Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 GDCD Đề thi HK1 môn GDCD 10 năm 2021-2022 Trường THPT Việt Đức

Đề thi HK1 môn GDCD 10 năm 2021-2022 Trường THPT Việt Đức

Câu 1 : Câu nói “Có thực mới vực được đạo” thể hiện nội dung nào của Triết học?

A. Vật chất quyết định ý thức.

B. Vật chất có trước ý thức.

C. Quan niệm của con người về thế giới.

D. Cách thức đạt được mục đích đề ra.

Câu 2 : Vì sao một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT lại được coi là một sự phát triển?

A. Vì có sự di chuyển địa điểm học ở 2 nơi khác nhau.

B. Vì có sự thay đổi về giáo viên dạy.

C. Vì số lượng môn học nhiều hơn.

D. Vì có sự thay đổi về mặt trí tuệ, nhận thức.

Câu 3 : Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là .................

A. một mối quan hệ.

B. một phạm trù.

C. một chỉnh thể.

D. một phương pháp.

Câu 5 : Theo quan điểm Triết học, phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra như thế nào?

A. Do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng.

B. Do mong muốn chủ quan của con người.

C. Do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài sự vật hiện tượng.

D. Do sức mạnh vốn có của giới tự nhiên.

Câu 6 : “Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn có tác dụng bổ sung hoàn thiện nhận thức chưa đầy đủ”, thể hiện ...............

A. thực tiễn là mục đích của nhận thức.

B. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

C. thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

D. thực tiễn là động lực của nhận thức.

Câu 7 : Câu tục ngữ nào sau đây không nói về vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

A. Cái khó ló cái khôn.

B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

C. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.

D. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

Câu 8 : Những sự vật hiện tượng nào sau đây được coi là mặt đối lập của mâu thuẫn?

A. Dài và ngắn.

B. Cao và thấp.

C. Đồng hóa và dị hóa.

D. Tròn và vuông.

Câu 9 : Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách ................

A. điều hòa các mặt đối lập.

B. đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C. kết hợp các mặt đối lập.

D. thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 11 : Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó .................

A. chưa có sự biến đổi nào xảy ra.

B. sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật.

C. sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.

D. sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng.

Câu 13 : Để tạo ra sự biến đổi về chất, trước hết phải ....................

A. tạo ra sự biến đổi về lượng.

B. tích lũy dần dần về chất.

C. tạo ra chất mới tương ứng.

D. làm cho chất mới ra đời.

Câu 14 : Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do ..................

A. sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

B. sự tác động từ bên ngoài.

C. sự tác động từ bên trong.

D. sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.

Câu 15 : Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình?

A. Tre già măng mọc.

B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

C. Con hơn cha là nhà có phúc.

D. Có mới nới cũ.

Câu 17 : Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do đâu?

A. Sự tác động của ngoại cảnh.

B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.

C. Sự tác động của con người.

D. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng.

Câu 19 : Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?

A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến.

B. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến.

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

D. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.

Câu 20 : Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?

A. Học vẹt.

B. Lập kế hoạch học tập.

C. Ghi thành dàn bài.

D. Sơ đồ hóa bài học.

Câu 21 : Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc .................

A. trực tiếp với các sự vật, hiện tượng.

B. gián tiếp với các sự vật, hiện tượng.

C. gần gũi với các sự vật, hiện tượng.

D. trực diện với các sự vật, hiện tượng.

Câu 22 : Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng?

A. Đặc điểm bên trong.

B. Đặc điểm bên ngoài.

C. Đặc điểm cơ bản.

D. Đặc điểm chủ yếu.

Câu 24 : Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị - xã hội?

A. ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt.

B. ủng hộ trẻ em khuyết tật.

C. thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ.

D. trồng rau xanh cung ứng ra thị trường.

Câu 25 : Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Câu 26 : Phủ định biện chứng có những đặc điểm nào dưới đây?

A. Tính khách quan và tính kế thừa.

B. Tính truyền thống và tính hiện đại.

C. Tính dân tộc và tính kế thừa.

D. Tính khách quan và tính thời đại.

Câu 27 : Triết học Mác-Lê Nin cho rằng, vận động là mọi sự .................

A. thay đổi nói chung.

B. biến đổi nói chung.

C. phát triển nói chung.

D. đứng im nói chung.

Câu 28 : Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật, hiện tượng trong ................

A. giới tự nhiên và tư duy.

B. thế giới khách quan và xã hội.

C. đời sống xã hội và tư duy.

D. giới tự nhiên và đời sống xã hội.

Câu 29 : TheoTriết học Mác-Lê Nin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập ................

A. vừa xung đột, vừa bài trừ nhau.

B. vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.

C. vừa liên hệ, vừa đấu tranh với nhau.

D. vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.

Câu 30 : Nội dung nào sau đây không thuộc kiến thức Triết học?

A. Thế giới tồn tại khách quan.

B. Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động.

C. Giới tự nhiên là cái có sẵn.

D. Kim loại có tính dẫn điện.

Câu 32 : Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến.

B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng.

C. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran.

D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai.

Câu 33 : Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm Triết học?

A. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị giai cấp bị trị trong xã hội có giai cấp đối kháng,

B. Mâu thuẫn giữa các học sinh tích cực và các học sinh cá biệt trong lớp.

C. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự nhầm lẫn nhau.

D. Sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh yêu cầu bảo môi trường.

Câu 34 : Hiện tượng nào dưới đây thể hiện mặt lượng của sự vật?

A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 cao hơn so với năm 2014.

B. Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn dễ hòa tan trong nước..

C. Lan là một học sinh thong minh, nhiệt tình giúp đỡ bạn.

D. Cuốn tiểu thuyết mới ra mắt được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận.

Câu 35 : Biểu hiện nào dưới đây chỉ ra cách thức làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng?

A. Liên tục thực hiện các bước nhảy

B. Kiên trì tích lũy về lượng đến một mức cần thiết

C. Bổ sung cho chất những nhân tố mới

D. Thực hiện các hình thức vận động

Câu 36 : Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học?

A. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay.

B. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ.

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.

D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Câu 37 : Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này?

A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường.

B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh.

C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.

D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.

Câu 38 : Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện, em chọn phương án nào dưới đây?

A. Cái dễ không cần học vì có thể tự hiểu được

B. Kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

C. Chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra

D. Sử dụng “phao” trong thi học kì

Câu 40 : Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động.

B. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi.

C. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội.

D. Việc làm này giúp người nông dân mua được thực phẩm rẻ hơn.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247