Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Địa lý Đề thi HK1 môn Địa lí 11 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Thời Nhiệm

Đề thi HK1 môn Địa lí 11 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Thời Nhiệm

Câu 1 : Xác định đâu là tổ chức liên kết khu vực được cho có ít quốc gia tham gia nhất?

A. Thị trường chung Nam Mĩ.

B. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.

D. Liên minh châu Âu.

Câu 2 : Để có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước đang phát triển đã nắm bắt được những cơ hội nào?

A. Nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm.

B. Đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng vào sản xuất.

C. Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới.

D. Phá bỏ hàng rào thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Câu 3 : Hãy cho biết các nước đang phát triển đã làm gì nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội?

A. Nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm.

B. Đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng vào sản xuất.

C. Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới.

D. Phá bỏ hàng rào thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Câu 4 : Cho biết đâu không phải ý nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới phát triển mạnh?

A. Hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.

B. Thúc đẩy tự do hóa thương mại.

C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới.

D. Làm nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.

Câu 5 : Đặc điểm nào sau đây không phải của các công ty xuyên quốc gia?

A. Hoạt động mạnh trong lĩnh vực du lịch.

B. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.

C. Chi phối các ngành kinh tế quan trọng.

D. Có nguồn của cải vật chất rất lớn.

Câu 6 : Cho biết các nước đang phát triển hiện nay phải làm những gì để có được sức cạnh tranh kinh tế mạnh?

A. Tăng cường tự do hóa thương mại.

B. Nhận chuyển giao các công nghệ lạc hậu.

C. Làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.

D. Tiếp thu văn hóa của các nước phát triển.

Câu 7 : Xác định tổ chức liên kết khu vực có sự tham gia của của nhiều nước ở nhiều châu lục khác nhau?

A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

C. Thị trường chung Nam Mĩ.

D. Liên minh châu Âu.

Câu 8 : Cho biết đâu là ý nghĩa tích cực của tự do hóa thương mại mở rộng?

A. Tạo thuận lợi cho tài chính quốc tế phát triển.

B. Nâng cao vai trò của các công ty đa quốc gia.

C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới.

D. Hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.

Câu 9 : Cho biết ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?

A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.

B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

C. Thị trường chung Nam Mĩ.

D. Liên minh châu Âu.

Câu 10 : Xác định ý nào không phải là mặt thuận lợi chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

B. Đẩy nhanh đầu tư.

C. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, cạnh tranh giữa các nước.

D. Tăng cường sự hợp tác quốc tế.

Câu 11 : Cho biết đâu là cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết khu vực?

A. Vai trò quan trọng của các công ty xuyên quốc gia.

B. Xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu.

C. Sự phân hóa giàu – nghèo giữa các nhóm nước.

D. Sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội.

Câu 12 : Đâu là đặc điểm chung của các trụ cột chính của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại?

A. Có hàm lượng tri thức cao.

B. Chi phí sản xuất lớn.

C. Thời gian nghiên cứu dài.

D. Xuất hiện ở các nước đang phát triển.

Câu 13 : Cho biết đâu là dấu hiệu đặc trưng của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại?

A. Sản xuất công nghiệp được chuyên môn hóa.

B. Khoa học được ứng dụng vào sản xuất.

C. Xuất hiện và bùng nổ công nghệ.

D. Quy trình sản xuất được tự động hóa.

Câu 14 : Cho biết cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là gì?

A. Khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp

B. Khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao

C. Khu vực I và III cao, khu vực II thấp

D. Khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao

Câu 15 : “ Trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt trình độ phát triển nhất định về công nghiệp” là đặc điểm nổi bật của nhóm nước?

A. Công nghiệp mới.

B. Kinh tế đang phát triển.

C. Kinh tế phát triển.

D. Chậm phát triển.

Câu 16 : Ý nào không phải là đặc điểm chung của nhóm các nước kinh tế phát triển?

A. Đầu tư nước ngoài lớn.

B. Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn.

C. Chỉ số phát triển con người (HDI) cao.

D. Thu nhập bình quân đầu người không cao.

Câu 17 : Đâu là đặc điểm chung của nhóm các nước đang phát triển?

A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.

B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

D. Năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

Câu 18 : Hãy cho biết trong nền kinh tế tri thức yếu tố nào đóng vai trò quyết định?

A. Giáo dục và văn hóa bản sắc dân tộc.

B. Văn hóa dân tộc và công nghệ.

C. Công nghệ thông tin và truyền thông.

D. Vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ.

Câu 19 : Cho biết đâu là nguyên nhân người dân ở nhóm nước phát triển thường có tuổi thọ trung bình cao hơn ở nhóm nước đang phát triển?

A. Chủ yếu ăn thức ăn nhanh.

B. Chất lượng cuộc sống cao.

C. Nguồn gốc gen di truyền.

D. Chế độ phúc lợi xã hội tốt.

Câu 20 : Ưu thế nào là lớn nhất của việc áp dụng công nghệ thông tin?

A. tiết kiệm được nguồn năng lượng trong sản xuất.

B. hạn chế được sự ô nhiễm môi trường.

C. rút ngắn thời gian và không gian xử lí thông tin.

D. chi phí lao động sản xuất rẻ nhất.

Câu 21 : Hãy cho biết hậu quả lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội khi dân số già là?

A. Nạn thất nghiệp tăng lên.

B. Chi phí phúc lợi xã hội tăng lên.

C. Thiếu nguồn lao động.

D. Thị trường tiêu thụ thu hẹp.

Câu 22 : Đâu là biện pháp giúp cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên và giải quyết các vấn đề xã hội mà nhân loại đang hướng tới?

