Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Sinh học Đề thi HK2 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 Trường THPT Chu Văn An

Đề thi HK2 môn Sinh học 10 năm 2021-2022 Trường THPT Chu Văn An

Câu 1 : Xác định: Vỏ capsit của virut được cấu tạo bằng chất nào?

A. axit đêôxiribônuclêic.

B. axit ribônuclêic.

C. prôtêin.

D. axit photphoric.

Câu 2 : Đâu là điểm giống nhau giữa virut với các vi sinh vật khác?

A. có nhiều hình dạng khác nhau.

B. không có cấu tạo tế bào.

C. có cấu tạo đa bào.

D. là cơ thể đơn bào có nhân thực.

Câu 3 : Hãy cho biết: Cấu trúc virus khảm thuốc lá có dạng?

A. Cấu trúc hình trụ

B. Cấu trúc xoắn

C. Cấu trúc khối

D. Phối hợp giữa cấu trúc xoắn và khối

Câu 4 : Xác định: Cấu tạo của một virut gồm những gì?

A. vỏ protein và ARN

B. vỏ protein, axit nucleic và có thể có vỏ ngoài

C. vỏ protein và ADN

D. vỏ protein, ARN và có thể có vỏ ngoài

Câu 7 : Ở giai đoạn xâm nhập của virut vào tế bào chủ, xảy ra hiện tượng?

A. Virut bám trên bề mặt của tế bào vật chủ

B. Axit nucleic của virut được đưa vào tế bào chất của tế bào chủ

C. Thụ thể của virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ

D. Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ

Câu 8 : Đâu là chu trình đúng về quá trình nhân lên của virut?

A. hấp phụ - xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp - phóng thích.

B. hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích - lắp ráp.

C. hấp phụ - lắp ráp - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích

D. hấp phụ- xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp- phóng thích.

Câu 9 : Hãy cho biết bao đuôi của phagơ co lại đẩy bộ gen vào tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn nào?

A. Giai đoạn hấp phụ

B. Giai đoạn xâm nhập

C. Giai đoạn tổng hợp

D. Giai đoạn lắp ráp

Câu 10 : Cho biết: Phagơ bám lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn nào?

A. Giai đoạn hấp phụGiai đoạn hấp phụ

B. Giai đoạn tổng hợp

C. Giai đoạn lắp ráp

D. Giai đoạn phóng thích

Câu 11 : Hãy cho biết: Để thực hiện chu trình tan, bắt buộc phagơ phải tạo ra ra?

A. phân tử ARN kép.

B. phân tử ADN đơn.

C. phân tử ADN kép.

D. cả ADN kép và ARN kép.

Câu 12 : Xác định: Tế bào cung cấp vật liệu nào để giúp virut nhân lên?

A. Năng lượng.

B. Ribôxôm.

C. Các nuclêôtit và ARN vận chuyển.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 16 : Em hãy cho biết: Chu trình tan là hiện tượng gì?

A. virut nhân lên và làm tan tế bào.

B. virut xâm nhập.

C. virut xâm nhập vào tế bào chủ và làm tan chính mình.

D. tế bào bị hòa tan ngay khi gai glicoprotein chạm vào thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào.

Câu 17 : Hãy cho biết: Vi sinh vật gây bệnh cơ hội là những vi sinh vật có?

A. kết hợp với một loại virut nữa để tấn công vật chủ.

B. tấn công khi vật chủ đã chết.

C. lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công.

D. tấn công vật chủ khi đã có sinh vật khác tấn công.

Câu 19 : Hãy cho biết: Virut nào có cấu tạo dạng khối đa diện?

A. Virut gây khảm thuốc lá.

B. Virut gây bệnh dại.

C. Virut gây bệnh bại liệt.

D. Virut gây bệnh sởi.

Câu 20 : Xác định: Khi tác nhân gây bệnh tấn công cơ thể, loại miễn dịch đầu tiên mà chúng phải vượt qua là?

A. miễn dịch đặc hiệu.

B. miễn dịch không đặc hiệu.

C. miễn dịch thể dịch.

D. miễn dịch tế bào.

Câu 21 : Đâu là giải thích đúng cho việc virut không thể xâm nhập được vào tế bào thực vật mà phải thông qua các vết xước hay côn trùng đốt?

A. Vì tế bào thực vật có màng sinh chất dày, không cho virut xâm nhập vào trong.

B. Vì tế bào thực vật có thành xenlulôzơ vững chắc và không có các thụ thể.

C. Vì tế bào thực vật có khả năng tiết ra một số loại prôtêin độc, ngăn chặn sự xâm nhập của virut.

D. Vì trên màng tế bào thực vật không có các thụ thể để virut nhận biết và bám vào.

Câu 22 : Xác định: Giai đoạn xuất hiện sự liên kết giữa các thụ thể của virut với thụ thể của tế bào vật chủ?

A. Giai đoạn xâm nhập.

B. Giai đoạn sinh tổng hợp.

C. Giai đoạn phóng thích.

D. Giai đoạn hấp phụ.

Câu 23 : Cho biết đây là tên gọi của vi sinh vật nào biết: Các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn công gây các bệnh khác?

