Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 GDCD Đề thi HK1 môn GDCD 10 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Quyền

Đề thi HK1 môn GDCD 10 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Quyền

Câu 2 : Sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình thông qua...............

A. Thế giới vật chất.

B. Các mối quan hệ hữu cơ.

C. Vận động.

D. Phát triển.

Câu 3 : Theo quan điểm của triết học Mác – Lê nin, mâu thuẫn tạo thành bởi hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau ở..............

A. Trong cùng một chỉnh thể.

B. Các sự vật, hiện tượng khác nhau.

C. Hai sự vật, hiện tượng đối lập.

D. Bất kì sự vật hiện tượng nào.

Câu 4 : Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm….mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau được gọi là................

A. Mặt trái ngược của mâu thuẫn.

B. Mặt đối lập của mâu thuẫn.

C. Mặc khác biệt của mâu thuẫn.

D. Mặt thống nhất của mâu thuẫn.

Câu 5 : Phủ định là gì?

A. Xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng.

B. Bài trừ một sự vật, hiện tượng.

C. Bác bỏ những điều liên quan đến sự vật, hiện tượng.

D. Kế thừa những điều tốt đẹp của sự vật.

Câu 9 : Triết học được hiểu là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và ................

A. Vai trò của con người trong thế giới đó.

B. Vị trí của con người trong thế giới đó.

C. Cách nhìn của con người về thế giới đó.

D. Nhận thức của con người về thế giới đó.

Câu 10 : Đối tượng nghiên cứu của triệt học là những quy luật..........

A. chung nhất, phổ biến nhất.

B. rộng nhất, bao quát nhất.

C. chuyên sâu nhất, bao quát nhất.

D. phổ biến nhất, bao quát nhất.

Câu 11 : Lịch sử loài người được hình thành khi loài người biết làm gì?

A. Chế tạo ra công cụ lao động.

B. Đứng thẳng và đi lại bằng hai chân.

C. Tách mình khỏi thế giới.

D. Thực hiện ăn, ở theo bầy đàn.

Câu 12 : Con người cần phải lao động để có thể .............

A. Trở lên giàu có.

B. Thể hiện bản thân.

C. Tồn tại và phát triển.

D. Sáng tạo nghệ thuật.

Câu 17 : Khẳng định nào dưới đây là không đúng về vận động?

A. Thế giới vật chất không ngừng vận động.

B. Đám mây không ngừng bay.

C. Mặt trời không ngừng vận động.

D. Cái bàn không vận động.

Câu 18 : Vai trò của triết học cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người là?

A. Nghiên cứu đời sống xã hội của con người.

B. Là tiền đề cho các môn khoa học.

C. Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất.

D. Là thế giới quan, phương pháp luận chung.

Câu 19 : Trong mỗi mâu thuẫn, để tạo thành sự thống nhất giữa các mặt đối lập, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, ................

A. Giúp nhau phát triển.

B. Cùng phau phát triển.

C. Làm tiền đề tồn tại cho nhau.

D. Làm động lực phát triển cho nhau.

Câu 20 : Hai mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau là nội dung khái niệm ................

A. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. Quá trình chiến tranh giữa các mặt đối lập.

C. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

D. Quá trình đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 21 : Hai đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là gì?

A. Tính kế thừa và tính phát triển.

B. Tính phát triển và tính khách quan.

C. Tính khách quan và tính kế thừa.

D. Tính kế thừa và tính tất yếu.

Câu 25 : Hoạt động nào là đặc trưng chỉ có ở con người?

A. Sản xuất của cải vật chất.

B. Tìm kiếm thức ăn.

C. Xây dựng nơi ở.

D. Di chuyển nơi ở.

Câu 26 : Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp lịch sử xã hội loài người ..............

A. Phát triển hiện đại.

B. Chuyển sang nền văn minh.

C. Ngày càng tiến bộ.

D. Hình thành và phát triển.

Câu 28 : Mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và lượng .............

A. Thống nhất với nhau.

B. Tương tác lẫn nhau.

C. Gắn bó với nhau.

D. Tác động lẫn nhau.

Câu 31 : Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới tạo nên ...............

A. Sự vận động trong xã hội.

B. Sự phát triển vô tận của thế giới khách quan.

C. Sự phát triển của giới thự nhiên.

D. Sự thay đổi trong tư duy con người.

Câu 32 : Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động cơ học?

A. Nước bốc hơi ở nhiệt độ cao.

B. Cây cối sinh trưởng ngày càng cao lên.

C. Xã hội chuyển từ chế độ phong kiến thành chế độ tư bản chủ nghĩa.

D. Các vật thể dịch chuyển trong không gian.

Câu 35 : Mâu thuẫn không thể giải quyết bằng còn đường điều hòa, mà chỉ được giải quyết bằng ................

A. Chiến tranh.

B. Sự đấu tranh giữa các lực lượng.

C. Đấu tranh giữa các mặt đối lập.

D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 37 : Hoạt động nào không phải là hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn?

A. Sản xuất vật chất.

B. Chính trị xã hội.

C. Văn hóa nghệ thuật.

D. Thực nghiệm khoa học.

Câu 38 : Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội mà biểu hiện cụ thể là .....................

A. Nhiều cuộc chiến tranh xảy ra.

B. Các cuộc chiến tranh giành đất đai.

C. Các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.

D. Các cuộc đấu tranh giai cấp.

Câu 39 : Con người là chủ thể của lịch sử, vì vậy mọi sự biến đổi, mọi cuộc cách mạng xã hội đều ...............

A. Do nghiên cứu khoa học tạo ra.

B. Tự nhiên sinh ra.

C. Do con người tạo ra.

D. Nằm ngoài ý thức của con người.

Câu 40 : Sự biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng: Lượng biến đổi dần dần, đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì ................

A. Chất bị phá hủy và biến mất.

B. Chất mới ra đời thay thế chất cũ.

C. Chất vẫn giữ nguyên như cũ.

D. Chất mới ra đời tồn tại cùng chất cũ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247