Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử Trường THPT Hòn Gai Quảng Ninh lần 2 (Có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết)

Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử Trường THPT Hòn Gai Quảng Ninh lần 2 (Có đáp án và...

Câu 1 : Tổ chức cộng sản ra đời đầu tiên ở Việt Nam là

A Đảng Cộng sản Việt Nam 

B Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

C Đông Dương cộng sản Đảng

D Đông Dương cộng sản liên đoàn

Câu 2 : Các thế lực ngoại xâm và nội phản gây khó khăn cho ta sau cách mạng tháng Tám nhằm

A  bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim

B  hậu thuẫn cho thực dân Pháp

C mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam

D chống phá chính quyền cách mạng vừa mới thành lập

Câu 3 : Liên minh công - nông là nhân tố chiến lược của cách mạng Việt Nam vì

A bị bần cùng hoá và có tinh thần cách mạng triệt để

B bị bần cùng hoá, phá sản và có tinh thần yêu nước sâu sắc

C chịu bóc lột nặng nề, chiếm số lượng đông đảo, có tinh thần cách mạng to lớn

D chịu ba tầng bóc lột, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc, phong kiến

Câu 4 : Hội nghị Ianta đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng ngoại trừ việc:

A phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và châu Á

B  thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình, an ninh thế giới

C hợp tác giữa các nước nhằm khôi phục kinh tế thế giới sau chiến tranh

D tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản

Câu 5 : Ý nghĩa lịch sử tiêu biểu nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là gì?

A Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức phương pháp đấu tranh phong phú

B tập hợp một lượng công – nông hùng mạnh

C tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của Đảng viên được nâng cao

D uy tín của Đảng được nâng cao trong quần chúng nhân dân

Câu 6 : Những giai cấp nào trong xã hội Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc xác định là lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

A Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc

B Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc

C Công nhân, nông dân

D Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ

Câu 7 : Kế hoạch Macsan mà các nước Tây Âu thực hiện năm 1947 còn được gọi là

A kế hoạch khôi phục kinh tế

B kế hoạch chinh phục Châu Âu

C kế hoạch phục hưng Châu Âu

D kế hoạch phục hưng liên minh Châu Âu

Câu 8 : Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ thứ nhất

A giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp

B giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và tay sai

C giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến

D giữa giai cấp tư sản và vô sản

Câu 9 : Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 là

A tiêu diệt sinh lực địch

B bộ đội chủ lực của ta trưởng thành hơn trong chiến đầu

C bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc

D làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh của Pháp“

Câu 10 : Hoạt động nổi bật nhất của Việt Nam Quốc dân Đảng là

A khởi nghĩa Ba Sơn (8/1925)

B tuyên truyền vận động nhân dân chống Pháp

C khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930)

D tập hợp nhân dân xây dựng nhà nước 

Câu 11 : Địa điểm trở thành nơi tập trung quân thứ 2 của thực dân Pháp sau đồng bằng Bắc Bộ là

A Sê nô 

B Mường Sài và Luông Pha Bang

C Playku  

D Điện Biên Phủ

Câu 12 : Tại hội nghị BCH Trung ương tháng 11 năm 1939 Đảng Cộng sản Đông Dương đã chủ trương thành lập

A Mặt trận dân tộc  phản đế Đông Dương

B Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương

C Mặt trận dân chủ Đông Dương

D Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

Câu 13 : Điểm giống nhau giữa  Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo vói Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là gì? 

A Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam là đánh đổ thực dân Pháp

B lực lượng cách mạng là liên minh công nông

C lãnh đạo cách mạng Việt Nam là Đảng Cộng sản Đông Dương

D cách mạng Việt Nam trải qua 2 giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa

Câu 14 : Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa chính trị thế giới

A Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan trở thành con rồng kinh tế Châu Á

B Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

C Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa

D Hàn Quốc trở thành con rồng kinh tế của Châu Á

Câu 15 : “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh“ là lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh giành cho:

A Trung đoàn thủ đô

B Vệ quốc quân

C Việt Nam giải phóng quân

D Đội cứu quốc quân

Câu 16 : Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành lập vào thời gian nào? Ở đâu?

A năm 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc)

B  năm 1926 ở Hương Cảng (Trung Quốc)

C năm 1926 ở Quảng Châu (Trung Quốc)

D  năm 1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc)

Câu 17 : Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX đã góp phần xoá bỏ chủ nghĩa phát xít trên thế giới

A Kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

B cách mạng tháng Tám 1945

C Cao trào kháng Nhật 1945

D Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954

Câu 18 : Lịch sử thế giới ghi nhận năm 1960 là “Năm châu Phi” vì

A chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ

B hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ hoàn toàn

C hệ thống thuộc địa của Pháp bị sụp đổ hoàn toàn

D có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập

Câu 19 : So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên thì Luân cương chính trị (10/1930) có điểm hạn chế là

A chưa thấy được vị trí, vai trò của giai cấp công nhân với cách mạng Việt Nam

B Chưa vạch ra đường lối cụ thể cho cách mạng Việt Nam

C nặng về đấu tranh giai cấp

D mang tính hữu khuynh giáo điều

Câu 20 : Chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954 kết thúc thắng lợi có ý nghĩa

