Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Lịch sử Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021-2022 Trường THPT Bình Phú

Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021-2022 Trường THPT Bình Phú

Câu 1 : Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập (tháng 7/1921) dựa trên cơ sở nào?

A. Cuộc đấu tranh dân tộc dân chủ ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ

B. Giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc thay cho giai cấp tư sản 

C. Giai cấp vô sản đã trưởng thành đủ sức lãnh đạo cách mạng 

D. Giai cấp vô sản dần trưởng thành và các nhóm cộng sản được thành lập dưới sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản 

Câu 2 : Mục đích của phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc là?

A. Lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh.

B. Cải cách đất nước Trung Quốc. 

C. Đánh đuổi các nước đế quốc. 

D. Phản đối ấm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc. 

Câu 3 : Điểm giống nhau cơ bản giữa cách mạng Trung Quốc và cách mạng Ấn Độ thời kì 1919 - 1939 là về

A. lực lượng tham gia đông đảo.   

B. lãnh đạo là giai cấp vô sản. 

C. phương pháp đấu tranh vũ trang. 

D. khuynh hướng cách mạng vô sản. 

Câu 4 : Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương có ý nghĩa nhự thế nào?

A. Tinh thần yêu nước.

B. Tinh thần đoàn kết của 3 nước.        

C. Cả A và B đúng. 

D. Cả A và B chưa đúng. 

Câu 6 : Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương được biểu hiện qua cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo, Com-ma-đam.

B. Khởi nghĩa của Si-vô-tha. 

C. Khởi nghĩa của nhân dân A-Chê. 

D. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô. 

Câu 7 : Sự kiện nào đánh dấu chiến sự chấm dứt chiến tranh ở Châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

A. Các nước Đông Âu được giải phóng hoàn toàn.

B. Liên Xô cắm cờ trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức. 

C. Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện. 

D. Nhật Bản kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện. 

Câu 8 : Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu điều gì?

A. Nguy cơ xảy ra xung đội sắc tộc, tôn giáo.

B. Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa thể giải quyết được. 

C. Một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần. 

D. Nguy cơ của các cuộc chiến tranh cục bộ. 

Câu 9 : Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939  - 1945) là

A. sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị giữa các nước đế quốc.

B. thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản (Liên Xô) của Đức, Anh, Pháp, Mĩ. 

C. mâu thuẫn, tranh chấp gay gắt về vấn đề thuộc địa giữa các nước đế quốc. 

D. chính sách nhượng bộ chủ nghĩa phát xít của các nước Anh, Pháp, Mĩ. 

Câu 10 : hực chất của Hội nghị Muy-ních (9-1938) là

A. sự nhân nhượng đầu tiên của Anh, Pháp đối với Đức.

B. đỉnh cao chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp đối với phát xít. 

C. sự đầu hàng của Anh, Pháp đối với chủ nghĩa phát xít. 

D. kế hoãn binh của Anh, Pháp nhằm để chuẩn bị lực lượng. 

Câu 11 : Nội dung nào không phải là điểm giống nhau cơ bản giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tính chất của chiến tranh.

B. Hậu quả đối với nhân loại. 

C. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh. 

D. Kẻ châm ngòi chiến tranh bùng nổ. 

Câu 12 : Pháp quyết định tấn công Đà Nẵng năm 1858 bằng kế hoạch

A. vừa đánh vừa đàm.

B. đánh lâu dài. 

C. đánh chắc, tiến chắc. 

D. đánh nhanh thắng nhanh. 

Câu 13 : Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Việt Nam đang có những biểu hiện

A. khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

B. phát triển về kinh tế nhưng bất ổn về chính trị. 

C. phát triển nhanh chóng về kinh tế, văn hóa. 

D. đạt được những tiến bộ nhất định về ngoại giao. 

Câu 15 : Trong những năm 1861-1862, thực dân Pháp đã chiếm được những tỉnh nào ở Nam Kì?

A. Gia Định, Định Tường,  Vĩnh Long.

B. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. 

C. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. 

D. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. 

Câu 16 : Đâu là đặc điểm nổi bật của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam ở Nam Kì sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?

A. Quy tụ thành những trung tâm kháng chiến lớn, tổ chức chặt chẽ.

B. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra với qui mô nhỏ và phân tán.  

