Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Lịch sử Trắc nghiệm: Đề kiểm tra giữa kỳ II Lịch sử 8 (có đáp án) !!

Trắc nghiệm: Đề kiểm tra giữa kỳ II Lịch sử 8 (có đáp án) !!

Câu 1 :

Người chỉ huy nghĩa quân đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông là


A. Trương Định.  



B. Nguyễn Trung Trực. 



C. Phan Tôn.        



D. Nguyễn Hữu.


Câu 2 :

Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?


A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.



B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.



C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.



D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.


Câu 3 :

Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?


A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.   



B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường.



C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi.        



D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.


Câu 4 :

Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?


A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết.        



B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.



C. Giảng hòa với phái chủ chiến.       



D. Tìm cách ly gián Tôn Thất Thuyết và quan lại.


Câu 5 :

Nguyên nhân quyết định khiến thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là


A. quân Pháp từ xa đến, không quen khí hậu, địa hình.



B. quan quân triều đình nhà Nguyễn có chiến thuật đánh Pháp độc đáo.



C. Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam.



D. Triều đình nhà Nguyn kiên định lãnh đạo nhân dân kháng chiến.


Câu 6 :

Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích đấu tranh của khởi nghĩa nông dân Yên Thế?


A. Hưởng ứng chiếu Cần vương.       



B. Chống lại chính sách cướp bóc của Pháp.



C. Đánh đuổi giặc Pháp bảo vệ quê hương.  



D. Chống chính sách bình định của Pháp.


Câu 7 :

Nội dung nào không phản ánh đúng những hạn chế của các đề nghị cải cách, canh tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?


A. Mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa phát triển thành một phong trào cải cách sâu rộng.



B. Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong của xã hội Việt Nam.



C. Chưa giải quyết được những mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam.



D. Nội dung cải cách quá mới mẻ nên không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.


Câu 8 :
Điểm tương đồng trong hai lần chiến thắng Cầu Giấy (1873 và 1883) của quân dân Bắc Kì là gì?


A. Đặt dưới sự chỉ huy của quan quân triều đình Huế, do Nguyễn Tri Phương đứng đầu.



B. Có sự phối hợp chiến đấu giữa quan quân triều đình nhà Nguyễn với nhân dân Bắc Kì.



C. Có sự phối hợp chặt chẽ của quân đội Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.



D. Làm phá sản hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.


Câu 9 :

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại chủ yếu là do


A. thực dân Pháp được sự giúp đỡ của nhiều nước tư bản.



B. triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến.



C. nhân dân không đoàn kết với triều đình nhà Nguyễn.



D. triều đình nhà Nguyễn không đứng lên kháng chiến.


Câu 12 :

Vì sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi?


A. Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn.      



B. Ý thức giác ngộ của đồng bào miền núi chậm.



C. Địa hình không thuận lợi để xây dựng căn cứ.  



D. Dân cư thưa thớt, khó xây dựng lực lượng.


Câu 13 :

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế là


A. Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.



B. Phái chủ hòa trong triều đình Huế đứng về phía Pháp, cô lập phái chủ chiến.



C. Quân Pháp ra lệnh bắt vua Hàm Nghi để đưa đi đày ở An-giê-ri.



D. Mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.


Câu 14 :

Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình là


A. Nguyễn Thiện Thuật và Đốc Tít.   



B. Phạm Bành và Đinh Công Tráng.  



C. Đề Nắm và Hoàng Hoa Thám.       



D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng.


Câu 15 :

Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là


A. Phan Thanh Giản.                          



B. Nguyễn Trường Tộ.



C. Tôn Thất Thuyết.                           



D. Phan Đình Phùng.


Câu 16 :

Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?


A. Ba Đình.



B. Bãi Sậy. 



C. Yên Thế.



D. Hương Khê.


Câu 17 :
Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng?


A. Diễn ra sôi nổi, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.



B. Giành thắng lợi, khôi phục lại độc lập, chủ quyền của dân tộc.



C. Là phong trào đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.



D. Lực lượng lãnh đọa phong trào là các văn thân, sĩ phu yêu nước.


Câu 18 :

Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?


A. Làm tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực quân Pháp.



B. Góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp.



C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.



D. Góp phần làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.


Câu 19 :
Giai đoạn 1893 - 1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế


A. xây dựng căn cứ Ngàn Trươi.        



B. hòa hoãn với thực dân Pháp.



C. vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.         



D. tích lũy lương thực, xây dựng lực lượng.


Câu 20 :

Giai đoạn 1893 - 1908, khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là gì?


