Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Lịch sử Đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đình Phùng

Đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đình Phùng

Câu 2 : Đảng Quốc xã Đức lợi dụng điều gì để kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc?

A. Tâm lí bất mãn của người Đức đối với nền cộng hòa Vai-ma.

B. Sự bất mãn của người Đức với cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. 

C. Sự căm thù của người Đức đối với việc Đức bị thất bại trong chiến tranh thế giới thứ nhất. 

D. Tâm lí bất mãn của người Đức đối với Hòa ước Véc-xai. 

Câu 3 : Biện pháp để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929-1933 của các nước Mĩ, Anh, Pháp là gì?

A. Phát xít hóa bộ máy nhà nước.

B. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quy trình quản lí, tổ chức sản xuất. 

C. Tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. 

D. Gây chiến tranh xâm lược thuộc địa. 

Câu 4 : Thực chất Chính sách Kinh tế mới là: 

A. sự chuyển đổi từ nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn XHCN. 

B. sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường hoàn toàn.

C. chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp làm trọng tâm sang nền kinh tế công nghiệp là chủ yếu.  

D. sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. 

Câu 5 : Ong Kẹo và Commađam đã lãnh đạo khởi nghĩa ở nơi nào?

A. Xavanakhét 

B. Cao nguyên Bôlôven 

C. Châu Đốc, Hà Tiên 

D. Cao nguyên Lang Bian 

Câu 6 : Nguyên nhân chung dẫn đến Nhật Bản và Xiêm thoát khỏi thân phận là một nước thuộc địa là

A. duy trì chế độ phong kiến. 

B. có đồng minh hậu thuẫn. 

C. cử người học tập nước ngoài. 

D. cải cách, duy tân đất nước. 

Câu 7 : Thời cận đại, đặc biệt là cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các lĩnh vực nghệ thuật như: kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc…

A. kém phát triển. 

B. không phát triển. 

C. lâm vào suy thoái. 

D. rất phát triển. 

Câu 8 : Ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là:

A. Cổ vũ và để lại nhiều bài học quí báu cho phong trào cách mạng thế giới. 

B. Đập tan ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến. 

C. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. 

D. Tạo tiền đề để Lê-nin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp vô sản. 

Câu 9 : Chính sách cải cách của Rama V có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của Xiêm?

A. Đóng cửa, không giao lưu với phương Tây. 

B. Đưa đất nước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

C. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ.

D. Củng cố quyền lực phong kiến của nhà vua. 

Câu 10 : Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc đã hình thành những khối quân sự nào?

A. Cấp tiến, Ôn hòa. 

B. Liên minh, Hiệp ước. 

C. Đồng minh, Hiệp ước. 

D. Liên minh, Phát xít. 

Câu 11 : Vì sao Mĩ muốn xâm lược, bành trướng đối với khu vực Mĩ la tinh?

A. Biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.

B. Mở rộng ngoại giao. 

C. Mở rộng lãnh thổ. 

D. Giúp đỡ Mĩ Latinh. 

Câu 12 : Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược?

A. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào.

B. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu. 

C. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi. 

D. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển. 

Câu 13 : Tính chất của cuộc Duy tân năm 1868 ở Nhật?

A. Cách mạng tư sản. 

B. Cách mạng tư sản không triệt để. 

C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. 

D. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa. 

Câu 14 : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế nước Mĩ 

A. bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, không thể khôi phục được. 

B. phụ thuộc vào các nước châu Âu. 

C. có bước phát triển nhanh chóng, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. 

D. lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. 

Câu 15 : Để khôi phục kinh tế sau cách mạng tháng Mười, tháng 3/1921 Lê-nin và Đảng Bônsêvich đã 

A. ban hành Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. 

B. ban hành Chính sách cộng sản thời chiến. 

C. ban hành Chính sách kinh tế mới. 

D. tiến hành cải cách chính phủ. 

Câu 16 : Hội nghị Véc-xai - Oasinhtơn diễn ra trong hoàn cảnh nào? 

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt. 

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc. 

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước sang giai đoạn thứ hai. 

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc. 

Câu 17 : Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Chiến tranh xâm lược thuộc địa. 

B. Chiến tranh Đế quốc phi nghĩa. 

C. Phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước. 

D. Phi nghĩa thuộc về phe Liên minh. 

Câu 18 : Vai trò to lớn nhất của Tôn Trung Sơn đối với phong trào cách mạng ở Trung Quốc là 

A. đưa cách mạng phát triển theo con đường vô sản. 

B. đưa đất nước phát triển theo con đường tư sản. 

C. đưa cách mạng phát triển theo con đường dân tộc dân chủ. 

D. đưa cách mạng phát triển theo con đường dân chủ tư sản. 

Câu 19 : Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã thực hiện những nhiệm vụ gì?

A. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược. 

B. Đánh đuổi đế quốc xâm lược. 

C. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, mở đường cho CNTB phát triển. 

D. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, giải quyết ruộng đất cho nông dân. 

Câu 20 : Tại sao Cách mạng Tháng hai là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới? 

A. Do tư sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại. 

B. Do tư sản lãnh đạo và chính quyền tư sản được thành lập. 

C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại. 

D. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và chính quyền Xô viết thành lập. 

Câu 21 : Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện trong chiến tranh thế giới 1 là: 

A. 2/4/1917.  

B. 3/3/1918. 

C.  2/11/1918     

D. 11/11/1918 

Câu 22 : Cách mạng tháng Hai đã thực hiện được những nhiệm vụ gì? 

A. Lật đổ chế độ tư bản. 

B. Lật đổ chính quyền Xô Viết.      

C. Lật đổ chế độ phong kiến. 

D. Cả A và B. 

Câu 23 : Lào trở thành thuộc địa của Pháp vào năm: 

A. 1863   

B. 1883 

C. 1884  

D. 1893 

Câu 24 : Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương có ý nghĩa nhự thế nào?

A. Tinh thần yêu nước. 

B. Tinh thần đoàn kết của 3 nước. 

C. Cả A và B đúng. 

D. Cả A và B chưa đúng. 

Câu 25 : Lãnh tụ Tôn Trung Sơn theo khuynh hướng nào? 

A. Trung lập. 

B. Dân chủ tư sản. 

C. Quân chủ lập hiến.  

D. Nền cộng hòa 

Câu 26 : Với điều ước nào Trung Quốc thực sự trở thành nước nữa thuộc địa nữa phong kiến? 

A. Tân Sửu.  

B. Nam Kinh. 

C. Bắc Kinh.  

D. Nhâm Ngọ 

Câu 27 : Những cải cách của ra-ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm? 

A. Không bị biến thành thuộc địa của phương Tây 

B. Giữ được độc lập 

C. Phát triển thành cường quốc 

D. Cả A và B 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247