Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Vật lý Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 9 năm 2021-2022 Trường THCS Võ Lai

Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 9 năm 2021-2022 Trường THCS Võ Lai

Câu 1 : Chọn đáp án đúng: Hiện tượng nào không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ ?

A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường

B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay

C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy .

D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi

Câu 2 : Chọn phát biểu sai khi nói về cảm ứng điện từ?

A. Hiện tượng cảm ứng điện từ được áp dụng trong máy phát điện của nhà máy điện nguyên tử

B. Dòng điện cảm ứng sẽ xuất hiện nếu ta đặt một khung dây kín trong một từ trường mạnh

C. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của một cuộn dây thay đổi thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng

D. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một mạch điện kín gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ

Câu 3 : Em hãy cho biết: Trong cuộn dây kín xuất hiện dòng điện cảm ứng khi nào?

A. số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây rất lớn

B. số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây rất nhỏ

C. số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây thay đổi

D. số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây không thay đổi

Câu 4 : Em hãy xác định: Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong vòng dây kín nếu?

A. tỏng vòng dây có rất nhiều hạt mang điện

B. hạt mang điện trong vòng dây là các electron tự do

C. vòng dây kín được đặt trong từ trường

D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện của vòng dây thay đổi theo thời gian

Câu 5 : Hãy cho biết với điều kiện nào thì trong một vòng dây kín xuất hiện dòng điện cảm ứng?

A. Khi đưa thanh nam châm ra xa dần vòng dây

B. Khi đưa thanh nam châm lại gần vòng dây

C. Khi vòng dây đặt cố định trong từ trường nhưng từ trường xuyên qua vòng dây là từ trường biến đổi theo thời gian

D. Các điều kiện A, B, C đều đúng

Câu 6 : Hãy cho biết: Cách làm nào có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?

A. Nối hai cực của một acquy vào hai đầu cuộn dây dẫn

B. Đặt một nam châm có từ trường mạnh gần một cuộn dây dẫn kín

C. Đặt cuộn dây có điện trở nhỏ vào khu vực có từ trường mạnh

D. Đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong lòng cuộn dây dẫn kín

Câu 7 : Em hãy cho biết trong các trường hợp sau dòng điện cảm ứng xuất hiện trong trường hợp nào?

A. Mạch điện kín hay một phần mạch điện kín chuyển động trong từ trường cắt các cảm ứng từ

B. Đoạn dây dẫn đặt không song song với các đường sức từ

C. Hai đầu đoạn dây dẫn nói với hai cực của nam châm

D. Mạch điện kín đặt gần một nam châm mạnh

Câu 8 : em hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng mà trong đó có?

A. từ trường tác dụng lên dây dẫn có dòng điện

B. dòng điện chạy qua dây dẫn gây ra từ trường xung quanh nó

C. dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây kín khi có sự chuyển động tương đối giữa cuộn dây và nam châm ở gần nó

D. từ trường biến thành dòng điện

Câu 9 : Xác định trường hợp nào dòng điện trong dây dẫn là dòng điện cảm ứng?

A. dòng điện chạy trong khung dây khi động cơ điện hoạt động.

B. dòng điện chạy qua bóng đèn pin khi nối hai cực của pin với hai đầu bóng đèn

C. dòng điện chạy qua bể mạ kim loại

D. dòng điện chạy qua một mạch điện kín có nguồn điện

Câu 10 : Hãy cho biết: Hiện tượng cảm ứng điện từ được ứng dụng trong trường hợp?

A. Đinamo của xe đạp

B. Máy phát điện của nhà máy thủy điện

C. Máy phát điện của nhà máy nhiệt điện

D. Cả A, B, C

Câu 11 : Hãy cho biết: Để tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn người ta cần làm gì?

A. Cho một cực của thanh nam châm tiếp xúc vào một đầu

B. Đưa một thanh nam châm thẳng từ ngoài vào trong lòng cuộn dây đã được nối kín

C. Dung một thanh nam châm đặt ở gần cuộn dây

D. Mắc hai đầu cuộn dây vào hai cực của nguồn điện thành một mạch kín

Câu 12 : Hãy xác định: Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi nào?

A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng

B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm

C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên tăng giảm

D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây mạnh

Câu 13 : Em hãy cho biết: Trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín?

A. Đưa nam châm lại gần cuộn dây kín.

B. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín.

