Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 8 năm 2021-2022 Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 8 năm 2021-2022 Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

Câu 1 : Theo em đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nê- đéc- lan thế kỉ XVI là

A. Nền kinh tế phong kiến phát triển mạnh, chi phối mọi hoạt động trong xã hội

B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh và không bị yếu tố nào cản trở

C. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Tây Âu nhưng lại bị triều đình Tây Ban Nha kìm hãm

D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp

Câu 2 : Cách mạng Tư sản đầu tiên diễn ra ở đâu?

A. Anh     

B. Pháp       

C. Đức      

D. Hà Lan

Câu 3 : Cách mạng tư sản Anh (giữa thế kỉ XVII) đem lại quyền lợi cho: 

A. Nhân dân lao động Anh         

B. Quý tộc cũ

C. Giai cấp tư sản và quý tộc mới  

D. Vua nước Anh

Câu 5 : Phái Gi-rông-đanh đã có hành động gì trước sự tấn công của quân Anh (năm 1793) và sự nổi loạn của bọn phản động ở vùng Văng-đê?

A. Tổ chức nhân dân chống ngoại xâm, nội phản.  

B. Nhanh chóng chuẩn bị lực lượng chống ngoại xâm.

C. Ổn định cuộc sống của nhân dân.      

D. Lo củng cố quyền lực của mình. 

Câu 6 : Đến cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại là do

A. Pháp thua trận phải bồi thường chiến phí   

B. Pháp chỉ cho vay lấy lãi

C. Pháp chú trọng đầu tư vào thuộc địa  

D. Kinh tế Pháp chỉ tập trung vào lĩnh vực ngân hàng

Câu 7 : Chế độ tư bản đạt được sự thắng lợi đối với chế độ phong kiến trên thế giới ở khoảng thời gian nào?

A. Từ sau năm 1830 đến năm 1840.  

B. Từ sau năm 1840 đến năm 1848.

C. Từ sau năm 1848 đến năm 1870.       

D. Từ sau năm 1840 đến năm 1870.

Câu 8 : Nét nổi bật nhất của phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 là gì?

A. Giai cấp công nhân nhiều nước đã đứng lên đấu tranh quyết liệt.

B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành, nhận thức rõ hơn về vai trò của giai cấp mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.

C. Phong trào diễn ra liên tục và mạnh mẽ.

D. Quốc tế thứ nhất ra đời thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh hơn.

Câu 9 : Trước phong trào đấu tranh quyết liệt cùa công nhân và thợ thủ công từ năm 1848 đến năm 1870, tư sản Đức đã có thái độ như thế nào?

A. quyết liệt đấu tranh chống chế độ phong kiến.

B. không quyết liệt đấu tranh chống chế độ phong kiến.

C. thành lập Quốc tế thứ nhất.

D. chiến thắng chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới.

Câu 10 : Vì sao nói Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới?

A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.

C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.

D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh vừa thi hành pháp lệnh.

Câu 11 : Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là

A. Ủy ban tài chính.  

B. Hội đồng công xã.   

C. Ủy ban an ninh xã hội. 

D. Hội đồng quân sự.  

Câu 12 : Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội vào giữa thế kỉ XIX là

A. Chính trị kinh tế học tư sản ra đời với đại biểu xuất sắc là Xmit và Ri – các – đô

B. Học thuyết của Chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ănghen đề xướng

C. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng với các đại biểu Phoi – ơ – bách và Hê – ghen

D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Xi – mông, Phu – ri – ê, Ô – oen

Câu 13 : Công xã Pa – ri mang lại quyền lợi cho giai cấp nào?

A. Giai cấp tư sản     

B. Quý tộc phong kiến  

C. Nhân dân                  

D. Tât cả các ý kiến trên

Câu 14 : Sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907 thất bại, nước Nga:

A. Vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế do Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu

B. Bị đẩy vào cuộc chiến tranh đế quốc khốc liệt

C. Là một đế quốc quân phiệt và hiếu chiến

D. Cả A và B đều đúng

Câu 15 : Vì sao Lê – nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “ chủ nghĩa đế quốc thực dân” ?

