Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Địa lý 500 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 6 Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu - Bộ Cánh diều !!

500 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 6 Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu - Bộ Cánh...

Câu 1 : Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?

A. Bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu. 

B. Đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển. 

C. Bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển. 

D. Đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.

Câu 2 : Không khí luôn luôn chuyển động từ

A. Áp cao về áp thấp. 

B. Đất liền ra biển.

C. Áp thấp về áp cao. 

D. Biển vào đất liền.

Câu 3 : Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây? 

A. Vùng vĩ độ thấp. 

B. Vùng vĩ độ cao. 

C. Biển và đại dương. 

D. Đất liền và núi.

Câu 4 : Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng 

A. 18km.

B. 14km.

C. 16km. 

D. 20km.

Câu 5 : Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng?

A. 3 tầng.

B. 4 tầng. 

C. 2 tầng. 

D. 5 tầng.

Câu 6 : Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là

A. Khí nitơ. 

B. Khí cacbonic. 

C. Oxi. 

D. Hơi nước.

Câu 8 : Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí?

A. Khí áp và độ ẩm khối khí. 

B. Nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc. 

C. Độ ẩm và nhiệt độ khối khí. 

D. Đặc tính và bề mặt tiếp xúc.

Câu 9 : Nguyên nhân chủ yếu có khí áp xuất hiện trên Trái Đất là do

A. khí quyển có sức nén. 

B. không khí có trọng lượng. 

C. sức nén của khí quyển. 

D. con người nghiên cứu tạo ra.

Câu 10 : Nguyên nhân chủ yếu ở các dãy núi cao có sự chênh lệch về nhiệt độ rất lớn giữa chân núi và trên đỉnh núi là do

A. nhiệt độ tăng mạnh khi xuống dốc. 

B. càng lên cao nhiệt độ càng tăng. 

C. đỉnh núi nhận được bức xạ lớn hơn. 

D. càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

Câu 11 : Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

A. Khối khí lục địa. 

B. Khối khí đại dương. 

C. Khối khí nguội. 

D. Khối khí nóng.

Câu 12 : Ở hai bên Xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 300 Bắc và Nam về Xích đạo là

A. Gió mùa đông Bắc. 

B. Gió mùa đông Nam. 

C. Ggió Tây ôn đới. 

D. Gió Tín Phong.

Câu 13 : Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có

A. 3 Đai áp cao và 4 đai áp thấp. 

B. 5 Đai áp cao và 2 đai áp thấp. 

C. 4 Đai áp cao và 3 đai áp thấp.

D. 2 Đai áp cao và 5 đai áp thấp.

Câu 15 : Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?

A. Nằm phía trên tầng đối lưu. 

B. Các tầng không khí cực loãng.

C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại. 

D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Câu 16 : Gió Mậu Dịch còn được gọi là 

A. Gió Tây ôn đới. 

B. Gió Tín Phong. 

C. Gió Phơn. 

D. Gió Đông cực.

Câu 17 : Khí áp là gì?

A. Các loại gió hành tinh và hoàn lưu khí quyển.

B. Sức nén của khí áp lên các bề mặt ở Trái Đất. 

C. Thành phần chiếm tỉ trọng cao trong khí quyển. 

D. Sức ép của khí quyển lên bề mặt của Trái Đất.

Câu 18 : Loại gió hành tinh nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?

A. Gió Mậu dịch. 

B. Gió Đông cực. 

C. Gió mùa. 

D. Gió Tây ôn đới.

Câu 19 : Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng 

A. Chí tuyến. 

B. Ôn đới. 

C. Xích đạo. 

D. Cận cực.

Câu 20 : Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây? 

A. Áp kế. 

B. Nhiệt kế. 

C. Vũ kế. 

D. Ẩm kế.

Câu 21 : Nhiệt độ không khí cao nhất ở khu vực nào sau đây? 

A. Chí tuyến. 

B. Cận cực. 

C. Xích đạo. 

D. Ôn đới.

Câu 22 : Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí? 

A. Ẩm kế.

B. Áp kế. 

C. Nhiệt kế. 

D. Vũ kế.

Câu 23 : Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là

A. Sinh vật. 

B. Biển và đại dương. 

C. Sông ngòi. 

D. Ao, hồ.

Câu 24 : Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là 

A. Con người đốt nóng. 

B. Ánh sáng từ Mặt Trời. 

C. Các hoạt động công nghiệp.

D. Sự đốt nóng của Sao Hỏa.

Câu 25 : Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng

A. Tăng. 

B. Không đổi. 

C. Giảm. 

D. Biến động.

Câu 26 : Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì

A. Hình thành độ ẩm tuyệt đối. 

B. Tạo thành các đám mây. 

C. Sẽ diễn ra hiện tượng mưa. 

D. Diễn ra sự ngưng tụ.

Câu 27 : Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?

A. Tây ôn đới.

B. Gió mùa. 

C. Tín phong. 

D. Đông cực.

Câu 29 : Khí hậu là hiện tượng khí tượng

A. Xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi. 

B. Lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó. 

C. Xảy ra trong một ngày ở một địa phương. 

D. Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.

Câu 30 : Thời tiết là hiện tượng khí tượng xảy ra

A. Trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi. 

B. Lặp đi lặp lại các hiện tượng, khí tượng tự nhiên. 

C. Trong một thời gian dài ở một nơi nhất định. 

D. Khắp mọi nơi và không thay đổi theo thời gian.

Câu 31 : Nhân tố nào sau đây quyết định đến sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất?

A. Gió mùa. 

B. Dòng biển. 

C. Địa hình. 

D. Vĩ độ.

Câu 32 : Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?

A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh. 

B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh. 

C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh. 

D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

Câu 33 : Trên Trái Đất có bao nhiêu đới khí hậu? 