C. Cuộn dây dẫn kín đặt trong từ trường của nam châm.

D. Đưa nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây dẫn kín.

Câu 14 : Khi thực hiện thí nghiệm với cuộn dây và nam châm vĩnh cửu đặt dọc theo trục của ống dây. Trường hợp không có dòng điện cảm ứng tạo ra trong cuộn dây là?

A. Di chuyển nam châm tới gần hoặc ra xa cuộn dây.

B. Di chuyển cuộn dây tới gần hoặc ra xa nam châm.

C. Di chuyển đồng thời cuộn dây và nam châm để khoảng cách giữa chúng không đổi.

D. Quay nam châm quanh một trục thẳng đứng trước cuộn dây.

Câu 15 : Cho biết ý kiến nào sai khi nói về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng?

A. Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự chuyển động tương đối giữa ống dây và nam châm.

B. Khi mạch điện kín không chuyển động trong từ trường nhưng từ trường xuyên qua mạch điện đó là từ trường biến đổi theo thời gian.

C. Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự chuyển động đồng thời của ống dây và nam châm nhưng vị trí tương đối giữa chúng không thay đổi.

D. Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi ta đưa thanh nam châm vào trong lòng ống dây. 

Câu 16 : Em hãy xác định khi nào thì dòng điện cảm ứng xuất hiện?

A. Mạch điện kín hay một phần mạch điện kín chuyển động trong từ trường và cắt các đường cảm ứng từ.

B. Mạch điện kín hay một phần mạch điện kín được giữ cố định trong từ trường và cắt các đường cảm  ứng từ.

C. Mạch điện kín đặt gần một nam châm mạnh.

D. Mạch điện kín có cường độ dòng điện rất lớn.

Câu 17 : Quan sát thí nghiệm như hình và cho biết: Đâu là phát biểu đúng khi ta tiến hành đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây?

A. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led sáng

B. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây thì 2 đèn led không sáng.

C. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì 1 đèn led sáng và từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn led còn lại sáng.

D. Khi đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây thì hai đèn led không sáng, khi đưa thanh nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì hai đèn led sáng

Câu 18 : Cho một khung dây dẫn kín được đặt trong từ trường như hình vẽ. Khi cho khung quay quanh trục PQ nằm ngang, đâu là phát biểu đúng?

A. Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn bằng không.

B. Trong khung xuất hiện dòng điện xoay chiều.

C. Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn thay đổi.

D. Không xác định được trong khung có dòng điện xoay chiều hay không.

Câu 19 : Hãy cho biết: Nhiệt lượng tỏa ra trên mọt vật dẫn khi có dòng điện xoay chiều 1A chạy qua có giá trị?

A. bằng nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn đó khi có dòng điện một chiều 1A chạy qua.

B. gấp đôi nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn đó khi có dòng điện một chiều 1A chạy qua.

C. bằng một nữa nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn đó khi có dòng điện một chiều 1A chạy qua.

D. bằng 1 Jun

Câu 21 : Em hãy cho biết: Trên mặt một dụng cụ có ghi kí hiệu (A~). Dụng cụ này dùng để đo gì?

A. hiệu điện thế xoay chiều

B. hiệu điện thế một chiều

C. cường độ của dòng điện xoay chiều

D. cường độ của dòng điện một chiều

Câu 22 : Cho biết: Mắc một bóng đèn có ghi 220V - 45W lần lượt vào hiệu điện thế một chiều rồi xoay chiều cùng giá trị 220V. Kết luận nào đúng?

A. Mắc vào hiệu điện thế xoay chiều, bóng đèn sáng hơn

B. Mắc vào hiệu điện thế một chiều, bóng đèn sang hơn

C. Độ sáng trong hai trường hợp là như nhau

D. Chưa đủ thông tin để kết luận

Câu 23 : Cho biết trường hợp nào chủ yếu là ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều?

A. Sử dụng bình nóng lạnh trong buồng tắm

B. Thắp sáng một ngọn đèn neon

C. Sử dụng TV và tủ lạnh trong gia đình

D. Chạy một máy xay sinh tố

Câu 24 : Em hãy cho biết: Dòng điện xoay chiều có thể gây ra tác dụng nào?

A. tác dụng nhiệt

B. tác dụng phát sáng

C. tác dụng từ

D. Cả ba tác dụng trên

Câu 25 : Hãy cho biết: Trong máy phát điện xoay chiều, khi nam châm quay thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện xoay chiều. Nguyên nhân là khi nam châm quay thì?

