Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Đặng Thai Mai Thanh Hóa năm 2017 (có lời giải chi tiết)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Đặng Thai Mai Thanh Hóa năm 2017 (có lời giải...

Câu 2 : Dạng đột biến phát sinh trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội, làm cho tất cả NST không phân li sẽ tạo ra:

A Thể dị đa bội.  

B Thể nhiều nhiễm. 

C Thể lệch bội.  

D Thể tự tứ bội.

Câu 4 : Trong một số điều kiện nhất định, trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối là trạng thái mà trong đó

A tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.

B tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ.

C Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.

D  tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.

Câu 5 : Phương pháp nào sau đây không tạo ra được sinh vật biến đổi gen?

A Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính.

B Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.

C Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen.    

D Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.

Câu 6 : Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?

A Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.

B Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

C Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào số lượng alen trội có mặt trong kiểu gen.

D Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.

Câu 10 : Điều nào không liên quan tới cơ chế gây ung thư?

A Các gen ức chế khối u bị đột biến không kiểm soát được sự phân bào.

B Các gen tiền ung thư khởi động quá trình phân bào bị đột biến tạo cho sự phát triển bất thường của tế bào.

C Hai loại gen tiền ung thư và ức chế khối u hoạt động không hài hoà với nhau do đột biến xảy ra trong những gen này có thể phá huỷ sự cân bằng, kiểm soát thích hợp đó và dẫn đến ung thư.

D Hai loại gen tiền ung thư và ức chế khối u hoạt động hài hoà nhau trong việc kiểm soát chu kì tế bào.

Câu 13 : Một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lí?

A Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc NST 21 gắn vào NST 14 do chuyển đoạn không tương hỗ.

B Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó bị tiêu biến.

C  Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14.

D Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn.

Câu 16 : Điểm khác nhau của quần thể ngẫu phối so với quần thể tự phối qua các thế hệ là 

A tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần.    

B tỉ lệ dị hợp tử giảm dần.

C thành phần kiểu gen không thay đổi.  

D tần số các alen không thay đổi.

Câu 17 : Một kỹ thuật được mô tả ở hình dưới đâyÝ nào không đúng đối với  kỹ thuật nàylà:  

A tạo ra giống mới.

B tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

C bảo tồn một số nguồn gen của thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

D tiết kiệm được diện tích sản xuất giống.

Câu 18 : Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen?

A  Chuối nhà có nguồn gốc từ chuối rừng 2n.

B Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng.

C  Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnhPentunia.

D Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm.

Câu 19 : Vì sao virut HIV làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể?

A Vì nó tiêu diệt tế bào tiểu cầu,làm rối loạn chức năng của đại thực bào, bạch cầu đơn nhân.

B Vì nó tiêu diệt tế bào hồng cầu, làm rối loạn chức năng của đại thực bào, bạch cầu đơn nhân.

C Vì nó tiêu diệt tất cả các loại tế bào bạch cầu, làm rối loạn chức năng của đại thực bào, bạch cầu đơn nhân.

D Vì nó tiêu diệt tế bào bạch cầu Th, làm rối loạn chức năng của đại thực bào, bạch cầu đơn nhân.

Câu 20 : Cơ chế gây bệnh di truyền phân tử là

A alen đột biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được prôtêin, tăng hoặc giảm số lượng prôtêin hoặc tổng hợp ra prôtêin bị thay đổi chức năng dẫn đến làm rối loạn cơ chế chuyển hoá của tế bào và cơ thể.

B đột biến đảo đoạn NST phát sinh làm ảnh hưởng tới prôtêin mà nó mang gen mã hoá như prôtêin không được tạo thành nữa, mất chức năng prôtêin hay làm cho prôtêin có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh.

C đột biến mất đoạn nhỏ NST phát sinh làm ảnh hưởng tới prôtêin mà nó mang gen mã hoá như prôtêin không được tạo thành nữa, mất chức năng prôtêin hay làm cho prôtêin có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh.

D đột biến lặp đoạn NST phát sinh làm ảnh hưởng tới prôtêin mà nó mang gen mã hoá như prôtêin không được tạo thành nữa, mất chức năng prôtêin hay làm cho prôtêin có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247