A. Tìm cách giảng hòa với thực dân Pháp.   



B. Tích lũy lương thảo, khí giới, thuốc men.



C. Xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.      



D. Đoàn kết với các phong trào yêu nước khác.


Câu 21 :

Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “ Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì?


A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.



B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai thác mỏ.



C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.



D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.


Câu 22 :

Các tư tưởng cải cách canh tân đất nước cuối thế kỉ XIX đã có ý nghĩa quan trọng trong việc


A. đưa tới sự hình thành của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam.



B. chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.



C. thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa.



D. đưa xã hội Việt Nam thoát khỏi vòng luẩn quẩn, bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.


Câu 25 :

Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu


A. các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.



B. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.



C. thực dân Pháp thiết lập xong bộ máy cai trị ở Việt Nam.



D. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.


Câu 26 :

Pháp đã sử dụng phương thức chủ yếu nào trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858 - 1884)?


A. Sử dụng thương nhân và nhà truyền giáo để điều tra tình hình Việt Nam.



B. Phối hợp với triều đình nhà Nguyễn đàn áp các phong trào đấu tranh yêu nước.



C. Kết hợp tấn công quân sự với thủ đoạn chính trị - ngoại giao.



D. Kết hợp các thủ đoạn chính trị - ngoại giao với các thủ đoạn kinh tế.


Câu 27 :

Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?


A. Làm tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực quân Pháp.



B. Góp phần làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.



C. Góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp.



D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.


Câu 28 :

Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là


A. khởi nghĩa Hương Khê.                 



B. khởi nghĩa Ba Đình.   



C. khởi nghĩa Bãi Sậy.              



D. khởi nghĩa Yên Thế.


Câu 29 :

Trong thời gian hòa hoãn với Pháp (1898 - 1908), căn cứ Phồn Xương của nghĩa quân Yên Thế đã trở thành


A. trung tâm của các cuộc khởi nghĩa lớn nhất ở Trung Kì.



B. nơi tụ họp của tướng lĩnh và nghĩa binh trong phong trào Cần vương.



C. trung tâm của cuộc vận động chống thuế ở Trung Kì.



D. nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về.


Câu 30 :

Thủ lĩnh uy tín nhất trong phong trào Cần vương ở Nghệ An - Hà Tĩnh là


A. Nguyễn Thiện Thuật. 



B. Phan Đình Phùng.      



C. Hoàng Hoa Thám.      



D. Đinh Công Tráng.


Câu 31 :

Một trong những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách, canh tân đất nước ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là     


A. Đinh Công Tráng.                



B. Nguyễn Trường Tộ.   



C. Tôn Thất Thuyết.                 



D. Nguyễn Đình Chiểu.


Câu 32 :

Nội dung nào không phải là nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?


A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập.      



B. Tương quan lực lượng quá chênh lệch.



C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.        



D. Không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.


Câu 33 :

Các tư tưởng cải cách canh tân đất nước cuối thế kỉ XIX đã có ý nghĩa quan trọng trong việc


A. đưa tới sự hình thành của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam.



B. chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.



C. thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa.



D. đưa xã hội Việt Nam thoát khỏi vòng luẩn quẩn, bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.


Câu 34 :
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) có đặc điểm gì?


A. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao.



B. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp.



C. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.



D. Hình thành một mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu tiến bộ lãnh đạo.


Câu 37 :

Sau khi chiếm được sáu tỉnh Nam Kì (1867), thực dân Pháp đã


A. thiết lập bộ máy cai trị.



B. tìm cách xoa dịu nhân dân.   



C. tìm cách mua chuộc triều Nguyễn.



D. ngừng tiến công để củng cố lực lượng.


Câu 38 :

Sau thất bại bước đầu ở Đà Nẵng, thực dân Pháp đã chuyển hướng tấn công vào


A. Huế.                                     



B. Hà Nội.



C. Gia Định.                   



D. Vĩnh Long.


Câu 39 :

Ba tỉnh miền Tây Nam Kì vào giữa thế kỉ XIX ở Việt Nam bao gồm các tỉnh


A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.           



B. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.



