Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 9 Sinh học Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Du

Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Du

Câu 1 : Chọn phương án đúng: Định nghĩa đúng nhất về sự nóng lên toàn cầu là gì?

A. Trái đất nóng lên ở mọi phía

B. Sự gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới do hiệu ứng nhà kính

C. Mọi người trên khắp thế giới cảm thấy ấm áp

D. Trái đất nóng lên vì nhiều đám cháy trong rừng

Câu 2 : Hãy cho biết: Phần lớn quần xã sinh vật này đã bị phá hủy do khai thác gỗ?

A. Rừng rụng lá ôn đới

B. rừng lá kim ôn đới

C. rừng mây

D. rừng mưa nhiệt đới

Câu 3 : Xác định: Nội dung nào là đúng với Hiến pháp về chính sách bảo vệ môi trường?

A. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

B. Khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

C. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 4 : Xác định: Hành vi nào nhằm mục đích bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Trồng cây phủ rừng.

B. Đốt rừng làm nương.

C. Săn bắt động vật quí.

D. Chặt phá rừng bừa bãi.

Câu 5 : Đâu là hai nội dung về phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, của Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam.

A.  Quy định về phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường có liên quan tới việc sử dụng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan.

B. Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam

C. Các tổ chức và cá nhân không phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.

D. Cả A và B

Câu 6 : Xác định: Đâu không phải là hệ sinh thái nước mặn?

A. Hệ sinh thái vùng biển

B. Hệ sinh thái rừng ngập mặn

C. Hệ sinh thái rạn san hô

D. Hệ sinh thái sông, suối

Câu 7 : Xác định: Đâu không phải là hệ sinh thái trên cạn?

A. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới

B. Hệ sinh thái rừng ngập mặn

C. Hệ sinh thái rừng lá rộng rụng theo mùa vùng ôn đới

D. Hệ sinh thái rừng lá kim

Câu 8 : Cho biết: Để bảo vệ hệ sinh thái biển cần phải làm gì?

A. Xây dựng kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải

B. Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm

C. Chống ô nhiễm môi trường biển

D. Cả A, B và C

Câu 9 : Cho biết: Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia nhằm mục đích gì?

A. Bảo vệ nguồn gen sinh vật

B. Tạo khu du lịch

C. Bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ nguồn gen sinh vật

D. Hạn chế diện tích rừng bị khai phá

Câu 10 : Đâu là ý nghĩa của việc bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái?

A. Bảo vệ được nguồn khoáng sản

B. Bảo vệ được các loài động vật hoang dã

C. Bảo vệ vốn gen, giữ vững cân bằng sinh thái trên toàn cầu. 

D. Bảo vệ sức khỏe cho mọi người.

Câu 11 : Em hãy cho biết: Biện pháp giúp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa bao gồm những gì?

A. Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh

B. Thay đổi các loại cây trồng hợp lí

C. Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao

D. Cả A, B, C

Câu 12 : Đâu là biện pháp chủ yếu và cần thiết đối với vùng đất trống, đồi trọc thì là gì?

A. Xây nhà ở

B. Chăn thả gia súc

C. Trồng cây cây rừng

D. Cày xới trồng lương thực

Câu 13 : Xác định: Biện pháp nào sau đây không giúp bảo vệ tài nguyên rừng?

A. Đốt rừng làm nương rẫy

B. Động viên nhân dân trồng rừng

C. Cấm chặt phá rừng, đốt rừng

D. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia

Câu 14 : Xác định đâu là ý nghĩa của việc trồng cây gây rừng?

A. Chống xói mòn đất

B. Tạo nơi ở cho nhiều loài sinh vật

C. Giúp điều hòa khí hậu

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 15 : Chọn phương án đúng: Tác dụng của thảm thực vật đối với đất và sinh vật khác là gì?

A. Chống xói mòn đất

B. Giữ ẩm cho đất

C. Là thức ăn và nơi ở cho các loài sinh vật khác

D. Cả A, B và C.

Câu 16 : Đâu là biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất?

A. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn đất

B. Giữ đất không nhiễm mặn, không bị khô hạn

C. Làm tăng lượng mùn và nâng cao độ phì cho đất

D. Cả 3 biện pháp nêu trên đều đúng

Câu 17 : Xác định: Lợi ích của việc khai thác sử dụng nguồn năng lương từ mặt trời, thuỷ triều, gió là gì?

A. Giảm bớt sự khai thác các nguồn tài nguyên không tái sinh khác 

B. Hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 

C. Đây là nguồn năng lượng có thể cung cấp vĩnh cửu cho con người 

D. Cả 3 lợi ích nêu trên

Câu 18 : Xác định: Tài nguyên nào được xem là nguồn năng lượng sạch?

A. Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đất

B. Dầu mỏ và khí đốt

C. Than đá và nguồn khoáng sản kim loại

D. Dầu mỏ, thủy triều, khí đốt

Câu 19 : Xác định: Gió và năng lượng nhiệt từ trong lòng đất được xếp vào nguồn tài nguyên?

A. Tài nguyên không tái sinh

B. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu

C. Tài nguyên tái sinh và tái nguyên không tái sinh

D. Tài nguyên tái sinh

Câu 20 : Em hãy xác định: Có mấy dạng tài nguyên thiên nhiên?

A. Có một dạng tài nguyên thiên nhiên đó là tài nguyên không tái sinh 

B. Có hai dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh 

C. Có ba dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên không tái sinh, tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu 

D. Có ba dạng tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên nước, tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật

Câu 21 : Chọn phương án đúng: Ô nhiễm môi trường là do con người đã làm gì?

A. Săn bắt thú quý hiếm

B. Khai thác rừng bừa bãi

C. Xả rác, chất thải bừa bài

D. Cả A, B và C

Câu 22 : Hãy cho biết: Hành động cần làm để khắc phục cho việc săn bắt thú quý hiếm là gì?

A.  Chăm sóc, bảo vệ thú quý hiếm

B. Khai thác rừng hợp lí, bảo vệ rừng và trồng rừng

C. Ý thức bảo vệ môi trường, giữ vệ sinh nơi ở và nơi công cộng

D. Cả A, B và C

Câu 23 : Hãy cho biết: Việc săn bắt thú quý hiếm gây tác hại gì?

A. Gây tiệt chủng ở một số loài làm mất cân bằng sinh thái

B. Xói mòn, thoái hóa đất, lũ lụt, khí hậu bất thường, mất cân bằng sinh thái

C. Ô nhiễm môi trường

D. Cả A, B và C

Câu 24 : Xác định: Các nhà máy sản xuất, các khu nhà ở, các công viên…thuộc thành phần môi trường nào?

A. Môi trường tự nhiên

B. Môi trường nhân tạo

C. Môi trường xã hội

D. A, B và C đều sai

Câu 25 : Xác định: Biện pháp giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên là gì?

A. khai thác khoáng sản

B. phục hồi và trồng rừng mới

C. xây dựng nhiều nhà máy công nghiệp

D. đốt rừng lấy đất trồng trọt

Câu 26 : Xác định: Các hoạt động của con người ở thời kỳ nào ít ảnh hưởng đến môi trường nhất?

A. Thời kỳ nguyên thủy

B. Xã hội nông nghiệp

C. Xã hội công nghiệp

D. Không có đáp án nào đúng

Câu 27 : Xác định: Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thủy là gì?

A. hái quả, bắt cá, săn bắt thú, đốt rừng để săn thú

B. trồng trọt và chăn thả gia súc

C. khai thác khoáng sản

D. lai tạo và nhân giống cây trồng và giống vật nuôi quý

Câu 28 : Đâu là nguyên nhân dẫn đến rừng bị thu hẹp?

A. dân số tăng nhanh dẫn đến chặt phá rừng bừa bãi

B. khai thác khoáng sản không hợp lí

C. đô thị hoá tăng nhanh

D. cả A và B

Câu 29 : Xác định: Mỗi quốc gia chỉ có thể phát triển bền vững trong điều kiện nào?

