Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Chủ đề Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-2000) và Liên Bang Nga

Chủ đề Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-2000) và Liên Bang Nga

Câu 1 : Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô là cường quốc công nghiệp.

A Đứng đầu thế giới. 

B Đứng thứ hai thế giới.

C Đứng thứ ba thế giới. 

D Đứng thứ tư thế giới.

Câu 2 : Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai

A Hòa bình trung lập

B Kiên quyết chống lại chính sách gây chiến của Mĩ

C Tích cực ngăn chặn vũ khí hủy diệt

D Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới

Câu 3 : Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1989 - 1991) là

A không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kĩ thuật tiên tiến.

B những sai lầm về chính trị và tha hóa về phẩm chất đạo đức của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

C sự chống phá của các thế lực thù địch.

D đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.

Câu 4 : Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?

A Liên Xô phòng thành công tàu vũ trụ

B Liên Xô hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế

C Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

D Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo

Câu 6 : Liên bang Nga có vai trò như thế nào sau khi Liên Xô tan rã?

A Kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

B Đi đầu trong việc giải quyết các xung đột, tranh chấp quốc tế.

C Là trung gian hòa giải các tranh chấp quốc tế.

D Là trụ cột của hòa bình thế giới.

Câu 7 : Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã:

A Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của KH-KT, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ

B Chứng tỏ Liên Xô đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự so với Mĩ và các nước đồng minh

C Chứng tỏ khoa học- kĩ thuật quân sự và chinh phục vũ trụ của Liên Xô đã đạt tới đỉnh cao

D Đánh dấu sự phát triển vượt bật của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp điện hạt nhân nguyên tử.

Câu 8 : Mốc lịch sử đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của Liên bang Xô viết là:

A Ngày 29/8/1991, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động

B Ngày 6/9/1991, Quốc hội bãi bỏ hiệp ước Liên bang năm 1922

C Ngày 21/12/1991, các nước cộng hoà tuyên bố độc lập

D Ngày 25/12/1991, lá cờ đỏ búa liểm trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống.

Câu 9 : Năm 1985, Goóc-ba-chốp đưa ra đường lối tiến hành công cuộc cải tổ đất nước vì:

A Đất nước lâm vào tình trạng "trì trệ" khủng hoảng

B Đất nước đã phát triển nhưng chưa bằng Tây Âu và Mĩ

C Cải tổ để áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật đang phát triển của thế giới

D Cải tổ để cải thiện quan hệ với Mĩ.

Câu 10 : Bản Hiến pháp của Liên bang Nga được ban hành vào:

A Tháng 12/1991. 

B Tháng 12/1992   

C Tháng 12/1993.  

D Tháng 12/2000

Câu 11 : Tổ chức hiệp ước Vacsava mang tính chất:

A  Tổ chức kinh tế của các nước XHCN ở Châu Âu

B Liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở Châu Âu

C Liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở Châu Âu

D  Liên minh chính trị của CNXH

Câu 12 : Bức tranh chung của tình hình nước Nga từ năm 1991 đến 1995 là:

A Chính trị - xã hội ổn định, kinh tế phát triển, có vị thế cao trên trường quốc tế

B Chính trị - xã hội không ổn định, kinh tế tăng tưởng âm, vị thế quốc tế suy yếu

C Kinh tế phát triển mạnh nhưng chính trị - xã hội rối ren

D Kinh tế phát triển nhưng chưa có địa vị trên trường quốc tế

Câu 13 : Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về mục đích công cuộc cải tổ của Gioocbachop ở Liên Xô?

A Để đổi mới mọi mặt đời sống xã hội Xô Viết

B Để củng cố quyền lực của Gioocbachop

C Để sửa chữa sai sót và sai lầm trước đây

D  Đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ, xây dựng chủ nghĩa xã hội đúng như bản chất của nó

Câu 14 : Nền kinh tế Liên Xô dần dần bộc lộ những dấu hiệu suy thoái từ thời gian nào?

A Cuối những năm 70 - đầu những năm 80.

B Cuối những năm 60 - đầu những năm 70.

C Cuối những năm 80.

D Giữa những năm 70.

Câu 15 : Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng công trình gì?

A Nhà máy thủy điện Hoà Bình.

B Cầu Long Biên.

C Nhà máy thủy điện Yaly.

D Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim.

Câu 16 : Thành tựu nổi bật trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu trong những năm 1950 – 1970 là:

A Từ những nước nghèo đã trở thành quốc gia công – nông nghiệp

B Từ những nước nghèo đã trở thành những quốc gia công nghiệp mới (Nics)

C Đi đầu trong công nghiệp điện hạt nhân

D Tự phóng được vệ tinh nhân tạo

Câu 17 : Đặc điểm nổi bật của chính quyền các nước Đông Âu năm 1944 – 1945 là:

A Chính quyền liên minh giai cấp vô sản và tư sản

B Chính quyền liên hiệp gồm các đại biểu của các giai cấp, đảng phái đã từng tham gia Mặt trận dân tộc chống phát xít

C Chính quyền liên minh của giai cấp vô sản

D Chính quyền liên minh công – nông – binh lính, do Đảng cộng sản lãnh đạo

Câu 18 : Ý không đúng về nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là:

A Người dân không ủng hộ, không hào hứng với chế độ xã hội chủ nghĩa

B Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy chí, quan liêu

C Không bắt kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến trên thế giới

D Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước

Câu 19 : Quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân là

A Mĩ, Trung Quốc

B Liên Xô

C Trung Quốc

D Mĩ và Nhật Bản

Câu 20 : Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là:

A Vừa ngả về phương Tây vừa khôi phục và phát triển quan hệ với các nước Châu Á

B Vừa ngả về phương Tây vừa khôi phục và phát triển quan hệ với các nước Châu Phi

C Khôi phục và phát triển quan hệ với các nước Mỹ La tinh

D Khôi phục và phát triển quan hệ với các nước trong nhóm G7

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247