A. số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây luôn tăng

B. số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây luôn giảm

C. số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng, giảm

D. số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây không thay đổi nhưng có chiều thay đổi

Câu 26 : Hãy cho biết: Trong máy phát điện xoay chiều, bộ phận tạo ra dòng điện là?

A. nam châm

B. các cuộn dây dẫn

C. bộ góp điện

D. từ trường của nam châm

Câu 28 : Chọn đáp án đúng: Dòng điện trong trường hợp nào sau đây là dòng điện xoay chiều?

A. Dòng điện sử dụng trong gia đình lấy từ lưới điện quốc gia

B. Dòng điện chạy trong động cơ gắn trên xe ô tô đồ chơi dùng pin

C. Dòng điện xuất hiện khi đưa thanh nam châm lại gần khung dây kín

D. Dòng điện xuất hiện khi đưa thanh nam châm ra xa khung dây kín

Câu 29 : Khi đặt một khung dây tròn trong một từ trường đều có các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Để tạo ra dòng điện xoay chiều trong khung dây, ta phải cho khung dây:

A. chuyển động tịnh tiến theo phương song song với đường sức từ

B. chuyển động tịnh tiến theo phương vuông góc với đường sức từ

C. chuyển động tịnh tiến theo một phương nhất định

D. quay quanh một trục trùng với một đường kính của khung dây

Câu 30 : Hãy cho biết: Dòng điện cảm ứng trong một khung dây kín là dòng điện xoay chiều khi?

A. khung dây kín đặt trong từ trường biến thiên

B. số đường sức từ xuyên qua khung dây luân phiên tăng, giảm

C. số đường sức từ xuyên qua khung dây đột ngột tăng gấp đôi

D. số đường sức từ xuyên qua khung dây đột ngột giảm đi một nữa

Câu 32 : Hãy cho biết: So với nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân có ưu điểm nào?

A. Tiêu tốn khối lượng nhiên liệu ít hơn.

B. Chi phí xây dựng ban đầu ít hơn.

C. An toàn hơn.

D. Dễ quản lý, cần ít nhân sự hơn.

Câu 33 : Hãy cho biết nhà máy điện nào thường gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất?

A. Nhà máy phát điện gió.

B. Nhà máy phát điện dùng pin mặt  trời.

C. Nhà máy thuỷ điện.

D. Nhà máy nhiệt điện.

Câu 34 : Em hãy cho biết khi tiến hành nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều vì:

A. Từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.

B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn tăng.

C. Từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.

D. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Câu 35 : Xác định đâu là phát biểu đúng khi nói về máy phát điện xoay chiều?

A. Bộ phận đứng yên gọi là roto.

B. Bộ phận quay gọi là stato.

C. Có hai loại máy phát điện xoay chiều.

D. Máy phát điện quay càng nhanh thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây của máy càng nhỏ.

Câu 36 : Em hãy cho biết ở Việt Nam các máy phát điện lớn trong lưới điện quốc gia có tần số bao nhiêu?

A. Tần số 100Hz.

B. Tần số 75Hz.

C. Tần số 50Hz.

D. Tần số 25Hz.

Câu 37 : Hiện nay thực tế người ta làm rôto của máy phát điện xoay chiều quay bằng cách nào?

A. Dùng động cơ nổ.

B. Dùng tua bin nước.

C. Dùng cánh quạt gió.

D. Các cách A, B, C đều đúng.

Câu 38 : Xác định: Bộ góp của máy phát điện xoay chiều có những chi tiết chính bao gồm?

A. Xác định: Bộ góp của máy phát điện xoay chiều có những chi tiết chính bao gồm?

B. Hai vành khuyên và hai chổi quét.

C. Một vành bán khuyên, một vành khuyên và hai chổi quét.

D. Chỉ có hai vành khuyên.

Câu 39 : Hãy cho biết đâu là câu giải thích đúng: Trong máy phát điện xoay chiều, khi nam châm quay thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện xoay chiều?

A. Từ trường qua tiết diện của cuộn dây luôn tăng.

B. Số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây luôn luôn tăng.

C. Số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

D. Từ trường qua tiết diện của cuộn dây không biến đổi.

Câu 40 : Hãy cho biết: Trong máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?

A. Nam châm vĩnh cửu.

B. Cuộn dây dẫn và nam châm.

C. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối hai cực của nam châm.

D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247