Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Đông Mỹ

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh - Trường THPT Đông Mỹ

Câu 1 : Các mã bộ ba trên mARN có vai trò qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là gì?

A. 3’GAU5’, 3’AAU5’, 3’AUG5’

B. 3’UAG5’, 3’UAA5’, 3’AGU5’

C. 3’UAG5’, 3’UAA5’, 3’UGA5’

D. 3’GAU5’, 3’AAU5’, 3’AGU5’

Câu 2 : Trong mô hình cấu trúc của Ôpêron Lac, vùng vận hành là nơi có đặc điểm gì?

A. Chứa thông tin mã hóa các axit amin trong phân tử protein cấu trúc

B. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã

C. Protein ức chế có thể liên kết ngăn cản sự phiên mã

D. Mang thông tin qui định cấu trúc protein ưc chế

Câu 3 : Điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là gì?

A. Đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung

B. Đều diễn ra trên cả hai mạch của gen

C. Đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN của nhiễm sắc thể

D. Đều có sự tham gia của ADN polimezaza

Câu 10 : Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự trao đổi ra sao?

A. trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I

B. trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I

C. tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I

D. tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I

Câu 12 : Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số 17%. Tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này là gì?

A. \(\underline {AB} = \underline {ab} = 8,5\% ;\underline {Ab} = \underline {aB} = 41,5\% \)

B. \(\underline {AB} = \underline {ab} = 41,5\% ;\underline {Ab} = \underline {aB} = 8,5\% \)

C. \(\underline {AB} = \underline {ab} = 33\% ;\underline {Ab} = \underline {aB} = 17\% \)

D. \(\underline {AB} = \underline {ab} = 17\% ;\underline {Ab} = \underline {aB} = 33\% \)

Câu 15 : Một cơ thể có tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính XAXa. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là: 

A. \({X^A}{X^a},{\rm{ }}O,{\rm{ }}{X^A},{\rm{ }}{X^A}{X^A}.\)

B. \({X^A}{X^a},{\rm{ }}{X^a}{X^a},{\rm{ }}{X^A},{\rm{ }}{X^a},{\rm{ }}O.\)

C. \({X^A}{X^A},{\rm{ }}{X^a}{X^a},{\rm{ }}{X^A},{\rm{ }}{X^a},{\rm{ }}O.\)

D. \({X^A}{X^A},{\rm{ }}{X^A}{X^a},{\rm{ }}{X^A},{X^a},{\rm{ }}O.\)

Câu 17 : Với 2 alen A và a, bắt đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa, ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ ra sao?

A. \(AA = aa = \frac{{1 - {{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^\pi }}}{2};Aa = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^\pi }\)

B. \(AA = aa = 1 - {\left( {\frac{1}{2}} \right)^2};Aa = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^2}\)

C. \(AA = Aa = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^\pi };aa = 1 - {\left( {\frac{1}{2}} \right)^2}\)

D. \(AA = Aa = 1 - {\left( {\frac{1}{2}} \right)^\pi };aa = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^\pi }\)

Câu 20 : Ở người, bệnh máu khó đông do gen h nằm trên NST X, gen H: máu đông bình thường. Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh khó đông, nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Con gái của họ không bao giờ mắc bệnh

B. 100% số con trai của họ sẽ mắc bệnh

C. 50% số con trai của họ có khả năng mắc bệnh

D. 100% số con gái của họ sẽ mắc bệnh.

Câu 21 : Cho sơ đồ phả hệ sau:

A. 1 và 4

B. 17 và 20

C. 8 và 13

D. 15 và 16

Câu 23 : Trường hợp nào không được xem là sinh vật biến đổi gen?

A. Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n

B. Bò tạo ra nhiều hoocmon sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng

C. Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Petunia

D. Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm

Câu 24 : Nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là gì?

A. đột biến

B. nguồn gen du nhập

C. biến dị tổ hợp

D. quá trình giao phối

Câu 25 : Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào không đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể

B. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường

C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể

D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường

Câu 28 : Cho những ví dụ sau:(1) Cánh dơi và cánh côn trùng.

A. (1), (2) và (4)

B. (1), (3) và (5)

C. (2), (4) và (6)

D. (1), (2) và (6)

Câu 30 : Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào không đúng?

A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường

D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

Câu 31 : Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì có đặc điểm gì?

A. số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng

B. sự cạnh tranh về nơi ở của cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng

C. mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn

D. sự hỗ trợ của cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm

Câu 32 : Đặc điểm nào là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như nấm, vi khuẩn

B. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại

C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn nặng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải.., chỉ có khoảng 10% năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn

D. Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường

Câu 33 : Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt là gì?

A. trong thiên nhiên, mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi không có vai trò đó

B. vật kí sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi

C. vật kí sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thường giết chết con mồi

D. vật kí sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi

Câu 34 : Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào?

A. cá rô phi và cá chép

B. chim sâu và sâu đo

C. ếch đồng và chim sẻ

D. tôm và tép

Câu 38 : Ở biển, sự phân bố của các nhóm tảo (tảo nâu, tảo đỏ, tảo lục) từ mặt nước xuống lớp nước sâu theo trình tự nào?

A. tảo lục, tảo đỏ, tảo nâu

B. tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ

C. tảo đỏ, tạo nâu, tảo lục

D. tảo nâu, tảo lục, tảo đỏ

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247