C. Định Tường, An Giang, Biên Hòa.          



D. Gia Định, Vĩnh Long, Hà Tiên.


Câu 41 :

Địa điểm đầu tiên thực dân Pháp lựa chọn để tấn công xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX là


A. Huế.                 



B. Đà Nẵng.          



C. Gia Định.                   



D. Hà Nội.


Câu 42 :

Người chỉ huy quân dân mặt trận Đà Nẵng - Quảng Nam đánh Pháp trong những năm 1858 - 1859 là ai?  


A. Trương Định.



B. Nguyễn Tri Phương.                      



C. Nguyễn Trung Trực.



D. Nguyễn Thiện Thuật.           


Câu 43 :

Nội dung nào không phải là đặc điểm cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược vào giữa thế kỉ XIX


A. Xác định đúng kẻ thù chính là triều Nguyễn.



B. Không trông trờ vào mệnh lệnh của triều đình.



C. Chiến đấu ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược.



D. Chiến đầu với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo.


Câu 44 :

Hiệp ước đầu tiên mà thực dân Pháp kí với triều Nguyễn trong quá trình xâm lược Việt Nam là


A. Hác-măng.                 



B. Giáp Tuất.                  



C. Nhâm Tuất.                



D. Pa-tơ-nốt.


Câu 45 :

Sự kiện nào đánh dấu Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?


A. Hiệp ước Hác-măng được kí kết (1883).  



B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt được kí kết (1884).



C. Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội (1882).



D. Quân Pháp chiếm được thành Gia Định (1859).


Câu 46 :
Thực dân Pháp đã viện vào nguyên cớ nào để tấn công ra Bắc Kì lần thứ hai (1882)?


A. Triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy-puy”.



B. Triều Nguyễn không ngăn cản được nhân dân đấu tranh.



C. Triều Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.



D. Triều Nguyễn tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh không qua Pháp.


Câu 47 :

Người lãnh đạo quan quân triều đình chống lại cuộc tấn công thành Hà Nội lần thứ hai (1882) của thực dân Pháp là   


A. Hoàng Diệu.



B. Hoàng Tá Viêm.                                       



C. Lưu Vĩnh Phúc.



D. Nguyễn Tri Phương.


Câu 48 :

Mục tiêu của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là


A. giải phóng nông dân, thiết lập chế độ quân chủ.



B. giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.



C. giải phóng dân tộc, tái lập nhà nước phong kiến độc lập.



D. giải phóng giai cấp, đưa nhân dân lên nắm chính quyền.


Câu 49 :

Lực lượng chủ yếu tham khởi nghĩa Yên Thế cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là


A. công nhân.                 



B. nông dân.                   



C. địa chủ.  



D. văn thân, sĩ phu


Câu 50 :

Đặc điểm nổi bật về quy mô của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là


A. diễn ra chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc.



B. diễn ra chủ yếu ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.



C. bùng nổ khắp cả nước, sôi nổi nhất là ở Nam Kì.



D. bùng nổ khắp cả nước, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì.


Câu 51 :

Thực dân Pháp chọn tấn công Đà Nẵng (1858) là để


A. thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.



B. thực hiện kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.



C. làm bàn đạp tấn công Gia Định.



D. chiếm lấy kho lương thực của Việt Nam.


Câu 52 :

Điểm chung giữa phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là


A. chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.



B. đều nhằm khôi phục chế độ phong kiến.



C. do văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo.



D. do giai cấp nông dân lãnh đạo.


Câu 53 :

Trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam, cuộc khởi nghĩa nào đã chế tạo và bắt đầu sử dụng vũ khí hiện đại?


A. Bãi Sậy.           



B. Hương Khê.     



C. Yên Thế.          



D. Ba Đình.


Câu 54 :

Cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam?


A. Hương Khê.     



B. Yên Thế.          



C. Ba Đình.           



D. Bãi Sậy.


Câu 55 :

Vì sao Tây Ban Nha tham gia liên quân với Pháp xâm lược Việt Nam?


A. Quân Pháp quá yếu, muốn dựa vào Tây Ban Nha.



B. Tây Ban Nha không muốn Pháp độc chiếm Việt Nam.



C. Pháp và Tây Ban Nha thỏa thuận chia nhau cai trị Việt Nam.



D. Một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều Nguyễn giam giữ, giết hại.


Câu 56 :

Duyên cớ để thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858 - 1884) là do triều Nguyễn


A. không thực hiện Hiệp ước Vécxai được kí năm 1787.



B. khước từ đề nghị thiết lập quan hệ giao thương với nước Pháp.



C. không cho các thuyền buôn của thương nhân Pháp vào cảng Đà Nẵng.



D. thi hành chính sách “cấm đạo”, ngăn cản thương nhân Pháp hoạt động.


Câu 59 :

Với hiệp ước nào kí với thực dân Pháp, triều Nguyễn đã chính thức công nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp?