A. Phát triển theo chiều rộng.

B. Phát triển theo chiều sâu.

C. Phát triển nhanh.

D. Phát triển bền vững.

Câu 23 : Cho biết đâu là tác động trực tiếp của hiệu ứng nhà kính?

A. Tan băng ở hai cực Trái Đất.

B. Mực nước biển dâng cao hơn.

C. Nhiệt độ toàn cầu nóng lên.

D. Xâm nhập mặn vào sâu nội địa hơn.

Câu 24 : Hãy cho biết các quốc gia hiện nay cần làm gì để có thể phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người?

A. hạn chế gia tăng dân số trên quy mô toàn cầu.

B. hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

C. hạn chế nạn khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức.

D. hạn chế và loại trừ các mô hình sản xuất, tiêu dùng thiếu bền vững.

Câu 25 : Nguyên nhân chính nào dẫn đến tình trạng môi trường toàn cầu đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề?

A. Áp lực của gia tăng dân số.

B. Sự tăng trưởng của hoạt động nông nghiệp.

C. Sự tăng trưởng của hoạt động công nghiệp.

D. Sự tăng trưởng của hoạt động dịch vụ.

Câu 26 : Để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống toàn cầu cần quan tâm đến vấn đề nào?

A. Bùng nổ và già hóa dân số, ô nhiễm môi trường và hòa bình thế giới.

B. Bùng nổ và già hóa dân số, nạn đói, dịch bệnh ở các quốc gia nghèo.

C. Nạn khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức, bùng nổ và già hóa dân số.

D. Ô nhiễm môi trường, nạn khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức.

Câu 27 : Vấn đề hậu quả về mặt kinh tế - xã hội nào sau đây không phải do dân số già gây nên?

A. Thiếu lực lượng lao động trong xã hội.

B. Các chính sách hỗ trợ, chăm sóc cho người già.

C. Nguy cơ làm tăng dân số.

D. Nền kinh tế chậm phát triển.

Câu 28 : Hãy cho biết đâu là nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm biển và đại dương?

A. sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu trên biển và đại dương.

B. chất thải công nghiệp không quá xử lý đổ vào biển và đại dương.

C. chất thải sinh hoạt không quá xử lý đổ vào biển và đại dương.

D. đánh bắt cá bằng chất nổ.

Câu 29 : Xác định nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh vật?

A. nhiệt độ Trái Đất nóng lên.

B. khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.

C. sử dụng chất nổ trong quá trình khai thác.

D. diện tích rừng ngày càng thu hẹp.

Câu 30 : Cho biết sự suy giảm đa dạng sinh học sẽ dẫn tới những hậu quả gì?

A. Khan hiếm nguồn nước ngọt xảy ra ở nhiều nơi.

B. Cuộc chiến sinh tồn khốc liệt của động vật hoang dã.

C. Mất đi nhiều loài gen, nguồn thuốc, nguồn thực phẩm.

D. Thu hẹp không gian sống của các loài sinh vật.

Câu 31 : Ở khu vực Tây Nam Á xung đột, nội chiến và bất ổn đã dẫn đến hậu quả nào?

A. Dân số tăng nhanh.

B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.

C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.

D. Chênh lệch giàu – nghèo sâu sắc.

Câu 32 : Xác định đâu là tài nguyên giàu có nhất ở Tây Nam Á?

A. Kim cương.

B. Quặng đồng.

C. Dầu khí.

D. Kim loại màu.

Câu 33 : Xác định đâu là điểm tương đồng về kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á?

A. Chịu ảnh hưởng sâu, rộng của đạo Hồi.

B. Bùng nổ dân số và nghèo đói.

C. Thu nhập bình quân đầu người cao.

D. Có thế mạnh về sản xuất nông, lâm, hải sản.

Câu 34 : Ý nào không phải là nguyên nhân khiến nền kinh tế các nước Mĩ La Tinh phát triển chậm?

A. Tình hình chính trị không ổn định.

B. Hạn chế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động.

C. Phụ thuộc vào các công ti tư bản nước ngoài.

D. Người dân không có ruộng đất di cư ồ ạt ra thành phố.

Câu 35 : Xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh?

A. Nền công nghiệp phát triển quá nhanh.

B. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm.

C. Sản xuất nông nghiệp lạc hậu với năng suất thấp.

D. Sự xâm lược ồ ạt của các nước đế quốc.

Câu 36 : Đâu là đặc điểm kinh tế nổi bật của hầu hết các nước Mĩ La-tinh?

A. Dựa vào xuất khẩu hàng công nghiệp.

B. Phát triển ổn định, độc lập và tự chủ.

C. Tốc độ tăng trưởng cao.

D. Tốc độ phát triển không đều.

Câu 37 : Ở Mĩ La Tinh có loại khoáng sản nào là nổi bật?

A. Dầu mỏ, khí đốt.

B. Kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.

C. Kim loại đen, kim loại quý.

D. Than đá, dầu khí.

Câu 38 : Xác định đầu tư của nước ngoài vào châu Phi tập trung chính vào ngành?

A. Nông nghiệp.

B. Dịch vụ.

C. Công nghiệp có trình độ cao.

D. Khai thác khoáng sản.

Câu 39 : Cho biết đâu là giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở châu Phi hiện nay để phát triển nông nghiệp?

A. Mở rộng mô hình sản xuất quảng canh.

B. Khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt.

C. Tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn.

D.  Áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn.

Câu 40 : Hãy xác định một trong những đặc điểm dân cư – xã hội nổi bật của châu Phi là?

A. Dân số đông, tăng rất chậm.

B. Gia tăng dân số tự nhiên thấp.

C. Tỉ lệ nhóm người trên 60 tuổi cao.

D. Tuổi thọ trung bình thấp.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247