Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 GDCD Đề thi HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022 Trường THCS Chu Văn An

Đề thi HK1 môn GDCD 7 năm 2021-2022 Trường THCS Chu Văn An

Câu 1 : Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị?

A. Tính tình dễ dãi, xuề xoà.

B. Nói năng đơn giản, dễ hiểu.

C. Không chú ý đến hình thức bề ngoài.

D. Sống khoe khoang, đua đòi.

Câu 2 : Biểu hiện nào thể hiện tính thiếu trung thực của một người?

A. Sống ngay thẳng, thật thà.

B. Giúp đỡ khi bạn thực sự khó khăn.

C. Không nói ra khuyết điểm của bạn vì sợ bạn giận.

D. Luôn đối xử nhân hậu với mọi người.

Câu 3 : Hành vi nào thể hiện tính tự trọng?

A. Bố Hải làm nghề vá xe đạp ở đầu ngõ, Hải xấu hổ khi các bạn cùng lớp biết điều đó.

B. Hoa nhặt được túi xách của ai đánh rơi, trong đó có tiền nên Hoa lấy số tiền đó mua sách vở.

C. Mai bắt chước các kiểu ăn diện để được tiếng là sành điệu.

D. Hải rất thành khẩn nhận lỗi khi mắc khuyết điểm và cố gắng sửa chữa.

Câu 4 : Ý kiến nào thể hiện sự đoàn kết tương trợ?

A. Đoàn kết với bạn cùng sở thích thì mới thú vị.

B. Đoàn kết tương trợ không nên có sự phân biệt nào.

C. Đoàn kết với bạn có học lực và hoàn cảnh như mình thì mới có sự bình đẳng.

D. Chỉ nên đoàn kết với những người có thể giúp đỡ mình.  

Câu 5 : Hành vi nào là đúng với truyền thống tôn sư trọng đạo?

A. Lễ phép với tất cả thầy, cô giáo.

B. Không làm theo lời dạy bảo của thầy, cô giáo.

C. Chỉ kính trọng, vâng lời thầy, cô giáo đang trực tiếp dạy mình.

D. Không thăm hỏi các thầy, cô giáo cũ.

Câu 6 : Ý kiến nào dưới đây thể hiện sự khoan dung?

A. Khoan dung với bạn bè là nhu nhược.

B. Không nên bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn.

C. Nên tha thứ cho những lỗi của bạn khi bạn biết lỗi và sửa đổi.

D. Ai có lòng khoan dung là dễ bị thiệt thòi.

Câu 7 : Biểu hiện nào thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có truyền thống gì đáng tự hào.

B. Học tập, làm theo truyền thống của gia đình, dòng họ là không cần thiết.

C. Truyền thống là những gì đã lạc hậu, không cần phát huy.

D. Giới thiệu truyền thống gia đình, dòng họ cho nhiều người biết.

Câu 8 : Hành vi thể hiện sống giản dị là gì?

A. Giản dị là qua loa đại khái.

B. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.

C. Tổ chức sinh nhật linh đình.

D. Diễn đạt dài dòng.

Câu 9 : Người tự tin có biểu hiện như thế nào?

A. Không cần tham khảo ý kiến của người khác bất cứ việc gì.

B. Đánh giá cao bản thân.

C. Cho rằng việc mình làm không có sai sót.

D. Tin tưởng vào bản thân.

Câu 10 : Việc làm nào thể hiện tính tự trọng?

A. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác.

B. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác.

C. Biết giữ gìn danh dự cá nhân.

D. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả.

Câu 11 : Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực?

A. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình.

B. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.

C. Không nói khuyết điểm của bản thân.

D. Nói với cô giáo là nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi.

Câu 12 : Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?

A. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.

B. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.

C. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.

D. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.

Câu 13 : Câu tục ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?

A. Thương người như thể thương thân.

B. Lá lành đùm lá rách.

C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

D. Trâu buộc ghét trâu ăn.

Câu 14 : Biểu hiện của gia đình văn hóa là?

A. Anh em bất hòa.

B. Giàu có, cha mẹ hay cải nhau.

C. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng.

D. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.

Câu 15 : Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là làm gì?

A. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

B. Góp phần làm phong phú truyền thống.

C. Giúp ta có thêm kinh nghiệm.

D. Tự hào về truyền thống của gia đình.

Câu 16 : Khoan dung có nghĩa là gì?

A. Là dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

B. Là nghiêm khắc với bản thân mình.

C. Cư xử với mọi người thiếu chân thành.

D. Là rộng lòng tha thứ với người khác.

Câu 17 : Tự tin có ý nghĩa gì?

A. Đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.

B. Giúp con người sống đoàn kết, gắn bó với nhau.

C. Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn.

D. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

Câu 18 : Thế nào là một gia đình văn hóa?

A. Các thành viên biết yêu thương nhau.  

B. Các thành viên đều là người nổi tiếng.

C. Các thành viên ít khi gặp gỡ, đoàn tụ.

D. Các thành viên đều giàu có.

Câu 19 : Hành vi nào là biểu hiện không sống giản dị?

A. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.

B. Diễn đạt dài dòng.

C. Tổ chức sinh nhật gọn nhẹ, tiết kiệm.

D. Giản dị là đạo đức của con người.

Câu 20 : Người tự tin có biểu hiện nào dưới đây?

A. đánh giá cao bản thân.

B. cho rằng việc mình làm không có sai sót.

C. tin tưởng vào bản thân.

D. không cần tham khảo ý kiến của người khác bất cứ việc gì.

Câu 21 : Ăngghen đã từng nói: “Trang bị lớn nhất của con người là….và….”.

A. Thật thà và khiêm tốn.

B. Khiêm tốn và giản dị.

C. Cần cù và siêng năng.

D. Chăm chỉ và tiết kiệm.

Câu 22 : Biểu hiện của lối sống giản dị là gì?

A. Ăn nói ngắn gọn, dễ hiểu, lịch sự.

B. Ăn mặc gọn gàng, không lòe loẹt.

C. Sống hòa đồng với bạn bè.

D. Cả A,B,C.

Câu 23 : Biểu hiện của lối sống không giản dị là?

A. Chỉ chơi với người giàu, không chơi với người nghèo.

B. Không chơi với bạn khác giới.

C. Không giao tiếp với người dân tộc.

D. Cả A,B,C.

Câu 24 : Sống giản dị là sống phù hợp với….của bản thân, gia đình và xã hội.

A. Điều kiện.

B. Hoàn cảnh.

C. Điều kiện, hoàn cảnh.

D. Năng lực.

Câu 25 : Em tán thành ý kiến nào dưới đây về đức tính trung thực?

A. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết.

B. Chỉ cần trung thực với cấp trên.

C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật.

D. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình.

Câu 26 : Trung thực là luôn tôn trọng............. , tôn trọng chân lí,......; sống ngay thẳng,................và dám ....................... nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

A. Tôn trọng lẽ phải, sự thật, thật thà, dũng cảm

B. Tôn trọng sự thật, lẽ phải, thật thà, dũng cảm

C. Tôn trọng sự thật, điều đúng đắn, thật thà, đứng ra

D. Tôn trọng sự thật, lẽ phải, thật thà, đứng ra

Câu 27 : Câu nào sau đây thể hiện tính trung thực?

A. Cây ngay không sợ chết đứng.

B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.

C. Người gian thì sợ người ngay Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo

D. A, B, C đúng.

Câu 28 : Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn sư trọng đạo?

A. Ra đường và gặp thầy cô giáo cũ Hạnh đứng nghiêm chào cô

B. Khi phát bài kiểm tra bị điểm thấp nên An đã xé ngay và bỏ vào sọt rác

C. Khi gặp cô giáo cũ Hoa đã làm lơ và đi luôn

D. An có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy giáo

Câu 29 : Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo là?

A. Là truyền thống quý báu của dân tộc

B. Thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo cũ

C. Là nét đẹp trong tâm hồn con người

D. A, B, C đúng

Câu 30 : Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện rõ nhất về tôn trọng đạo?

A. Ân trả, nghĩa đền.

B. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

C. Ăn cháo đá bát.

D. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư).

Câu 31 : Câu nào nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo?

A. Không thầy đố mày làm nên

B. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

C. Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

D. A, B, C đều đúng.

Câu 32 : Hành động vừa thể hiện tính đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật là?

A. Không nói leo trong giờ học.

B. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.

C. Không sử dụng điện thoại di động trong giờ học.

D. Cả A,B,C.

Câu 33 : Hành động nào sau đây là biểu hiện của đạo đức ?

A. Ủng hộ người nghèo.

B. Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.

C. Tuyên truyền về an toàn giao thông.

D. Cả A,B,C.

Câu 34 : Thế nào là tự trọng?

A. Biết cư xử đúng mực

B. Lời nói văn hóa

C. Gọn gàng sạch sẽ

D. A, B, C đúng

Câu 36 : Câu tục ngữ nào không nói về lòng tự trọng?

A. Áo rách cốt cách người thương.

B. Quân tử nhất ngôn.

C. Vô công bất hưởng lợi.

D. Có công mài sắt có ngày nên kim.

Câu 37 : Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói về điều gì?

A. Tinh thần đoàn kết.

B. Lòng yêu thương con người.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Đức tính tiết kiệm.

Câu 38 : Trên đường đi học, em thấy bạn H bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.

D. Trêu tức bạn.

Câu 39 : Thế nào là khoan dung?

A. Rộng lòng tha thứ

B. Ích kỉ

C. Không tôn trọng người khác

D. Không tha thứ cho người khác

Câu 40 : Ý nghĩa của khoan dung là gì?

A. Là một đức tính quý báu của con người.

B. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến tin cậy.

C. Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với ngau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

D. A, B, C đúng

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247