa thưc dân  sụp đổ ở châu Phi

Câu 22 : Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nenxơn Manđêla?

A Lãnh tụ của phong tràơ giải phóng dân tộc ở Ăngôla.

B Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi

C Chiến  sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thưc dân.

D Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Angiêri.

Câu 23 : Ý nghĩa sự thành lập nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là:

A Chấm dứt thời gian dài bị phong kiến, đế quốc, tư sản thống trị

B Mở ra kỷ nguyên độc lập tư do tiến lên chủ nghĩa xã hội.

C Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

D Cả ba ý trên

Câu 24 : Để kết thúc nhanh chiến tranh ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương, ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh đã thông nhất mục đích gì?

A Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Beclin

B Tiêu diệt tận gốc chủ nghía phát xít Đức và quân phiệt Nhật

C Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật

D Tất cả các mục đích trên.

Câu 25 : Quyết định nào sau đây không nằm trong hội nghị Ianta?

A Phân chia khu vưc đóng quân và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc ở châu Âu và châu Á.

B Quy định việc tổ chức xử các tội phạm chiến tranh.

C Tiêu diệt tận gốc phát xít Đức và quân phiệt Nhật.

D Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới

Câu 26 : Ngày kỷ niệm Liên Hiệp Quốc là:

A 4/10/1946

B 20/11/1945

C 24/10/1945

D 27/7/1945

Câu 27 : Sự phân chia đối lập về kinh tế và quân sự giữa các nước Tây Âu Tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa được tạo nên bởi:

A Kế hoạch Mácsan và sự ra đời của khối quân sự NATO

B Sự thành lập khối quân sự NATO.

C Chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ.

D Học thuyết Truman của Mĩ

Câu 28 : Nhiệm vụ của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là:

A Giải quyết kịp thời những việc bức thiết của nhân loại, nạn đói, bệnh tật, ô nhiễm môi trường.

B Chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới

C Giải quyết mọi công việc hành chính của Liên Hiệp Quốc.

D Tất cả các nhiệm vụ trên

Câu 29 : Trong sự phát triển "thần kì" của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác? 

A Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.

B Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học-kĩ thuật.

C "Len lách" xâm nhập vào thị trường các nước, thưc hiện cải cách đân chủ.

D Phát huy truyền thống tư lực tư cường của nhân dân Nhật Bản.

Câu 30 : Liên Xô và Mĩ trở thành hai thế lực đối đầu nhau rồi đi đến “chiến tranh lạnh” vào thời điểm nào? 

A Trước Chiến tranh thế giới thứ hai.

B Trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

C Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

D Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Câu 31 : Thời gian  Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc là:

A Tháng 9 - 1987.

B Tháng 9 - 1967.

C Tháng 9 - 1977.

D Tháng 9 - 1997.

Câu 32 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai mưu đồ bao quát của Mĩ là:

A Tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

B Tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh.

C Tiêu diệt phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.

D Làm bá chủ toàn thế giới.

Câu 33 : Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào? 

A Liên Xô thưc hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.

B Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử

C Liên Xô đập tan âm mưu thưc hiện cuộc “chịến tranh lạnh”của Mĩ.

D Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo

Câu 34 : Đầu tháng 8 - 1975, 33 nước châu Âu cùng với những nước nào kí kết Định ước Henxinki?

A Cùng với Mĩ và Liên Xô.

B Cùng với Mĩ và Pháp.

C Cùng với Mĩ và Anh.

D Cùng với Mĩ và Ca-na-đa.

Câu 35 : Trong giai đoạn 1945-1954 nhân dân Lào kháng chiến chông Pháp dưới sựlãnh đạo của tổ chức nào?

A Đảng cộng  sản  siệt Nam

B Đảng Nhân dân Lào

C Đảng dân tộc dân chủ Lào

D Đảng cộng  sản Đông Dương

Câu 36 : Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là:

A Đứng thứ hai trên thế giới

B Đứng thứ ba trên thế giới

C Đứng thứ nhất trên thế giới

D Đứng thứ tư trên thế giới

Câu 37 : Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học - kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?

A Phát minh sinh học.

B Phát minh hóa học

C "Cách mạng xanh".

D Tạo ra công cụ lao động mới

Câu 38 : Hiệp ước Ba-li (2-1976) đã nêu ra nguyên tắc cơ bản trong quan hệ các nước ASEAN là gì?

A Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

B Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

C Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

D Cả ba nguyên tắc nói trên

Câu 39 : Thời gian thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:

A Tháng 10 - 1951

B Tháng 10 - 1950

C Tháng 10 - 1949

D Tháng 10 -1948

Câu 40 : Năm nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là:

A Thái Lan, Indonêxia, Malayxia, Singapo, Philippin

B Indonêxia, Malayxia, Sinhgapo,Mianma, Thái lan

C Philippin, Indonêxia, Malayxia, Mianma, Brunây

D Thái Lan, Malayxia, Singapo, Philippin, Brunây

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247