A. Vì nước Anh là “ Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn” 

B. Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới

C. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa      

D. Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới

Câu 16 : Nguyên nhân chính khiến cho nền công nghiệp Anh cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Đức, Pháp là:

A. Sự phát triển và vươn lên mạnh mẽ của Đức, Pháp

B. Giai cấp Tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào thuộc địa

C. Anh không đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước

D. Công nghiệp Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, thiết bị dần trở nên lạc hậu

Câu 17 : Vì sao giai cấp tư sản điên cuồng chống lại công xã Pa-ri?

A. Công xã đã xóa hết mọi đặc quyền của giai cấp tư sản.  

B. Công xã tách nhà thờ ra khỏi Nhà nước.

C. Công xã thực sự là nhà nước do dân và vì dân, đối lập với nhà nước tư bản.

D. Công xã ban bố các sắc lệnh phục vụ quyền tự do của nhân dân.

Câu 18 : Em hãy cho biết sự phát triển của máy móc và đường sắt đã kéo theo sự lớn mạnh của ngành sản xuất nào?

A. Sản xuất gang, thép, than đá

B. Sản xuất gang, thép, than đá

C. Dệt vải

D. Thuộc da

Câu 19 : Em hãy cho biết cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX có tác động như thế nào đến xã hội châu Âu?

A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.

B. Thúc đẩy những chuyển biển trong nông nghiệp và giao thông.

C. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản công nghiệp.

D. Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị.

Câu 20 : Em hãy cho biết vấn đề ngành dệt nước Anh gặp phải trước khi máy kéo sợi Gien-ni ra đời là gì?

A. Sự mất cân đối giữa khâu dệt vải và kéo sợi

B. Nguồn bông không đủ để sản xuất

C. Máy móc dệt vải đã lỗi thời

D. Hàng dệt của Anh bị cạnh tranh quyết liệt

Câu 21 : Em hãy cho biết lĩnh vực đầu tiên ứng dụng máy móc vào sản xuất ở Anh là

A. đóng tàu

B. ngành dệt

C. thuộc da

D. khai mỏ

Câu 23 : Sự phát triển mạnh của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX có tác động như thế nào đến Việt Nam?

A. Thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam phát triển.

B. Thúc đẩy Việt Nam tiến hành cải cách theo con đường tư bản chủ nghĩa.

C. Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây.

D. Thúc đẩy hoạt động trao đổi buôn bán của châu Âu với Việt Nam.

Câu 24 : Đâu không phải là lý do khiến cách mạng công nghiêp Anh lại bắt đầu từ công nghiệp nhẹ?

A. Là ngành truyền thống, phát triển mạnh ở Anh.

B. Lượng vốn đầu tư không quá lớn, thu hồi nhanh.

C. Thị trường tiêu thụ rộng.

D. Nước Anh không có nguồn than đá để phát triển công nghiệp nặng.

Câu 25 : Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ở châu Á là

A. Sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công lớn.

B. Chế độ phong kiến châu Á lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

C. Châu Á đông dân và giàu tài nguyên thiên nhiên.

D. Châu Á có vị trí địa – chính trị quan trọng.

Câu 26 : Tác động quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX đến sự phát triển của Anh là

A. Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.

B. Giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

C. Dẫn tới sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản.

D. Đưa Anh trở thành công xưởng của thế giới.

Câu 27 : Vì sao đầu thế kỉ XIX máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải ở Anh?

A. Do nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, khách hàng tăng nhanh.

B. Do đường sắt đầu tiên được khánh thành ở Anh.

C. Do Anh là nước khởi đầu cách mạng công nghiệp.

D. Do Anh công nghiệp hóa việc sản xuất.

Câu 28 : Phát minh nào sau đây giúp cho các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào thuận tiện?