A phá sản bước đầu kế hoạch Nava

B đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp

C làm thay đổi kế hoạch của Pháp

D phá sản kế hoạch Nava của Pháp

Câu 21 : Nguyên nhân trực tiếp của sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) là

A phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật nhiều khó khăn

B tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít

C thất bại gần kề của Nhật trong chiến tranh thế giới thứ thứ hai

D mâu thuẫn Pháp - Nhật ngày càng gay gắt

Câu 22 : Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là thắng lợi quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp vì

A góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới

B buộc Pháp phải kí Hiệp định Gionever về Đông Dương

C làm thất bại âm mưu của Mĩ muốn quốc tế hoá chiến tranh Đông Dương

D đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava

Câu 23 : Góp phần thực hiện việc kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự thành lập Đảng CỘng sản Việt Nam là ý nghĩa của

A phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá

B phong trào đòi tự do dân chủ cua tiểu tư sản

C phong trào vô sản hoá

D phong trào công nhân

Câu 24 : Từ năm 1951 Đảng đã ra hoạt động công khai với tên gọi

A Đảng Lao động Việt Nam

B Đảng cộng sản Đông Dương

C Đảng cộng sản Việt Nam

D  Chủ nghĩa cộng sản Đảng

Câu 25 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi nổ ra sớm nhất ở:

A khu vực Trung Phi

B khu vực Bắc Phi

C khu vực Nam Phi

D khu vực Trung Phi và Nam Phi

Câu 27 : Bài hát “Tiến quân ca“ của nhạc sĩ Văn Cao lần đầu tiên được chọn làm Quốc Ca của nước Việt Nam ta tại

A kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI (7/1976)

B đại hội Quốc dân (ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945)

C  hội nghị toàn quốc của Đảng (ngày 14 và 15 tháng 8 năm 1945)

D Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951)

Câu 28 : Phương hướng chiến lược quan trọng của quân đội nhân dân Việt Nam trong Đông – Xuân 1953 – 1954 đánh vào

A chiến trường Đông Dương

B những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu

C Đông bằng Bắc Bộ

D Điện Biên Phủ

Câu 29 : Mục đích của Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là

A  tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít

B  không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào

C duy trì hoà bình và an ninh thế giới

D bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết giữa các dân tộc

Câu 30 : Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991) chính sách đối ngoại của Mĩ là

A thiết lập trật tự thế giới “đơn cực“ do Mĩ là siêu cường duy nhấất lãnh đạo

B từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới, chuyển sang chiến lược chống khủng bố

C tiếp tục thực hiện chính sách ngăn chặn, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới

D ủng hộ trật tự đa cực, nhiều trung tâm đang hình thành trên thế giới

Câu 31 : Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới

B bị suy giảm nghiêm trọng vì phải lo chi phí cho sản xuất vũ khí

C phát triển mạnh mẽ, vươn lên đứng thứ 2 thế giới sau Liên Xô

D bị thiệt hại nặng nề về người và của

Câu 32 : Nội dung nào sau đây không thuộc nghị quyết được thông qua tại hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941

A giải phóng dân tộc

B Kẻ thù cách mạng là đế quốc Pháp và phát xít Nhật

C nhiệm vụ cách mạng chủ yếu là đấu tranh giai cấp

D tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất

Câu 33 : Sự kiện nào dưới dây đánh dấu bắt đầu một giai đoạn khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

A Từ ASEAN 5 lên thành ASEAN 10 thành viên

B các nước ASEAN kí hiệp ước thân thiện và hợp tác - hiệp ước Bali (2/1976)

C 10 nước thành viên kí bản hiến chương ASEAN, xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững chắc (2007)

D Cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược của ba nước Đông Dương kết thúc thắng lợi (4/1975)

Câu 34 : Phương châm tác chiến ban đầu của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh trong trận Điện Biên Phủ 1954 là

A đánh nhanh thắng nhanh

B kết hợp với mặt trận ngoại giao

C đánh chắc tiến chắc

D  đánh lâu dài

Câu 35 : Kẻ thù trước mắt của chiến tranh Đông Dương được xác định trong thời kì 1936-1919 là

A Địa chủ phong kiến

B bọn phản động thuộc địa và tay sai

C  thực dân Pháp nói chung

D phát xít

Câu 36 : Ý nghĩa nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản trong chiến lược kinh tế hướng ngoại của 5 nước sáng lập tổ chức ASEAN trong những năm 60 – 70 của thế kỉ XX

A tiến hành mở cửa nền kinh tế

B tập trung sản xuất hàng hoá để xuất khẩu

C lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất

D thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật bên ngoài

Câu 37 : Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

A khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ

B chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới

C can thiệp vào công việc nội bộ các nước, sau đó tiến hành chiến tranh xâm lược

D triển khai kế hoạch toàn cầu, thiết lập trật tự đơn cực với tham vọng làm bá chủ thế giới

Câu 38 : Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt

A vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản

B thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo

C vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam

D hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên

Câu 40 : Những điểm chính trong bước 1 của kế hoạch Nava là:

A phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược ở miền Nam

B  phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tiến công chiến lược ở miền Bắc

C tiến công chiến lược ở 2 miền Nam - Bắc

D phòng ngự chiến lược ở 2 miền

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247