Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Du

Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Du

Câu 2 : Chọn đáp án đúng: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm?

A. thực vật, động vật và con người.

B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.

C. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.

D. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.

Câu 6 : Em hãy cho biết: Cá rô phi nuôi ở nước ta chỉ sống trong khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. Khoảng nhiệt độ này được gọi là?

A. giới hạn sinh thái về nhiệt độ ở cá rô phi

B. khoảng thuận lợi về nhiệt độ ở cá rô phi

C. khoảng chống chịu về nhiệt độ ở cá rô phi

D. giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ.

Câu 7 : Em hãy cho biết: Nội dung quy luật giới hạn sinh thái nói lên điều gì?

A. Khả năng thích ứng của sinh vật với môi trường.

B. Giới hạn phản ứng của sinh vật với môi trường.

C. Mức độ thuận lợi của sinh vật với môi trường.

D. Giới hạn phát triển của sinh vật.

Câu 8 : Em hiểu như thế nào là ổ sinh thái của một loài?

A. một "khu vực sinh thái" mà ở đó có nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép các loài tồn tại và phát triển lâu dài.

B. một "không gian sống" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong khoảng thuận lợi cho phép loài đó phát triển tốt nhất.

C. một "không gian hoạt động" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đảm bảo cho sinh vật có thể kiếm ăn và giao phối với nhau.

D. một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.

Câu 9 : Chọn đáp án đúng: Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa trong quần thể sinh vật là do?

A. Sự cạnh tranh về nơi ở.

B. Mật độ quá dày.

C. Sự cạnh tranh về dinh dưỡng.

D. Nhiệt đội và độ ẩm không thích hợp

Câu 11 : Chọn đáp án đúng: Nhóm cá thể sinh vật nào sau đây không phải quần thể ?

A. Cá lóc bông trong hồ.

B. Sen trắng trong hồ

C. Cá rô phi đơn tính trong hồ

D. Ốc bươu vàng ở ruộng lúa

Câu 12 : Em hãy cho biết: Nhân tố cơ bản gây ra sự thay đổi kích thước của quần thể sinh vật là gì?

A. Mức nhập cư và di cư

B. Mật độ của quần thể

C. Mức sinh sản và tử vong.

D. Nguồn thức ăn

Câu 13 : Hãy cho biết: Tác động của các nhân tố vô sinh làm cho quần thể biến động số lượng mạnh mẽ nhất khi nào?

A. Có sự chuyển tiếp giữa 2 mùa mưa và nắng

B. Quần thể di cư tìm nơi cư trú thuận lợi

C. Mật độ cá thể của quần thể quá cao

D. Quần thể vào mùa sinh sản hay cơ thể còn non

Câu 14 : Em hãy cho biết: Hiện tượng “hiệu quả nhóm” thể hiện mối quan hệ nào sau?

A. Cạnh tranh cùng loài

B. Kí sinh cùng loài

C. Hổ trợ cùng loài

D. Ăn thịt đồng loại

Câu 15 : Em hãy cho biết: Trong quần thể, dạng phân bố chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao là dạng nào?

A. Phân bố ngẫu nhiên.

B. Phân bố theo nhóm

C. Phân bố đồng đều.

D. Phân bố theo nhóm hoặc phân bố ngẫu nhiên.

Câu 16 : Chọn phương án không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định

B. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn

C. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác dộng mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã

D. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với điều kiện ngoại cảnh

Câu 18 : Em hãy cho biết: Khi nói về sự tác động qua lại giữa quần xã và môi trường sống trong quá trình diễn thế sinh thái, chọn ý đúng?

A. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế, các điều kiện tự nhiên của môi trường không bị thay đổi.

B. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

C. Trong tất cả các quá trình diễn thế, nguyên nhân gây ra đều được bắt đầu từ những thay đổi của ngoại cảnh dẫn tới gây ra biến đổi quần xã.

D. Sự biến đổi của điều kiện môi trường không phải là nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái của quần xã.

Câu 21 : Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, thì phát biểu nào sau là không đúng?

A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tương của quan hệ con mồi - vật ăn thịt.

B. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trinh tiến hoá.

C. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.

D. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li vê ổ sinh thái của mình.

Câu 22 : Xác định đâu là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự cạnh tranh giữa các loài?

A. có mùa sinh sản trùng nhau.

B. cùng sống trong một nơi ở.

C. có thời gian hoạt động kiếm ăn trùng nhau.

D. có các ổ sinh thái trùng lặp nhau.

Câu 23 : Cho biết: Đối với hệ sinh thái nhân tạo, trong sản xuất nông nghiệp để tăng hàm lượng đạm trong đất, người ta sử dụng mối quan hệ nào?

A. Nuôi nhiều động vật để lấy phân bón.

B. Cộng sinh giữa nấm sợi và tảo trong địa y.

C. Cộng sinh giữa rêu và lúa

D. Cộng sinh giữa vi khuẩn lam và rễ cây họ đâu

Câu 25 : Chọn đáp án đúng: Trong quần xã, nhóm loài cho sản lượng sinh vật cao nhất thuộc về?

A. động vật ăn các chất mùn bã hữu cơ.

B. động vật ăn cỏ

C. động vật ăn thịt.

D. sinh vật tự dưỡng.

Câu 27 : Xác định: Nguồn nitơ trong đất có thể bị giảm sút do hoạt động của nhóm vi sinh vật nào?

A. Vi khuẩn phản nitrat hóa. 

B. Vi khuẩn amôn hóa.

C. Vi khuẩn nitrit hóa.

D. Vi khuẩn cố định đạm.

Câu 28 : Em hãy cho biết: Chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng gì?

A. năng lượng trong sinh quyển

B. vật chất trong hệ sinh thái

C. vật chất trong quần xã

D. vật chất trong sinh quyển

Câu 31 : Xác định yếu tố không phải là tác nhân gây ô nhiễm môi trường?

A. Các khí thải do hoạt động của nền công nghiệp.

B. Hoạt động núi lửa.

C. Công nghiệp quốc phòng và các hoạt động chiến tranh.

D. Hậu quả của nền nông nghiệp sinh thái.

Câu 32 : Xác định: Cơ sở khoa học của việc bón phân lân cung cấp cho đồng ruộng hàng năm dựa trên?

A. Chu trình nitơ.

B. Chu trình phôtpho.

C. Chu trình cacbon.

D. Chu trình nước.

Câu 34 : Chọn sơ đồ đúng: Sơ đồ mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?

A. Lúa → rắn → chuột → diều hâu.

B. Lúa → chuột→ diều hâu → rắn.

C. Lúa → chuột → rắn → diều hâu.

D. Lúa → diều hâu → chuột → rắn.

Câu 35 : Xác định đâu là đặc điểm nổi bật của động, thực vật ở các đảo đại dương?

A. Có toàn các loài du nhập từ nơi khác đến.

B. Giống với hệ động, thực vật của lục địa gần nhất.

C. Có hệ động, thực vật đa dạng, phong phú hơn ở đảo lục địa.

D. Hay tồn tại những loài đặc hữu.

Câu 36 : Em hãy cho biết: Môi trường thủy vực sẽ có nhiều khả năng bị thiếu dinh dưỡng nhất?

A. Hệ sinh thái đầm lầy-đất ngập nước với quần thể thực vật thủy sinh khỏe mạnh

B. Các con sông và hồ nước ngọt trên và gần Núi St. Helens ngay sau vụ phun trào núi lửa năm 1980

C. Một hồ nước nằm trong khu vực đồi núi địa lý, nơi có hiện tượng rạch ròi lan rộng

D. Một hồ băng mới hình thành

Câu 38 : Đâu không phải là nguyên nhân khiến thực vật chuyển mùa?

A. Thúc đẩy trao đổi khí với môi trường

B. Để cho phép hấp thụ CO2 từ khí quyển

C. Để tiết kiệm nước

D. Để tránh lá quá nóng

Câu 40 : Em hãy cho biết: Trong nước biển, cacbon chủ yếu được tìm thấy ở dạng?

A. carbon monoxide

B. axit photphoric

C. đường glucoza

D. các ion bicacbonat

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247