A. Môi trường sống và thiên nhiên được bảo vệ tốt

B. Duy trì được cân bằng sinh thái

C. Khai thác, sử dụng và phục hồi hợp lí tài nguyên thiên nhiên

D. Cả A, B và C

Câu 30 : Xác định: Hoạt động đốt rừng lấy đất trồng trọt của con người đã tác động có hại tới thiên nhiên như thế nào ?

A. Làm mất đi nhiều loài động vật, mất nơi ở của nhiều loài sinh vật

B. Làm mất cân bằng sinh thái, gây xói mòn và thoái hoá đất, gây hạn

C. Gây ô nhiễm môi trường, gây cháy rừng

D. Cả A, B và C

Câu 31 : Hãy xác định: Trong thời kì xã hội nông nghiệp, con người tác động mạnh tới môi trường bằng hoạt động nào ?

A. Dùng lửa để nấu nướng, xua đuổi và săn bắt thú rừng đã làm nhiều cánh rừng rộng lớn bị cháy

B. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn tới việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc

C. Máy móc công nghiệp ra đời đã tác động mạnh đến môi trường, công nghiệp khai khoáng đã làm mất đi D. nhiều cánh rừng, đô thị hoá đã lấy đi nhiểu vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt

D. Cả B và C

Câu 32 : Cho biết: Để bảo vệ và cải tạo môi trường, cần những điều kiện nào?

A. Phát triển dân số một cách hợp lí

B. Bảo vệ các loài sinh vật, sử dụng có hiệu quả và hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên

C. Giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm; cải tạo giống vật nuôi, cây trồng để cho năng suất cao

D. Cả A, B và C

Câu 33 : Hãy cho biết: Thời kì nguyên thuỷ, con người tác động vào môi trường tự nhiên như thế nào ?

A. Con người hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên

B. Việc sử dụng lửa nấu nưởng thức ăn, sưởi ấm, dồn thú để bán đã gây rừng, tác hại xấu đến môi trường

C. Con người sinh sống bằng hái lượm và săn bắn

D. Giữa con người và môi trường tự nhiên đã thiết lập một mối quan hệ gắn bó

Câu 34 : Hãy xác định: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều động vật bị diệt vong là gì?

A. do dân số tăng nhanh nên làm tăng nạn phá rừng

B. do sự săn bắn động vật bừa bãi

C. do nhu cầu của con người ngày càng tăng

D. do sự thay đối của điều kiện khí hậu

Câu 35 : Xác định: Hiện trạng nào là đúng khi nói về diện tích rừng và chất lượng tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay?

A. Ngày càng giàu có

B. Giống như trước đây

C. Bắt đầu suy giảm

D. Suy giảm nghiêm trọng

Câu 36 : Chọn đáp án đúng: Hiện tượng ăn mòn đá là do?

A. Hạt muối

B. CFCs

C. Bụi

D. Mưa axit

Câu 37 : Xác định: Cách làm nào sau đây không phải là cách tiết kiệm nước?

A. Thay thế

B. Giảm

C. Tái sử dụng

D. Tái chế

Câu 38 : Xác định: Sinh vật nào tạo ra khí sinh học từ bùn trong bể phân hủy của nhà máy xử lý nước thải?

A. Vi khuẩn yếm khí

B. Fungi

C. Vi khuẩn hiếu khí

D. Động vật nguyên sinh

Câu 39 : Xác định: Trường hợp nào không phải là nguồn gây ô nhiễm không khí?

A. Khí thải ô tô

B. Đốt củi

C. Cối xay gió

D. Nhà máy điện

Câu 40 : Cho biết: Câu nào sai khi nói về nước thải và xử lý nước thải?

A. Vi khuẩn có thể phát triển và nhân lên trong điều kiện không có oxy tự do được gọi là vi khuẩn kỵ khí.

B. Nước được làm sạch khỏi các chất nổi như dầu và mỡ bằng máy hớt bọt được gọi là nước trong.

C. Chất rắn trong nước thải như phân, lắng xuống dưới đáy của một bể lớn và được loại bỏ bằng một cái gạt được gọi là bùn.

D. Không có điều nào ở trên.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247