Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Câu 1 : Sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại với mục tiêu 

A Tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển ngoại thương

B . Khôi phục sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng ở các nước. 

C Nhanh chóng vươn lên trở thành những nước công nghiệp mới (NICs).

D Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp nhẹ trong nước

Câu 2 : Theo hiến chương thành lập tổ chức ASEAN thì mục tiêu của tổ chức này là

A Phát triển kinh tế và văn hoá dựa trên sự ảnh hưởng giữa các nước thành viên

B Phát triển kinh tế và văn hoá dựa vào sức mạnh quân sự giữa các nước thành viên

C Phát triển kinh tế và văn hoá dựa trên sự nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên

D Phát triển kinh tế và văn hoá dựa trên sự đóng góp giữa các nước thành viên

Câu 3 : Những nước nào ở châu Á trở thành “con rồng kinh tế” trong những năm nửa sau thế kỉ XX?

A Nhật Bản, Singapo, Trung Quốc, Hàn Quốc

B Hồng Công, Singapo, Đài Loan, Nhật Bản

C Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Singapo

D Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công

Câu 4 : Phương án Maobáttơn” chia Ấn Độ thành 2 quốc gia là:

A Ấn Độ của người theo đạo Tin Lành, Pakixtan của người theo Hồi giáo

B Ấn Độ của người theo Thiên chúa giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo

C Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo

D Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Phật giáo

Câu 5 : Nhóm năm nước sáng lập ASEAN gồm những quốc gia nào?

A Inđônêxia, Brunây, Philippin, Singapo, Thái Lan

B Indonexia, Malaixia, Philippin, Singapo, Thái Lan

C Malaixia, Mianma, Brunây, Philippin, Thái Lan

D  Philippin, Việt Nam, Malaixia, Singapo, Inđônexia

Câu 6 : Cuộc cách mạng đã đưa Ấn Độ trờ thành cường quốc xuất khẩu phần mềm là

A Cách mạng trắng

B Cách mạng dân tộc dân chủ 

C Cách mạng xanh

D Cách mạng chất xám.

Câu 7 : Từ năm 1954 đến năm 1970, Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối chính sách gì?

A Hòa bình trung lập, không tham gia khối liên minh quân sự nào.

B Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.

C Hòa bình, trung lập tích cực, tham gia khối ASEAN

D Liên minh chặt chẽ với Mĩ

Câu 8 : Từ những năm 90 của thế kỳ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?

A Hợp tác trên lĩnh vực du lịch                                

B Hợp tác trên lĩnh vực quân sự

C Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục                             

D Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế

Câu 9 : . Sau chiến tranh thế giới hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo?

A Giai cấp tư sản

B Giai cấp nông dân.

C Giai cấp vô sản

D Giai cấp địa chủ phong kiến

Câu 10 : Những quốc gia Đông Nam Á giảnh độc lập trong năm 1945 bao gồm

A Việt Nam, Lào, Campuchia

B Việt Nam, Lào, Inđônêxia

C Việt Nam, Campuchia, Inđônêxia

D Lào, Campuchia, Inđônêxia

Câu 11 : Bản chất của mối quan hệ ASEAN với nước Đông Dương trong giai đoạn từ 1967 đến 1979 là:

A Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học

B Đối đầu, căng thẳng

C Chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại

D Giúp đõ nhân dân Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ

Câu 12 : Ý nào dưới đây giải thích không đúng về lí do dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A Các nước trong khu vực gặp nhiều khó khăn, đặt ra nhu cầu hợp tác cùng phát triển.

B Muốn liên kết với nhau để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

C Sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới đã cổ vũ

D Trước tham vọng của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, buộc các nước phải liên kết lại.

Câu 13 : Sự kiện nổi bật, đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương kết thúc thắng lợi là

A Hiêp định Giơnevơ

B Hiệp định Viêng Chăn

C Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi

D Hiệp định Pari

Câu 14 : Nguyên nhân chủ yếu nhất khiến nóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển từ chiến lược kinh tế hướng nội sang chiến lược kinh tế hướng ngoại là?

A Do những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội

B Do tác động của nền kinh tế thế giới, sự mở cửa, hội nhập

C Do nền kinh tế của các nước sáng lập ASEAN còn nghèo nàn, chưa phát triển. 

D Do sự phát triển của Khoa học – kĩ thuật

Câu 15 : Việc thực dân Anh đưa ra phương án “Maobatton”, chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị là Ấn Độ và Pakixtan chứng tỏ điều gì?

A Cuộc đáu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành được thắng lợi  hoàn toàn

B Thực dân Anh không quan tâm đến việc cai trị Ấn Độ nữa

C Thực dân Anh đã hoàn thành việc cai trị và bóc lột Ấn Độ

D Thực dân Anh đã nhượng bộ, tạo điều kiện cho nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh

Câu 16 : Biến đổi quan trọng nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay là

A Tất cả các quốc gai trong khu vực đều đã giành được độc lập ở những mức độ khác nhau

B Việt Nam góp phần làm sụp đổ hệ thống thuộc địa kiểu cũ và kiểu mới của chủ nghĩa thực dân

C Phát triển mạnh mẽ về kinh tế, một số nước trở thành “con rồng” kinh tế Châu Á

D Thành lập và mở rộng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Câu 17 : Yếu tố nào quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

B Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc

C Sự suy yếu của các nước đế quốc

D Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh

Câu 18 : . Đặc điểm chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế thứ hai là:

A Đi từ phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn của quần chúng tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành độc lập

B Phong trào đấu tranh vũ trang

C Phong trào đấu tranh chính trị

D Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang

Câu 19 : Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa  gì?

A Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam  Á.

B ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính  trị.

C Chứng tỏ sự hợp tác giữa các thành viên ASEAN ngày càng có hiệu quả.

D Chứng tỏ sự đối đầu về ý thức hệ tư tưởng - chính trị - quân  sự.

Câu 20 : Từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và cải cách – mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra bài học gì cho quá trình đổi mới đất nước ?

A Đẩy mạnh cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo

B Đẩy mạnh cuộc “cách mạng chất xám” để trở thành nước xuất khẩu phần mềm

C Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật trong xây dựng và phát triển đất nước

D Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247