A. 5. 

B. 6. 

C. 3. 

D. 4.

Câu 34 : Các mùa trong năm thể hiện rất rõ là đặc điểm của đới khí hậu nào?

A. Nhiệt đới. 

B. Cận nhiệt đới. 

C. Ôn đới. 

D. Hàn đới.

Câu 35 : Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên Trái Đất? 

A. Cận nhiệt. 

B. Nhiệt đới. 

C. Cận nhiệt đới. 

D. Hàn đới.

Câu 36 : Biến đổi khí hậu là vấn đề của

A. mỗi quốc gia. 

B. mỗi khu vực. 

C. mỗi châu lục. 

D. toàn thế giới.

Câu 38 : Biến đổi khí hậu là do tác động của 

A. Các thiên thạch rơi xuống. 

B. Các vụ nổ hạt nhân, thử vũ khí. 

C. Các thiên tai trong tự nhiên. 

D. Các hoạt động của con người.

Câu 39 : Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho

A. Băng hai cực tăng.

B. Mực nước biển dâng. 

C. Sinh vật phong phú. 

D. Thiên tai bất thường.

Câu 40 : Biện pháp nào sau đây thường không sử dụng để ứng phó trước khi xảy ra thiên tai?

A. Gia cố nhà cửa. 

B. Bảo quản đồ đạc. 

C. Sơ tán người. 

D. Phòng dịch bệnh.

Câu 41 : Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (COP21) năm 2015 về biến đổi khí hậu diễn ra ở

A. Béc-lin (Đức). 

B. Luân Đôn (Anh). 

C. Pa-ri (Pháp). 

D. Roma (Italia).

Câu 42 : Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là

A. H2O, CH4, CFC.

B. N2O, O2, H2, CH4.

C. CO2, N2O, O2.

D. CO2, CH4, CFC.

Câu 43 : Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng

A. Cao nguyên. 

B. Đồng bằng. 

C. Đồi. 

D. Núi.

Câu 45 : Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là 

A. Nhiệt độ Trái Đất tăng. 

B. Số lượng sinh vật tăng. 

C. Mực nước ở sông tăng. 

D. Dân số ngày càng tăng.

Câu 46 : Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất chủ yếu từ

A. Ánh sáng từ Mặt Trời. 

B. Các hoạt động công nghiệp. 

C. Con người đốt nóng. 

D. Sự đốt nóng của Sao Hỏa.

Câu 47 : Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào sau đây? 

A. Ôn đới. 

B. Nhiệt đới. 

C. Cận nhiệt. 

D. Hàn đới.

Câu 48 : Không khí tập trung ở tầng đối lưu là 

A. 75%. 

B. 85%. 

C. 90%. 

D. 80%.

Câu 49 : Trên Trái Đất có bao nhiêu đai áp cao? 

A. 3 đai áp cao. 

B. 4 đai áp cao. 

C. 2 đai áp cao.

D. 5 đai áp cao.

Câu 50 : Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng 

A. Chí tuyến. 

B. Ôn đới. 

C. Xích đạo. 

D. Cận cực.

Câu 51 : Yếu tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn đến các thành phần tự nhiên khác?

A. Sông ngòi.

B. Khí hậu. 

C. Thổ nhưỡng. 

D. Địa hình.

Câu 52 : Nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,… là từ

A. Hơi nước. 

B. Khí metan. 

C. Khí ôxi. 

D. Khí nitơ.

Câu 53 : Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây? 

A. Áp kế.

B. Nhiệt kế. 

C. Vũ kế. 

D. Ẩm kế.

Câu 54 : Nhận định nào sau đây đúng về sự phân bố lượng mưa không đều trên Trái Đất theo vĩ độ?

A. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.

B. Mưa rất lớn ở vùng nhiệt đới; không có mưa ở vùng cực và cận cực. 

C. Mưa nhất nhiều ở ôn đới; mưa ít ở vùng cận xích đạo, cực và cận cực. 

D. Mưa nhiều ở cực và cận cực; mưa nhỏ ở vùng nhiệt đới và xích đạo.

Câu 55 : Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là

A. Tiết kiệm điện, nước. 

B. Trồng nhiều cây xanh. 

C. Sử dụng nhiều điện.

D. Giảm thiểu chất thải.

Câu 56 : Nguyên nhân chủ yếu ranh giới các đới khí hậu rất phức tạp là do

A. Sự phân bố lục địa, đại dương; các dòng biển lạnh. 

B. Hoạt động của hoàn lưu khí quyển, hướng địa hình. 

C. Ảnh hưởng của bề mặt đệm và các dạng địa hình. 

D. Sự phân bố lục địa, đại dương; hoàn lưu khí quyển.

Câu 57 : Nguyên nhân chủ yếu trên Trái Đất có các loại gió là do

A. Hoạt động của hoàn lưu khí quyển. 

B. Sự phân bố xem kẽn của các đai áp. 

C. Sức hút của Trái Đất và Mặt Trăng. 

D. Tác động từ hoạt động công nghiệp.

Câu 58 : Khí hậu là hiện tượng khí tượng

A. Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa. 

B. Xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi.

C. Xảy ra trong một ngày ở một địa phương. 

D. Lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó.

Câu 59 : Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của loại gió nào sau đây?

A. Gió Mậu dịch. 

B. Gió Tín phong. 

C. Gió mùa. 

D. Gió địa phương.

Câu 60 : Nguyên nhân cơ bản khiến cho nước và đất có nhiệt độ khác nhau là do

A. Đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.

B. Nước có nhiều thủy hải sản cần không khí hơn đất. 

C. Lượng nhiệt chiếu xuống đất, mặt nước khác nhau. 

D. Trên mặt đất có nhiều loài động thực vật sinh sống.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247