C. Lực lượng khởi nghĩa qui tụ gồm nhiều thành phần xã hội. 

D. Không tiếp tục kháng chiến vì lệnh bãi binh của triều đình. 

Câu 17 : Tướng Pháp chỉ huy cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là

A. Gác-ni-ê.      

B. Bôlaéc. 

C. Rivie. 

D. Rơve. 

Câu 18 : Để chuẩn bị tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã làm gì?

A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì.

B. Tăng cường viện binh. 

C. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình và lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc. 

D. Gây sức éo buộc triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước mới. 

Câu 20 : Cơ hội tiêu diệt giặc sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21 - 12 - 1873) của quân dân ta bị bỏ lỡ vì

A. nhân dân ta không còn tin tưởng triều đình nên không liên kết chiến đấu.

B. Thực dân Pháp ngày càng củng cố dã tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam. 

C. Triều đình Huế chủ động thương thuyết rồi kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất. 

D. Thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm mọi cách thương lượng. 

Câu 21 : Mặc dù mạnh hơn hẳn về quân sự, thực dân Pháp phải mất đến gần 30 năm mới hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam, chủ yếu là do

A. thực dân Pháp chủ quan, huy động lực lượng ít, lại phải đem quân tham gia chiến tranh ở các nước khác. 

B. triều đình nhà Nguyễn mặc dù thiếu quyết tâm kháng chiến nhưng đã tận dụng tốt những cơ hội để phản công quân Pháp. 

C. cuộc đấu tranh anh dũng, quyết liệt, rộng khắp của nhân dân ta đã khiến những âm mưu chiến tranh của Pháp thất bại. 

D. Pháp vấp phải những khó khăn trong nước, chưa có điều kiện tập trung lực lượng cho cuộc chiến tranh xâm lược. 

Câu 22 : Thượng thư Tôn Thất Thuyết đã lấy danh nghĩa vị vua nào để ban chiếu Cần Vương năm 1885?

A. Vua Duy Tân.

B. Vua Hàm Nghi. 

C. Vua Tự Đức. 

D. Vua Bảo Đại. 

Câu 23 : Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của phong trào Cần vương trong giai đoạn hai (1888 – 1896)?

A. Phong trào tiếp tục phát triển và ngày càng lan rộng.

B. Bùng nổ hàng trăm cuộc khởi nghĩa, lan ra cả nước. 

C. Phong trào không còn sự lãnh đạo của triều đình. 

D. Phong trào qui tụ thành những trung tâm kháng chiến lớn. 

Câu 24 : Phong trào Cần vương mang tính chất là một phong trào yêu nước theo

A. hệ tư tưởng tư sản.

B. xu hướng vô sản. 

C. sự tự phát của nông dân. 

D. hệ tư tưởng phong kiến. 

Câu 25 : Một trong những điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1993) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885-1896) là

A. Thu hút đông đảo nông dân tham gia.

B. Có sự đan xen giữa đánh và hòa hoãn tạm thời. 

C. Vận dụng linh hoạt lối đánh du kích. 

D. Dựa vào điều kiện tự nhiên để xây dựng căn cứ. 

Câu 26 : Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga 1917.

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. 

C. Phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh. 

D. Sự phục hồi của Chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. 

Câu 27 : Nội dung nào dưới đây không phải là lí do để Anh và Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ đối với chủ nghĩa phát xít ở những năm 30 của thế kỷ XX?

A. Để giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình.

B. Phe phát xít có tiềm lực quân sự hùng hậu. 

C. Lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít. 

D. Thù ghét chủ nghĩa cộng sản là Liên Xô. 

Câu 28 : Ngày 1/1/1942, 26 quốc gia với trụ cột là ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã kí kết một bản tuyên bố chung –Tuyên ngôn Liên hợp quốc đánh dấu

A.  khối Đồng minh chống phát xít được hình thành.

B. tổ chức Liên hợp quốc chính thức thành lập. 

C. Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực. 

D. sự chấm dứt xu thế đối đầu trong quan hệ quốc tế. 

Câu 29 : Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Liên Xô giữ vai trò như thế nào?

