Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Chuyên KHTN Hà Nội lần 2 năm 2017 ( có lời giải chi tiết)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Chuyên KHTN Hà Nội lần 2 năm 2017 ( có...

Câu 1 : Khi nói về các nhân tố sinh thái, điều nào dưới đây không đúng?

A Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái

B Các loài sinh vật có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái

C Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau

D Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng mọt nhân tố sinh thái.

Câu 3 : Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat hóa có vai trò

A chuyển hóa NH4+ thành NO3-

B chuyển hóa N2 thành NH4+

C chuyển hóa NO3- thành NH4+

D chuyển hóa NO2- thành NO3-

Câu 7 : Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào dưới đây là không chính xác?

A Quá trình trao đổi chéo không cân xảy ra giữa các chromatile không chị em trong cặp NST tương đồng làm xuất hiện đột biến lặp đoạn NST.

B Đột biến đảo đoạn NST có thể làm xuất hiện loài mới.

C Trong một số trường hợp, đột biến mất đoạn nhỏ cho sinh vật vì nó giúp loại bỏ gen có hanh cho quần thể

D  Có thể sử dụng đột biến lặp đoạn NST để xây dựng bản đồ gen

Câu 8 : Một đột biến xuất hiện làm gen A biến thành a. Lúc đầu gen a này rất hiếm gặp trong quần thể sinh vật. Tuy nhiên, sau một thời gian người ta thấy gen a lại trở nên chiếm ưu thế trong quần thể. Giải thích nào sau đây hợp lí hơn cả?

A Các cá thể mang gen đột biến giao phối với nhau làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.

B Môi trường sống đã luôn thay đổi theo hướng xác định phù hợp với gen a. 

C Do nhiều cá thể cùng bị đột biến giống nhau và đều chuyển gen A thành gen a

D Do cá thể đột biến ban đầu tiếp tục bị đột biến lặp đoạn NST chứa gen a dẫn đến làm tăng số gen lặn A.

Câu 9 : Về mặt sinh thái, sự phân bố đồng đều của cá thể cùng loài trong khu vực phân bố có ý nghĩa:

A tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.

B tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài.

C  hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.

D giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 11 : Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X.

A Có hiện tượng di truyền chéo từ mẹ cho con trai.

B Tỉ lệ phân li kiểu hình không giống nhau ở hai giới.

C Kết quả phép lai thuận khác với kết quả phép lai nghịch.

D  Kiểu hình lặn có xu hướng biểu hiện ở cơ thể mang cặp nhiễm sắc thể XX.

Câu 13 : Tại sao khi chất ức chế operon Lac liên kết vào vùng vận hành (vùng O) của operon thì sự phiên mã các gen Z, Y, A bị ngăn cản?

A Vì chất ức chế khi liên kết vào vùng O mặc dù không làm ảnh hưởng đến quá trình tương tác và gắn của ARN polymerase vào promoter nhưng lại ngăn cản quá trình ARN polymerase tiếp xúc với các gen Z, Y, A. 

B Vì chất ức chế khi liên kết vào vùng O sẽ thúc đẩy enzyme phân hủy ADN tại thời điểm khởi đầu phiên mã.

C Vì chất ức chế khi liên kết vào vùng O sẽ làm thay đổi cấu hình không gian của ARN polymerase.

D Vì chất ức chế khi liên kết vào vùng O sẽ ngăn cản ARN polymerase tương tác với ADN tại vị trí khởi đầu phiên mã.

Câu 15 : Khẳng định nào sau đây không đúng?

A Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất đinh, khác với quần xã khác. 

B Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới.

C Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, sự thay đổi môi trường vô sinh.

D Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu.

Câu 18 : Hoạt động nào dưới đây của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái?

A Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.

B Bảo tồn đa dạng sinh học. 

C Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.

D Sử dụng biện pháp sinh học trong nông nghiệp.

Câu 20 : Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

A Trong những điều kiện nhất định, diễn thế thứ sinh có thể tạo ra một quần xã ổn định.

B Diễn thế nguyên sinh bắt đầu sau khi một quần xã bị phá hủy hoàn toàn bời thiên tai hoặc con người.

C Động lực chủ yếu của quá trình diễn thế là sự thay đổi của môi trường.

D Hoạt động của con người luôn gây hại cho quá trình diễn thế sinh thái của các quần xã tự nhiên.

Câu 22 : Đâu không phải là cặp cơ quan tương đồng?

A Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.

B Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.

C Gai xương rồng và lá cây lúa.

D Gai xương rồng và gai của hoa hồng.

Câu 23 : Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Diều hâuHãv chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây:

A Chuột đồng thuộc bậc dinh dưỡng số 1

B Năng lượng tích lũy trong quần thể diều hâu là cao nhất.

C Việc tiêu diệt bớt diều hâu sẽ làm giảm số lượng chuột đồng.

D Rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ cấp 3

Câu 24 : Ở các loài sinh vật lưỡng bôi sinh sản hữu tính, mỗi alen trong cặp gen phân li đồng đều về các giao tử khi :

A Bố mẹ phải thuần chủng.

B số lượng cá thể con lai phải lớn.

C alen trội phải trội hoàn toàn.

D quá trình giảm phân của các tế bào sinh dục chín xảy ra binh thường.

Câu 30 : Đâu không phải là đặc điểm mà các nhân tố di - nhập gen và nhân tố đột biến gen đều có ?

A Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.

B Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.

C Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

D Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thê.

Câu 31 : Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh ở người gọi là bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON). Bệnh này đặc trưng bởi chứng mù đột phát ở người lớn. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Cả nam và nữ đều có thể bị bệnh LHON.

B Một người sẽ bị bệnh LHON khi cả bố và mẹ đều phải bị bệnh.

C Một người sẽ bị bệnh LHON nếu người mẹ bị bệnh nhưng cha khỏe mạnh.

D Một cặp vợ chồng với người vợ khỏe mạnh còn người chồng bị bệnh hoàn toàn có khả năng sinh ra người con bị bênh LHON, tuy nhiên xác suất này là rất thấp.

Câu 32 : Biện pháp nào sau đây tạo được loài mới?

A Dung hợp tế bào trần, nuôi tế bào lai phát triển thành cây, tách các tế bào từ cây lai và nhân giống vô tinh invitro.

B Nuôi cấy hạt phấn tạo thành dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa và nhân lên thành dòng.

C Chọn dòng tế bào soma có biến dị, nuôi cấy thành cây hoàn chỉnh và nhân lên thành dòng.

D Gây đột biến gen, chọn lọc dòng đột biến mong muốn và nhân lên thành dòng.

Câu 34 : Nghiên cứu tang trưởng của một quần thể sinh vật trong một khoảng thời gian nhất định, người ta nhận thấy đường cong tăng trưởng của quần thể có dạng như sau: Khẳng định nào sau đây là phù hợp nhất?

A Nhiều khả năng loài này có kích thước cơ thể nhỏ, vòng đời ngắn, tuổi sinh sản lần đầu đến sớm.

B Nguồn sống của quần thể là vô hạn

C Cạnh tranh cùng loài đã thúc đẩy sự tăng trưởng của quần thể một cách nhanh chóng

D Tốc độ tăng trưởng của quần thể ở thời gian đầu là cao nhất và giảm dần về sau.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247