A. máy kéo sợi bằng sức nước.

B. máy dệt chạy bằng sức nước.

C. máy hơi nước.

D. máy kéo sợi Gien-ni.

Câu 29 : Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp có gì khác so với Anh?

A. Pháp cho vay lãi để thu lợi nhuận, Anh đầu tư khai thác ở thuộc địa.

B. Pháp cho các nước giàu vay, Anh đầu tư chủ yếu vào thuộc địa.

C. Pháp cho các nước nghèo vay, Anh chủ yếu đầu tư cho các thuộc địa Bắc Mĩ.

D. Pháp cho các thuộc địa vay, Anh đầu tư tất cả vào các thuộc địa.

Câu 30 : Tại sao nước Mĩ được mệnh danh là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”?

A. Hình thành các Các-ten không lồ.

B. Hình thành các tập đoàn kinh tế lớn.

C. Hình thành các Tơ-rớt khổng lồ.

D. Hình thành các Xanh-đi-ca khổng lồ.

Câu 31 : Sự phát triển của công nghiệp Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX không xuất phát từ yếu tố nào sau đây?

A. Thị trường trong nước không ngừng mở rộng.

B. Ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

C. Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Á.

D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 32 : Đâu không phải là cơ sở thúc đẩy kinh tế Đức phát triển nhanh chóng vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

A. Áp dụng thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật vào sản xuất

B. Thị trường dân tộc được thống nhất.

C. Thu được nhiều quyền lợi từ cuộc chiến tranh Pháp- Phổ.

D. Thể chế liên bang thúc đẩy tính dân chủ trong xã hội.

Câu 33 : Vì sao đế quốc Anh được gọi  là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?

A. Nước Anh là đế quốc cho vay lãi nhiều nhất thế giới.

B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.

C. Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.

D. Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.

Câu 34 : Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?

A. Tạo điều kiện cho nền kinh tế chính quốc phát triển.

B. Đầu tư vào thuộc địa cần ít vốn, thu lãi nhanh.

C. Thuộc địa có nguồn nhân lực dồi dào.

D. Mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu.

Câu 35 : Nguyên nhân chính nào dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

A. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa hơn là đổi mới, phát triển công nghiệp trong nước.

B. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các khai mỏ.

C. Anh chú trọng phát triển nông nghiệp để đảm bảo lương thực cho người dân.

D. Sự vươn lên, cạnh tranh mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.

Câu 36 : Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, vị trí kinh tế của Mĩ trong nền kinh tế thế giới có sự thay đổi như thế nào?

A. Vươn lên đứng thứ 2 thế giới.

B. Vươn lên đứng thứ 1 thế giới.

C. Đứng hàng thứ 3 thế giới.

D. Đứng hàng thứ 4 thế giới.

Câu 37 : Chế độ chính trị của Mĩ do hai đảng cầm quyền là

A. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.

B. Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.

C. Đảng Cộng hoà và Đảng Tự do.  

D. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.

Câu 38 : Nhân dân Pari được cho đã thành lập lực lượng nào để đấu tranh chống chống quân Phổ, bảo vệ “Tổ quốc lâm nguy”?

A. Quốc dân quân  

B. Tự vệ  

C. Quân đội cách mạng  

D. Tự vệ và du kích

Câu 39 : Bản chất của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 được cho là  

A. cuộc chiến tranh giải phóng nước Pháp khỏi sự chiếm đóng của quân Đức. 

B. cuộc cách mạng tư sản lần thứ tư ở Pháp.  

C. cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.  

D. cuộc chính biến lật đổ Đế chế III, thiết lập nền Cộng hoà III ở Pháp. 

Câu 40 : Nguyên nhân tại sao Công xã Pa-ri được đánh giá là nhà nước kiểu mới?  

A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.  

B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.  

C. Công xã xóa bỏ quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.  

D. Công xã đã thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247