Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Nguyễn Công Trứ

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Nguyễn Công Trứ

Câu 2 : Động vật nào hô hấp bằng hệ thống ống khí?

A. Thỏ

B. Thằn lằn

C. Ếch đồng

D. Châu chấu

Câu 4 : Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sẽ cho đời con có ưu thế lai cao nhất?

A. AABB x AABB

B. AAbb x aabb

C. aabb x AABB

D. aaBB x AABB

Câu 6 : Dạng đột biến NST nào sẽ làm thay đổi cấu trúc NST?

A. Lệch bội

B. Chuyển đoạn

C. Đa bội

D. Dị đa bội

Câu 7 : Trong các nhân tố sau, nhân tố sinh thái nào là nhân tố vô sinh?

A. Chim sâu

B. Ánh sáng

C. Sâu ăn lá lúa

D. Cây lúa

Câu 9 : Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào thuộc quan hệ hỗ trợ giữa các loài?

A. Kí sinh

B. Ức chế - cảm nhiễm

C. Cạnh tranh

D. Cộng sinh

Câu 11 : Ở bướm, hoocmôn ecđixơn được sản xuất ra từ vị trí nào trên cơ thể?

A. tuyến trước ngực

B. thể allata

C. tuyến yên

D. tuyến giáp

Câu 12 : Gen có 1500 cặp nuclêôtít, đột biến mất 1 cặp nuclêôtít xảy ra ở vị trí nào sẽ gây hậu quả lớn nhất trên cấu trúc của phân tử prôtêin do nó mã hóa?

A. Đột biến ở cặp nuclêôtít thứ 200

B. Đột biến ở cặp nuclêôtít thứ 600

C. Đột biến ở cặp nuclêôtít thứ 400

D. Đột biến ở cặp nuclêôtít thứ 800

Câu 13 : Dạng đột biến gen nào sẽ gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi pôlipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp?

A. Đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit

B. Đột biến thêm 2 cặp nuclêôtit

C. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit

D. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit

Câu 21 : Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào là chính xác?

A. Cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản do đó khi hai quần thể bị cách li sẽ hình thành loài mới

B. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa xuất hiện phổ biến ở động vật bậc cao có sinh sản vô tính

C. Hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra nhanh hơn nếu có các nhân tố tiến hóa tác động

D. Trong cùng một khu vực địa lí, luôn có sự giao thoa về mặt di truyền giữa các quần thể nên không thể tạo ra loài mới trong cùng khu vực

Câu 22 : Trong các phát biểu sau về môi trường và các nhân tố sinh thái cũng như sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên đối với sinh vật, phát biểu nào chính xác?

A. Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp hình thành nên những ổ sinh thái khác nhau

B. Môi trường chỉ bao gồm các yếu tố vô sinh bao quanh sinh vật thuộc nhóm các nhân tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, ...) và các yếu tố thổ nhưỡng hay địa hình

C. Người ta chia nhân tố sinh thái thành 2 nhóm: Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh, con người không thuộc hai nhóm trên

D. Thực vật đều sử dụng quang năng phục vụ cho các hoạt động quang hợp của mình, do đó giới hạn sinh thái đối với ánh sáng của các loài thực vật đều như nhau

Câu 23 : Hiện tượng nào sẽ xuất hiện trong quần xã làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể khác loài và làm tăng hiệu suất khai thác môi trường sống?

A. Hiện tượng phân tầng

B. Hiện tượng phân bố đồng đều

C. Hiện tượng liên rễ

D. Hiện tượng ký sinh khác loài

Câu 25 : Trong số các phát biểu sau đây về hệ sinh thái, phát biểu nào không chính xác?

A. Thành phần của hệ sinh thái bao gồm quần xã và môi trường xung quanh, bao gồm các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất, địa hình, địa mạo của môi trường

B. Các hệ sinh thái có kích thước lớn, quy mô của chúng chỉ có thể trải dài trên một khu vực, thậm chí cả lục địa mà không có các hệ sinh thái có kích thước nhỏ

C. Bất kỳ một sự gắn kết nào giữa sinh vật và các nhân tố sinh thái của môi trường để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh, dù ở mức độ đơn giản nhất đều được coi là một hệ sinh thái

D. Hệ sinh thái là một hệ thống mở, tự điều chỉnh và liên tục biến đổi để thích ứng với các biến đổi của môi trường

Câu 26 : Trong số các khẳng định dưới đây về chu trình sinh địa hóa, khẳng định nào không chính xác?

A. Các chu trình sinh địa hóa cho thấy sự tuần hoàn của vật chất và vật chất có thể tái sử dụng trong hệ sinh thái

B. Trong chu trình Nitơ tự nhiên, hoạt động chuyển N2 thành nitơ có trong hợp chất hữu cơ được thực hiện trong các sinh vật sống

C. Quá trình chuyển hóa N2 thành amon trong tự nhiên chỉ được thực hiện nhờ quá trình cố định đạm có trong các vi sinh vật cố định đạm

D. Trong chu trình nước, nước có thể tồn tại ở các dạng rắn, lỏng, hơi và chu trình nước có tính toàn cầu

Câu 27 : Vì sao thực vật cần phải thực hiện pha sáng để hoàn thành quá trình quang hợp của mình?

A. Pha sáng tạo ra oxy phục vụ cho hoạt động của pha tối của quá trình quang hợp và cung cấp nguyên liệu cho hô hấp

B. Pha sáng chuyển hóa và tích lũy quang năng thành hóa năng dưới dạng ATP và lực khử, cung cấp cho hoạt động của pha tối

C. Pha sáng cần thiết phải xảy ra để tiêu thụ nước được tạo ra trong quá trình quang hợp và tiêu thụ oxy giải phóng trong quang hợp

D. Pha sáng là giai đoạn thiết yếu cho quá trình quang hợp được thực hiện vì nó thúc đẩy quá trình quang phân li nước

Câu 28 : Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nucleotide như sau:Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’XAA5’; 3’XAG5’; 3’XAT5’; 3’XAX5’ và chuỗi polypeptide do gen M quy định tổng hợp có 31 axit amin. Căn cứ vào các dữ liệu trên, phát biểu nào sai?

A. Đột biến thay thế cặp nucleotide G - X ở vị trí 88 bằng cặp nucleotide A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi polypeptide ngắn hơn so với chuỗi polypeptide do gen M quy định tổng hợp

B. Đột biến thay thế một cặp nucleotide ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi polypeptide giống với chuỗi polypeptide do gen M quy định tổng hợp

C. Đột biến mất một cặp nucleotide ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi polypeptide có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi polypeptide do gen M quy định tổng hợp

D. Đột biến thay thế một cặp nucleotide ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi polypeptide thay đổi một axit amin so với chuỗi polypeptide do gen M quy định tổng hợp

Câu 30 : Cho 1 cây hoa lai với 2 cây hoa khác cùng loài.- Với cây thứ nhất, thế hệ lai thu được tỉ lệ: 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng

A. P: AaBb; cây 1: AABB; cây 2: AaBb

B. P: Aa; cây 1: Aa, cây 2 aa, trội lặn KHT

C. P: AaBb; cây 1: aaBb; cây 2: AaBb

D. P: AaBb; cây 1: aabb; cây 2: AaBb.

Câu 32 : Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là gì?

A. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên

B. Do sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên

C. Do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật nên hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên

D. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở

Câu 35 : Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể có kích thước nhỏ

B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm tăng đa dạng di truyền của quần thể

C. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể

D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247