Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Triệu Sơn 1 Thanh Hóa lần 2 năm 2017 ( có lời giải chi tiết )

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh trường THPT Triệu Sơn 1 Thanh Hóa lần 2 năm 2017 (...

Câu 1 : Di nhập gen có ý nghĩa nào sau đây đối với tiến hóa?

A  Là điều kiện thúc đẩy sự phân li tính trạng xảy ra mạnh hơn.

B Là nhân tố quyết định sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

C Là nhân tố thay đổi vốn gen của quần thể.

D Là nhân tố gây biến động di truyền.

Câu 4 : Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở đời con lai F1 của phép lai?

A  Khác chi.     

B Khác loài. 

C  Khác thứ. 

D Khác dòng.

Câu 5 : Bệnh ung thư thường không di truyền vì

A bệnh nhân không thể sinh sản được.

B bệnh chịu tác động chủ yếu của môi trường.

C gen đột biến xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng

D giao tử mang gen ung thư thường có sức sống yếu, không tham gia thụ tinh.

Câu 6 : Người mang hội chứng Etuôt, trong tế bào xôma

A  cặp NST 21 có 3 chiếc.  

B cặp NST 13 có 3 chiếc.

C cặp NST 18 có 1 chiếc 

D cặp NST số 18 có 3 chiếc.

Câu 7 : Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không có phương pháp sau:

A nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo.

B cấy truyền phôi.

C Nuôi cấy hạt phấn.

D Chọn dòng tế bào xôma có biến dị.

Câu 8 : Trong giai đoạn tiến hoá hoá học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành là nhờ

A  các enzim tổng hợp.   

B cơ chế sao chép của ADN.

C các nguồn năng lượng tự nhiên

D  sự phức tạp giữa các hợp chất vô cơ.

Câu 12 : Tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể sinh vật?

A Tập hợp cây trong vườn.

B Tập hợp cá rô đồng và cá săn sắt trong hồ.

C Tập hợp cỏ ven bờ hồ.

D Tập hợp ếch xanh và nòng nọc của nó trong hồ.

Câu 13 : Vì sao tần số đột biến gen tự nhiên rất thấp nhưng ở thực vật, động vật, tỉ lệ giao tử mang đột biến về gen này hay gen khác là khá lớn?

A  Vì những giao tử mang đột biến gen có sức sống cao hơn dạng bình thường.

B Vì chọn lọc tự nhiên luôn giữ lại những giao tử mang đột biến gen có lợi.

C Vì cơ thể mang đột biến gen thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường.

D  Vì thực vật, động vật có hàng vạn gen.

Câu 15 : Ý nghĩa về mặt lý luận của định luật Hacđi – Vanbec là

A giải thích tính ổn định trong thời gian dài của các quần thể trong tự nhiên.

B từ cấu trúc di truyền của quần thể ta xác định được tần số tương đối của các alen và ngược lại.

C từ tần số kiểu hình ta xác định được tần số tương đối của các alen và tần số kiểu gen.

D cơ sở giải thích sự tiến hóa của loài , giải thích sự tiến hóa nhỏ.

Câu 17 : Quần thể có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình, không nhờ yếu tố nào sau đây?

A Sự giao phối xảy ra ngẫu nhiên.

B Sự xuất hiện các thường biến.

C Sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. 

D Sự xuất hiện các đột biến.

Câu 18 : Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể ở trạng thái chưa cân bằng thành quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì?

A Cho quần thể tự phối. 

B Cho quần thể giao phối tự do.

C Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng. 

D Cho quần thể sinh sản hữu tính.

Câu 19 : Bước chuẩn bị quan trọng nhất để tạo ưu thế lai là

A bồi dưỡng, chăm sóc giống. 

B tạo giống thuần chủng, chọn đôi giao phối.

C kiểm tra kiểu gen về các tính trạng quan tâm.

D chuẩn bị môi trường sống thuận lợi cho F1.

Câu 20 : Ở động vật, cơ chế hoạt động của “đồng hồ sinh học” có liên quan đến tác nhân chủ yếu nào?

A Tập tính bẩm sinh. 

B Tập tính học được.

C Hoạt động các giác quan.  

D Sự điều hòa của thần kinh, thể dịch.

Câu 22 : Cho sơ đồ các nhân tố chi  phối kích thước quần thể, biết (1) là Mức sinh sản, chọn phương án đúng: 

A (2) là mức tử vong, (3) là mức nhập cư, (4) là mức xuất cư.

B (4) là mức tử vong, (2) là mức nhập cư, (3) là mức xuất cư.

C (3) là mức tử vong, (4) là mức nhập cư, (2) là mức xuất cư.

D  (3) là mức tử vong, (2) là mức nhập cư, (4) là mức xuất cư.

Câu 23 : Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen đồng hợp tử về 3 cặp gen?

A AAbbddEE. 

B AaBBDdEE.   

C  AaBBDdee.  

D AabbddEe.

Câu 24 : Enzim chính tham gia quá trình nhân đôi ADN là

A ADN polimeraza. 

B ARN polimeraza

C  Ligaza.   

D Restrictaza.

Câu 26 : Trong mô hình cấu trúc của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động là nơi

A ARN pôlymeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

B  mang thông tin quy định cấu trúc các enzim phân giải đường lăctôzơ

C prôtêin ức chế có thể liên kết vào để ngăn cản quá trình phiên mã.

D  mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.

Câu 28 : Cơ chế tác dụng của cônsixin là

A gây sao chép nhầm hoặc biến đổi cấu trúc của gen gây đột biến đa bội.

B làm cho 1 cặp NST không phân li trong quá trình phân bào.

C ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc do đó bộ NST không phân li trong quá trình phân bào.

D làm đứt tơ của thoi vô sắc nên bộ NST không phân li trong quá trình phân bào.

Câu 32 : Các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm sau:

A Nhóm nhân tố sinh thái  sinh vật và con người.

B Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh.

C Nhóm nhân tố si nh thái trên cạn và dưới nước.

D Nhóm nhân tố sinh thái bất lợi và có lợi.

Câu 35 : Tính đặc hiệu của mã di truyền là

A các bộ ba nằm nối tiếp nhưng không chồng gối lên nhau.

B  một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axitamin.

C nhiều loại bộ ba cùng mã hoá cho một loại axitamin.

D một số bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã.

Câu 38 : Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ là

A  các yếu tố ngẫu nhiên.

B đột biến.

C di nhập gen.

D giao phối không ngẫu nhiên.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247