A. Vi sinh vật cộng sinh.

B. Vi sinh vật hoại sinh.

C. Vi sinh vật cơ hội.

D. Vi sinh vật tiềm tan.

Câu 24 : Xác định: Vật chất di truyền của virut HIV là gì?

A. ADN đơn.

B. ARN đơn.

C. ADN kép.

D. ARN kép.

Câu 25 : Bệnh nào sau đây là bệnh truyền nhiễm?

A. Ngộ độc thực phẩm.

B. Đau dạ dày.

C. Kiết lị.

D. Viêm ruột thừa.

Câu 26 : Đâu là đặc điểm của bệnh truyền nhiễm?

A. lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.

B. do vi khuẩn và virut gây ra.

C. do nấm và động vật nguyên sinh truyền qua.

D. chỉ có ở động vật, thực vật.

Câu 27 : Đâu là điều kiện để có miễn dịch đặc hiệu?

A. xảy ra khi có kháng thể xâm nhập.

B. xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập.

C. xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.

D. xảy ra khi có virut xâm nhập.

Câu 28 : Đâu không là điểm giống nhau của bệnh AIDS, lậu, giang mai?

A. Truyền từ mẹ sang con.

B. Khi mới nhiễm virut hay vi khuẩn → không thấy biểu hiện bệnh.

C. Khả năng lây truyền rất cao.

D. Nguyên nhân chủ yếu do quan hệ tình dục bừa bãi ngoài xã hội.

Câu 29 : Để gây bệnh truyền nhiễm, cần có đủ 3 điều kiện là

A. độc lực đủ mạnh, không có kháng thể, hệ hô hấp suy yếu.

B. đường xâm nhiễm phù hợp, độc lực đủ mạnh, số lượng nhiễm đủ lớn.

C. hệ miễn dịch yếu, hệ tiêu hóa yếu, số lượng nhiễm đủ lớn.

D. có virut gây bệnh, môi trường sống thuận lợi phát bệnh, đường xâm nhiễm phù hợp.

Câu 30 : Hãy cho biết: Điều nào không đúng với inteferon?

A. có phân tử lượng lớn

B. có đơn phân là axit amin

C. có khả năng chống virut

D. có đơn phân là axit nucleic

Câu 31 : Đâu là bệnh dễ lây qua đường hô hấp?

A. Bệnh nhiệt miệng

B. Bệnh tả

C.  Bệnh về giun sán

D. Bệnh lao phổi.

Câu 32 : Để có thể hạn chế ô nhiễm không khí từ các vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể chúng ta phải sử dụng phương pháp gì?

A. Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học, bệnh viên, nơi ở.

B. Thường xuyên dọn vệ sinh.

C. Đảm bảo nơi ở, nơi làm việc đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.

D. Cả B và C

Câu 33 : Hãy cho biết: Phát biểu sai khi nói về bệnh truyền nhiễm?

A. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.

B. Truyền ngang là phương thức lây truyền từ mẹ sang thai nhi, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.

C. Tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, virut, nấm.

D. Muốn gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện: độc lực, số lượng nhiễm đủ lớn, con đường xâm nhập thích hợp.

Câu 34 : Đâu là biểu hiện ở người bệnh vào giai đoạn đầu của nhiễm HIV?

A. Xuất hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội

B. Không có triệu chứng rõ rệt

C. Trí nhớ bị giảm sút

D. Xuất hiện các rối loạn tim mạch

Câu 35 : Xác định: Kháng nguyên là những phân tử có đặc điểm?

A. Các phân tử chất rắn có sẵn trong cơ thể.

B. Những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể.

C. Những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên.

D. Cả A và B

Câu 36 : Hãy cho biết: Các kháng nguyên sẽ gặp hoạt động bảo vệ của kháng thể khi nào?

A. Khi chúng mới xâm nhập vào cơ thể

B. Khi chúng tiêu diệt được các tế bào của cơ thể

C. Khi chúng thoát khỏi sự thực bào của bạch cầu.

D. Cả A, B và C

Câu 37 : Đâu là đặc điểm, vai trò enzym cấu trúc của virus?

A. Có chức năng trong quá trình chuyển hóa trao đổi chất của virus.

B. Chỉ có ở một vài loại virus.

C. Có tính kháng nguyên chuyên biệt.

D. Là enzym hô hấp của virus.

Câu 38 : Khi vi khuẩn xâm nhập vào phần bị tổn thương của cơ thể, đầu tiên tế bào bạch cầu sẽ thực hiện điều gì?

A. Sự ẩm bào

B. Sự thực bào

C. Tạo thành màng ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn

D. Cả A, B và C

Câu 39 : Xác định: Miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch tập nhiễm đều là?

A. Miễn dịch đạt được.

B. Miễn dịch chủ động.

C. Miễn dịch nhân tạo.

D. Miễn dịch tự nhiên.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247