Lịch sử Việt Nam 1954 -1965

Câu 1 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) của Đảng đã chỉ rõ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò

A  to lớn đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

B quyết định trực tiếp đối với sự phát triển cách mạng cả nước.

C quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước.

D quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

Câu 2 : Trong thời kì 1954-1975, phong trào nào là mốc đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A “Đồng khởi”.

B Phá “ấp chiến lược”.

C “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

D “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt"

Câu 3 : Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” 1959 -1960 là

A Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.

B Thông qua nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.

C Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng.

D Mỹ Diệm phá hoại hiệp định, thực hiện chiến dịch tố cộng diệt cộng, thi hành luật 10-59  lê máy chém đi khắp miền Nam làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.

Câu 4 : Trong “Chiến lược chiến tranh đặc biệt”, Mĩ thực hiện quốc sách Ấp chiến lược nhằm mục đích chủ yếu là

A Tách nhân dân khỏi cách mạng.

B Tăng cường bắt lính.

C Bóc lột về kinh tế.

D  Xây dựng mô hình chính quyền mới ở xã, ấp.

Câu 5 : Vì sao đế quốc Mĩ lại chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”:

A Mĩ muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh

B Do thất bại ở “Đồng khởi” kiến Mĩ buộc phải chuyển kế hoạch

C Do hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm thất bại

D Mĩ muốn đẩy mạnh chiến tranh ra toàn Đông Dương

Câu 7 : Câu 7. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là:

A Hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ và dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ

B  Hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ và dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ

C Hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ được tiến hành bằng quân đội tay sai.

D Hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ được tiến hành bằng quân đội Mĩ, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ và dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ

Câu 8 : Tháng 2 năm 1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành:

A  Việt Nam giải phóng quân       

B  Mặt trận Liên Việt

C Mặt trận Việt Minh          

D Quân giải phóng miền Nam

Câu 9 : Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc sau 1954:

A Hàn gắn vết thương sau chiến tranh

B Khôi phục kinh tế

C Đấu tranh chống Mĩ - Diệm

D Đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội

Câu 10 : Điểm độc đáo và sáng tạo về nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 do Đảng Lao động Việt Nam đề ra và thực hiện thành công là: 

A Tiến hành đông thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiếp tục cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam

B Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng ruộng đất ở miền Nam

C  Tiến hành đông thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng ruộng đất ở miền Bắc và tiếp tục cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam

D Cả nước cùng kháng chiến chống Mĩ cứu nước

Câu 11 : Kết quả to lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) là:

A Làm chủ được 600 xã ở  Nam Bộ, 904 thôn ở vùng núi các tỉnh Trung Trung Bộ và 3200 thôn ở Tây Nguyên

B Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960)

C Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ

D Làm lung lay tận gốc chế độ Mĩ - Diệm

Câu 12 : Để thực hiên chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ đã sử dụng lực lượng quân đội nào là chủ yếu:

A Lực lượng quân đội tay sai

B Lực lượng quân đội Mĩ

C Lực lượng quân đội viễn chinh Mĩ

D Lực lượng quân Mĩ và quân đội viễn chinh

Câu 13 : Trên mặt trận quân sự chiến thắng nào của quân dân ta có tính chất mở màn cho việc đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Việt Nam.

A  Đồng Xoài (Biên Hoà)     

B Bình Giã (Bà Rịa)

C Ba Gia (Quảng Ngãi)         

D Ấp Bắc (Mỹ Tho)

Câu 14 : Điểm tương đồng trong các chiến lược chiến tranh Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1975) là đều:

A Sử dụng quân Mĩ và quân chư hầu làm lực lượng nòng cốt

B Sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng tiên phong

C Nhằm âm mưu chia cắt lâu dài nước ta và nằm trong chiến lược toàn cầu hoá của Mĩ

D Nhằm âm mưu dùng người Việt đánh người Việt

Câu 15 : Chỗ dựa của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt là”

A Hệ thống cố vấn Mĩ          

B  “Ấp chiến lược” và quân đội tay sai

C  Lực lượng quân đội tay sai      

D “Ấp chiến lược”

Câu 16 : Sau hiệp định Giơnever về Đông Dương, nhiệm vụ chung của cách mạng nước ta là:

A  Xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước

B Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

C Chống Mĩ cứu nước

D Đưa miền Bắc đi lên CNXH và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam

Câu 17 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) được tổ chức ở:

A Hà Nội       

B Cao Bằng

C Bắc Ninh 

D  Pác Pó

Câu 18 : Với thắng lợi của phong trào “Đồng khởi”, quân và dân miền Nam đã làm phá sản chiến lược chiến tranh nào của Mĩ:

A Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

B Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”

C Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

D Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh"

Câu 19 : Hình thức đấu tranh chủ yếu chống Mĩ - Diệm của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu sau hiệp định Giơnever là:

A Đấu tranh chính trị, hoà bình

B Đấu tranh vũ trang

C Khởi nghĩa giành chính quyền

D Dùng bạo lực cách mạng

Câu 20 : Tháng 01/1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là:

A Kiên trì con đường bạo lực cách mạng

B Tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng miền Nam

C Đấu tranh vũ trang là chủ yếu

D đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247