Câu 1 : Các thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) gồm có

A Anh, Pháp, Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan. 

B Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha.

C Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Luc-xem-bua. 

D Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha

Câu 2 : EEC là viết tắt theo tiếng Anh của tổ chức nào?

A Liên minh Châu Âu                                                              

B Cộng đồng kinh tế Châu Âu                                              

C Nghị viện Châu Âu

D Diễn đàn kinh tế Châu Âu

Câu 3 : Nhật Bản và Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính vào thời kì nào?

A Từ năm 1991 đến nay

B Từ năm 1945 đến năm 1950

C Từ năm 1950 đến năm 1973                                              

D Từ năm 1973 đến năm 1991

Câu 4 : Mục tiêu của liên minh châu Âu (EU) là

A hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ

B hợp tác liên minh trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại

C . hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại, an ninh chung

D hợp tác liên minh trong lĩnh vực kinh tế, quân sự 

Câu 5 : Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập là sự hợp nhất của những tổ chức nào?

A Cộng đồng than – thép Châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu

B Cộng đồng than – thép Châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Cộng đồng kinh tế Châu Âu

C Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu và Cộng đồng kinh tế Châu Âu

D Hội đồng tương trợ kinh tế châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Cộng đồng kinh tế Châu Âu

Câu 6 : Sau chiến tranh lạnh, liên minh Châu Âu (EU) đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào 

A Trở thành đối trọng vỡi Mĩ                 

B Liên minh chặt chẽ với Mĩ

C Liên minh với Liên Bang Nga

D Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 7 : Tổ chức liên kết kinh tế- chính trị lớn nhất thế giới hiện nay là

A Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.

B Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

C Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

D Liên minh Châu Âu.

Câu 8 : Đến năm 2007 EU có bao nhiêu nước thành viên?

A 10 nước 

B 25 nước 

C 27 nước 

D 29 nước 

Câu 9 : Năm 1951, tổ chức nào ra đời ở Châu Âu 

A Cộng đồng năng lượng và nguyên tử Châu Âu

B Cộng đồng Châu Âu

C Cộng đồng kinh tế Châu Âu

D Cộng đồng than – thép Châu Âu.

Câu 10 : Đến năm 1950, Tây Âu đạt được những thành tựu cơ bản nào khi thực hiện kế hoạch Mácsan?

A Kinh tế phục hồi, đạt mức trước chiến tranh

B Kinh tế Tây Âu phát triển cạnh tranh với Nhật Bản. 

C Làm cho Tây Âu ngày càng lệ thuộc chặt chẽ vào Mĩ

D Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới. 

Câu 11 : Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A liên minh chặt chẽ với Mĩ, ủng hộ Mĩ trong các vấn đề quốc tế.

B mâu thuẫn với Mĩ và là đối trọng của của các nước XHCN Đông Âu.

C thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá với bên ngoài.

D quan hệ mật thiết với Mĩ và Liên Xô, Trung Quốc

Câu 12 : Sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu Tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa được tạo nên bởi

A Chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ.

B Kế hoạch Mác-san (tháng 6-1947).

C Học thuyết Truman (tháng 3-1947).

D Kế hoạch Mác-san và sự ra đời của khối quân sự NATO

Câu 13 : Nhân tố nào không phải nguyên nhân giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh là

A Nhận viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch “phục hưng châu Âu”

B Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm

C Nhận được khoản bồi thường chiến phí khổng lồ để khôi phục kinh tế

D Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc quản lí và điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 

Câu 14 : Quá trình liên kết khu vực Tây Âu diễn ra mạnh mẽ vì

A Các nước Tây Âu đều đi theo con đường tư bản chủ nghĩa

B  

Tây Âu muốn dần thoát khỏi sự khống chế của Mĩ

C Tây Âu bị cạnh tranh quyết liệt bởi Mĩ và Nhật Bản

D Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu liên kết chặt chẽ cạnh tranh với Tây Âu

Câu 15 : Nhân tố khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước              

B Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mácsan

C Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận

D Sự giúp đỡ viện trợ của Liên Xô

Câu 16 : Ý nghĩa bao quát và tích cực nhất của sự thành lập khối EU là gì ?

A  Tạo ra 1 cộng đồng kinh tế và 1 thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật

B Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, tài chính, thương mại với Mĩ và Nhật Bản

C Phát hành và sử dụng đồng EURO

D Thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại giữa các nước thành viên

Câu 17 : Ý nào không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác.

B Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị để thoát khỏi bị chi phối, ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài

C Ban đầu khi mới hình thành chỉ có vài nước thành viên, về sau mở rộng ra nhiều nước

D Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao

Câu 19 : Mặt trái của xã hội các nước tư bản phát triển ở Tây Âu là

A Nạn phân biệt chủng tộc

B Sự bùng nổ của lối sống Hippi trong các tầng lớp thanh thiếu niên

C Mặt bằng dân trí thấp

D Phân hóa xã hội sâu sắc, tệ nạn ma túy phát triển mạnh. 

Câu 20 : Từ sự phát triển kinh tế Tây Âu trong những năm 1950 – 1973, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm chủ yếu nào cho công cuộc xây dựng kinh tế đất nước hiện nay?

A Khai thác tài nguyên có giá trị phục vụ nền kinh tế. 

B Tìm kiếm thị trường đầu tư ở các nước đang phát triển

C Xuất khẩu hàng tiêu dung để tăng nguồn thu ngoại tệ

D Áp dụng khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247