Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Sinh học Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh Học chuyên ĐH Sư Phạm- Hà Nội lần 1

Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Sinh Học chuyên ĐH Sư Phạm- Hà Nội lần 1

Câu 5 : Vai trò của quá trình hoạt hóa axit amin trong dịch mã là:

A. sử dụng ATP để kích hoạt axit amin và gắn axit amin vào đầu 3’ của tARN.

B. sử dụng ATP để hoạt hóa tARN gắn vào mARN.

C. gắn axit amin vào tARN nhờ enzim photphodiesteaza.

D. sử dụng ATP để hoạt hóa axit amin và gắn axit amin vào đầu 5’ của tARN.

Câu 6 : Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:

A. phitocrom      

B. carotenoid      

C. diệp lục      

D. auxin.

Câu 8 : Phát biểu nào sau đây là đúng về sự di truyền ngoài nhân?

A. Sự di truyền của các gen ngoài nhân giống các quy luật của gen trong nhân

B. Gen ngoài nhân luôn phân chia đồng đều cho các tế bào con trong phân bào

C. Nếu bố mẹ có kiểu hình khác nhau thì kết quả phép lai thuận và nghịch khác nhau.

D. Tính trạng do gen ngoài nhân quy định phân bố không đều ở 2 giới.

Câu 9 : Trong máu, hệ đệm đóng vai trò mạnh nhất là: 

A. Hệ đệm photphat 

B. Hệ đệm protêinat  

C. Hệ đệm bicacbonat  

D. Hệ đệm sulphat.

Câu 13 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến NST ở người? 

A. Người mắc hội chứng Đao vẫn có khả năng sinh sản bình thường.

B. Đột biến NST xảy ra ở cặp NST số 1 gây hậu quả nghiêm trọng vì NST đó mang nhiều gen.

C. Nếu thừa 1 nhiễm sắc thể ở cặp số 23 thì người đó mắc hội chứng Turner.

D.  “Hội chứng tiếng khóc mèo kêu” là kết quả của đột biến lặp đoạn trên NST số 5.

Câu 14 : Để nâng cao năng suất cây trồng, người ta không sử dụng biện pháp nào sau đây: 

A. Tạo giống mới có cường độ quang hợp cao hơn giống gốc.

B. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm làm gia tăng diện tích lá và chỉ số diện tích lá.

C. Tăng bón phân đạm để phát triển mạnh bộ lá đến mức tối đa.

D. Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng thích hợp, trồng vào mùa vụ phù hợp.

Câu 15 : Thân cây đậu cô ve quấn quanh một cọc rào là ví dụ về: 

A. ứng động sinh trưởng            

B. hướng tiếp xúc.

C. ứng động không sinh trưởng    

D. hướng sáng.

Câu 23 : Bệnh (hội chứng) nảo sau đây ở người không phải do đột biến NST gây nên? 

A. Hội chứng Claiphento       

B.  Ung thư máu

C. Hội chứng Patau         

D. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)

Câu 26 : Loại ARN nào sau đây có thời gian tồn tại lâu nhất? 

A. xARN         

B. rARN         

C. tARN           

D. mARN

Câu 27 : Lai giữa hai cá thể đều dị hợp tử về 2 cập gen (Aa, Bb). Trong tổng số 1675 cá thể thu được ở đời con có 68 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả hai cặp gen trên. Biết hai cặp gen trên đều nằm trên nhiễm săc thể thường. Giải thích nào sau đây là không phù hợp với kết quả phép lai trên? 

A. Bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp đều.

B. Hoán vị gen xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.

C. Hai cặp gen quy định tính trạng trên cùng nằm trên 1 cặp NST thường.

D. Hoán vị gen xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 18%.

Câu 31 : Các nhóm động vật sau đều có sự phân chia thứ bậc ngoại trừ: 

A. Đàn gà         

B. Đàn ngựa          

C. Đàn hổ    

D. Đàn kiến

Câu 33 : Nhiệt độ nóng chảy của ADN là nhiệt độ để phá vỡ các liên kết hidro và làm tách hai mạch đơn của phân tử. Hai phân tử ADN có chiều dài bằng nhau nhưng phân tử ADN thứ 1 có tỉ lệ A/G thấp hơn phân tử ADN thứ 2. Nhận định nào sau đây là chính xác: 

A. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử thứ 2 lớn hơn phân tử thứ 1.

B. Nhiệt độ nóng chảy của 2 phân tử bằng nhau.

C. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử thứ 1 lớn hơn phân tử thứ 2.

D. Chưa đủ cơ sở kết luận.

Câu 34 : Trong cơ thể người, các tế bào thần kinh và các tế bào cơ khác nhau chủ yếu vì chúng: 

A. có sự biểu hiện của các gen khác nhau.  

B. có các nhiễm sắc thể khác nhau,

C. sử dụng các mã di truyền khác nhau. 

D. chứa các gen khác nhau.

Câu 36 : Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do hoạt động: 

A. mô phân sinh đỉnh 

B. mô phân sinh bên  

C. tùy từng loài          

D. ngẫu nhiên.

Câu 39 : Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trật tự nào? 

A. Tế bào mô bì cơ → Mạng lưới thần kinh → Tế bào cảm giác.

B. Tế bào cảm giác → Tế bào mô bì cơ → Mạng lưới thần kinh,

C.  Mạng lưới thần kinh → Tế bào cảm giác → Tế bào mô bì cơ.

D. Tế bào cảm giác → Mạng lưới thần kinh → Tế bào mô bì cơ.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247