A. Là lực lượng đi đầu, chủ chốt và quyết định thắng lợi.        

B. Hỗ trợ liên quân Anh – Mỹ tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.         

C. Góp phần lớn vào việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. 

D. Giữ vai trò quan trọng trong tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.   

Câu 30 : Chiến thắng Xtalingrát của Hồng quân và nhân dân Liên Xô trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) có ý nghĩa như thế nào?

A. Đã đánh đuổi quân Đức ra khỏi lãnh thổ Liên Xô.

B. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức. 

C. Kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. 

D. Làm xoay chuyển cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Câu 31 : Bản chất sự liên kết các nước trong “phe Trục” là gì?

A. Liên minh các nước thực dân.

B. Liên minh các nước tư bản dân chủ. 

C. Liên minh các nước phát xít. 

D. Liên minh các nước thuộc địa. 

Câu 32 : Thắng lợi nào đã làm thất bại bước đầu âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp trong cuộc xâm lược Việt Nam lần 1?

A. Chiến thắng Cầu Giấy lần 2.

B. Thắng lợi của quân và dân ta tại mặt trận Đà Nẵng. 

C. Chiến thắng trên sông Vàm Cỏ Đông. 

D. Chiến thắng Cầu Giấy lần 1. 

Câu 33 : Phòng tuyến mà nhà Nguyễn xây dựng để phòng thủ chống Pháp ở Gia Định năm 1860 là

A. thành Vĩnh Long.

B. Đại đồn Chí Hòa. 

C. đồn Kiên Giang. 

D. thành Gia Định. 

Câu 34 : Với hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp

A. ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

B. ba tỉnh An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn. 

C. ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định,Vĩnh Long và đảo Côn Lôn. 

D. ba tỉnh Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn. 

Câu 35 : Phong trào đấu tranh nào của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì sau Hiệp ước 1862 khiến cho Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí những vùng đất chúng mới chiếm được?

A. Phong trào “tị địa”.                

B. Phong trào “tiêu thổ” kháng chiến. 

C. Phong trào khởi nghĩa nông dân.      

D. Phong trào đấu tranh bằng văn thơ của các nhà Nho yêu nước. 

Câu 36 : Sau Hiệp ước 1862, phong trào đấu tranh của nhân dân 3 tỉnh miền Đông Nam Kì có gì khác so với giai đoạn trước?

A. Nhân dân tự tổ chức kháng chiến.

B. Nhân dân đầu hàng thực dân Pháp. 

C. Hợp tác với triều đình chống Pháp. 

D. Chống pháp và chống phong kiến đầu hàng. 

Câu 37 : Sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ 2 năm 1883, thái độ của nước Pháp đối với cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam như thế nào?

A. Hoang mang, lo sợ và lung lay ý chí xâm lược.

B. Càng củng cố quyết tâm xâm lược toàn bộ nước ta. 

C. Ra lệch cho quân Pháp rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng. 

D. Chuyển hướng tấn công triều đình nhà Nguyễn ở Huế. 

Câu 38 : Ý nào không phản ánh đúng hành động của thực dân Pháp khi đưa quân đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?

A. Giở trò khiêu khích.

B. Tuyên bố mở cửa sông Hồng. 

C. Thương lượng với ta. 

D. Gửi tối hậu thư yêu cầu nộp thành. 

Câu 39 : Thực dân Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873?

A. Giải quyết vụ Đuy puy. 

B. Điều tra tình hình Bắc Kì. 

C. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1862. 

D. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1874. 

Câu 40 : Tại sao sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (12/1873), khi thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng để rút khỏi Bắc Kỳ, triều đình nhà Nguyễn lại ký hiệp ước Giáp Tuất (1874) với những điều khoản có lợi cho Pháp ?

A. Dù thất bại tại Cầu Giấy nhưng Pháp còn mạnh, đã chiếm được các tỉnh Bắc Kỳ. 

B. Nhân dân ta không còn tin tưởng triều đình nên không liên kết với quân đội triều đình. 

C. Nhà Nguyễn nhu nhược, hèn kém, chỉ mong muốn dựa vào thương thuyết, không nhìn thấy khó khăn của thực dân Pháp.

D. Pháp đã được tăng viện, quyết tâm đánh chiếm Bắc Kỳ khiến nhà Nguyễn lo sợ và tìm cách thương lượng. 

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247