Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu 1 : Trận đánh nào đã tạo ra cơ hội để triều đình Huế phản công trong lần thứ nhất thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì?

A. Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội

B. Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng (Hà Nội) 

C. Trận phục kích ở Cầu Giấy (Hà Nội)

D. Trận phục kích của ở cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa)

Câu 3 : Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong tình trạng như thế nào?

A. hình thành và hoàn thiện mô hình bước đầu.

B. đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.

C. được củng cố vững chắc và phát triển hưng thịnh.

D. một lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa đang hình trong lòng xã hội phong kiến.

Câu 4 : Theo sự phân chia của người Pháp, xứ Bắc Kì theo chế độ cai trị nào? 

A. Nửa bảo hộ

B. Bảo hộ

C. Thuộc địa

D. Tự trị

Câu 5 : “Dập dìu trống đánh cờ xiêuPhen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”

A. Kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng.

B. Kết hợp với triều đình chống đế quốc.

C. Chống đế quốc để bảo vệ ngôi vua.

D. Kết hợp chống đế quốc và thực dân. 

Câu 6 : Nét nổi bật của phong trào nông dân Yên Thế trong giai đoạn năm 1884-1892 là

A. Các toán quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm

B. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở

C. Liên tiếp phải chống lại các cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp

D. Giảng hòa để chuẩn bị lực lượng đấu tranh

Câu 7 : Tại sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

A. Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam

B. Phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ

C. Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản

D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc

Câu 8 : Những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập theo Nhật Bản để cứu nước không xuất phát từ lí do nào dưới đây? 

A. Nhật Bản “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam

B. Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh

C. Ảnh hưởng của thuyết Đại Đông Á

D. Thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)

Câu 9 : Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862?

A. Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân

B. Phái chủ hòa chiếm ưu thế trong triều đình

C. Sai lầm trong nhận thức về kẻ thù

D. Tạm thời hòa hoãn để chuẩn bị đánh lâu dài

Câu 10 : Cho biết lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là 

A. Quan lại, sĩ phu yêu nước

B. Nông dân 

C. Bình dân thành thị 

D. Tư sản

Câu 11 : Ngày 1 tháng 9 năm 1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng

B. Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

C. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam

D. Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai

Câu 12 : Cho biết đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương? 

A. Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự

B. Bóc lột để làm giàu cho chính quốc

C. Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp

D. Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 13 : Nhân tố nào sau đây dẫn đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp 

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ 

C. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình bình định Việt Nam

D. Tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam

Câu 14 : Đâu không phải luận điểm chứng minh khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

A. Thời gian diễn ra dài nhất

B. Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất 

C. Trình độ tổ chức tiến bộ nhất

D. Lãnh đạo tiên tiến nhất

Câu 15 : Cho biết cái cớ  thực dân Pháp sử dụng để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất là gì? 

A. để giải quyết vụ Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.

B. giải quyết vụ các giáo sĩ bị tấn công ở Hà Nội.

C. mượn đường để tấn công Trung Quốc.

D. giúp đỡ triều đình Huế chống lại quân Thanh.

Câu 16 : Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do ai lãnh đạo?

A. Cao Điền và Tống Duy Tân

B. Tống Duy Tân và Cao Thắng

C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám

D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Câu 17 : Cho biết bộ phận nào của giai cấp địa chủ phong kiến có tinh thần yêu nước chống đế quốc? 

A. Đại địa chủ người Pháp

B. Địa chủ người Việt

C. Trung, tiểu địa chủ

D. Không có bộ phận nào 

Câu 18 : Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng trước tiên không xuất phát từ lí do nào dưới đây?

A. Gần Huế, dễ dàng thực hiện ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh”

B. Có giáo dân và gián điệp hoạt động mạnh

C. Có cảng nước sâu, tàu chiến dễ ra vào 

D. Cắt đứt đường tiếp tế lương thực cho triều đình

Câu 19 : Người Pháp chấp nhận giảng hòa với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện

A. Đề Thám trao trả tên điền chủ Sét- nay

B. Người Pháp được cai quản 4 tổng ở Yên Thế 

C. Đề Thám giao người thực hiện vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội

D. Đề Thám trao trả trùm mộ phu Badanh

Câu 20 : Giai cấp nông dân Việt Nam có thái độ như nào đối với thực dân Pháp và tay sai?  

A. Căm ghét chế độ thực dân phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh

B. Trung lập, không có hành động nào chống đế quốc và tay sai 

C. Ủng hộ chế độ thực dân phong kiến 

D. Đấu tranh khi bị áp bức, thỏa hiệp khi được nhân nhượng về quyền lợi 

Câu 21 : Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã chứng tỏ điều gì?

A. văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.

B. độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.

C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.

D. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.

Câu 22 : So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là

A. mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia

B. đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh

C. hình thức, phương pháp đấu tranh

D. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào

Câu 23 : Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến 

B. Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng 

C. Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi

D. Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng

Câu 24 : Cho biết điểm tiến bộ nhất của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với các phong trào đấu tranh trước đó là gi?  

A. Do các sĩ phu tiến bộ lãnh đạo 

B. Gắn việc giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội 

C. Chủ trương đoàn kết quốc tế

D. Xác định công - nông là động lực của cách mạng

Câu 25 : Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là gì?

A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

B. đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.

C. đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.

D. đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Câu 26 : Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ của phong trào cần Vương cuối thế kỉ XIX?

A. Cuộc phản công ở kinh thành Huế

B. Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp

C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương

D. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai

Câu 27 : Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra điCho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

B. Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời

C. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc

D. Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam 

Câu 28 : Sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?

A. Phải tiến hành đoàn kết quốc tế

B. Phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước

C. Phải dựa vào sức mình là chính; bản chất đế quốc là giống nhau

D. Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn 

Câu 29 : Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?

A. Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp

B. Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập

C. Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất

D. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp

Câu 30 : Nội dung nào sau đây không phải nguyên nhân phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

A. Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương

B. Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi

C. Phương thức tác chiến linh hoạt

D. Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp

Câu 31 : Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam 

A. từ năm 1858 đến 1873. 

B. từ năm 1858 đến 1874. 

C. từ năm 1858 đến 1883.   

D. từ năm 1858 đến 1884. 

Câu 32 : Câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” của  

A. Nguyễn Hữu Huân.         

B. Nguyễn Trung Trực. 

C. Trương Định.      

D. Trương Quyền.

Câu 33 : Cho biết mục đích ban bố “Chiếu cần vương” là 

A. kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. 

B. kêu gọi nhân dân giúp vua chấn hưng kinh tế, khôi phục quân sự. 

C. kêu gọi nhân dân ủng hộ chế độ phong kiến. 

D. kêu gọi văn thân sĩ phu, triều đình phong kiến đứng lên chống Pháp. 

Câu 34 : Một số giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam là 

A. phong kiến, tư sản, tiểu tư sản.     

B. tiểu tư sản thành thị, công nhân. 

C. nông dân, công nhân.  

D. tư sản, tiểu tư sản, công nhân. 

Câu 35 : Cho biết xu hướng mới trong công cuộc giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX là 

A. dân chủ tư sản.

B. xu hướng theo “ngọn cờ phong kiến”. 

C. xu hướng vô sản.  

D. xu hướng kết hợp tư tưởng phong kiến với dân chủ tư sản.  

Câu 36 : Cho biết ai là người khởi xướng phong trào yêu nước của Việt Nam theo khuynh hướng vô sản? 

A. Phan Bội Châu. 

B. Phan Châu Trinh. 

C. Nguyễn Ái Quốc. 

D. Lương Văn Can. 

Câu 37 : Sau 5 tháng xâm lược, liên quân Pháp - Tây Ban Nha chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, không thể tiến sâu vào đất liền, vì: 

A. Quân giặc không có sự chuẩn bị kĩ càng. 

B. Quân giặc không quen thuỷ thổ, địa hình và thời tiết nước ta. 

C. Giữa quân Pháp và Tây Ban Nha nảy sinh mâu thuẫn nên chưa tiến sâu vào đất liền. 

D. Quân và dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống trả. 

Câu 38 : Năm 1882 đánh dấu sự kiện quan trọng nào đối với triều đình Huế?

A. Triều đình kí hiệp ước quân sự với nhà Thanh. 

B. Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình cải cách. 

C. Triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất 1862. 

D. Vua Tự Đức nhường ngôi cho con. 

Câu 39 : Trong giai đoạn năm 1885 – 1888, phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nhất là ở 

A. Nam Kì và Trung Kì.  

B. Bắc Kì và Nam Kì. 

C. Trung Kì và Bắc Kì. 

D. Nam Kì. 

Câu 40 : Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (11-1888), phong trào Cần vương như thế nào?

A. đã chấm dứt.         

B. Chỉ còn diễn ra ở Trung Kì. 

C. Vẫn tiếp tục nhưng hoạt động cầm chừng. 

D. Vẫn được duy trì và dần dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn.  

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247