A. Nhâm Tuất.                



B. Giáp Tuất.                  



C. Hác-măng.                 



D. Pa-tơ-nốt.


Câu 60 :

Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ (1861), Trương Định đem quân lui về


A. Bình Sơn.         



B. Tân Hòa.          



C. Tân Phước.       



D. Bến Tre.


Câu 61 :

Đến tháng 2/1861, ba tỉnh miền Đông và tỉnh nào ở miền Tây Nam Kì đã bị thực dân Pháp chiếm?


A. An Giang.                  



B. Vĩnh Long.                



C. Hà Tiên.           



D. Biên Hòa.


Câu 62 :

Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên khi xâm lược Việt Nam nhằm thực hiện âm mưu nào?


A. Đánh chắc tiến chắc.                      



B. Chinh phục từng gói nhỏ.



C. Đánh nhanh thắng nhanh.                        



D. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.


Câu 63 :

Ba tỉnh miền Đông Nam Kì theo Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) triều Nguyễn nhượng hẳn cho thực dân Pháp là


A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.           



B. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.



C. Định Tường, An Giang, Biên Hòa.          



D. Gia Định, Vĩnh Long, Hà Tiên.


Câu 64 :

Người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn là ai?


A. Tôn Thất Thuyết.



B. Phan Đình Phùng.                



C. Nguyễn Tri Phương.



D. Nguyễn Trung Trực.


Câu 65 :

Đánh chìm tàu Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (1861) là nghĩa quân của


A. Trương Định.                                 



B. Trần Thiện Chính.



C. Nguyễn Tri Phương.                      



D. Nguyễn Trung Trực.


Câu 66 :
Chính sách nào của nhà Nguyễn đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp lợi dụng để xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX?        


A. Trọng nông.



B. Đề cao Nho giáo.



C. Hạn chế ngoại thương.



D. Cấm và bài xích đạo Thiên Chúa.  


Câu 67 :

Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam kết thúc khi


A. khởi nghĩa Bãi Sậy tan rã.                        



B. khởi nghĩa Ba Đình bị đàn áp.



C. khởi nghĩa Hùng Lĩnh thất bại.                



D. khởi nghĩa Hương Khê bị đàn áp.


Câu 68 :
Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam triệt để áp dụng chiến thuật du kích vì    


A. khu vực có ít dân cư.



B. vũ khí chiến đấu thô sơ.



C. địa bàn có nhiều sông ngòi. 



D. hoạt động ở vùng đồng bằng.


Câu 69 :

Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) có xuất thân là


A. binh lính của triều Nguyễn.



B. đồng bào dân tộc thiểu số.                       



C. văn thân, sĩ phu.



D. nông dân.                                                 


Câu 70 :

Người chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là


A. Phan Đình Phùng.     



B. Nguyễn Thiện Thuật.                               



C. Cao Thắng.                



D. Hoàng Diệu.


Câu 71 :

Lực lượng của nghĩa quân Hương Khê (1885 - 1896) ở Việt Nam được chia thành


A. 15 đạo thừa tuyên.                                   



B. 15 binh chủng. 



C. 15 quân thứ.                         



D. 15 đạo.


Câu 72 :

Tại sao thực dân Pháp có thể đánh úp được căn cứ của nghĩa quân Trương Định (1864)?


A. Được tay sai dẫn đường.



B. Nghĩa quân bị tổn thất nặng.



C. Quân Pháp xin thêm viện binh.      



D. Tân Phước ở ven sông Soài Rạp.


Câu 73 :

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân vùng châu thổ sông Hồng trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là


A. Ba Đình.          



B. Hương Khê.     



C. Bãi Sậy.            



D. Yên Thế.


Câu 74 :

Cuộc khởi nghĩa có quy mô hoạt động lớn nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là


A. Ba Đình.          



B. Hương Khê.     



C. Bãi Sậy.            



D. Yên Thế.


Câu 75 :

Nội dung của hiệp ước nào được kí giữa triều Nguyễn và thực dân Pháp về cơ bản giống Hiệp ước Hác-măng (1883)?


A. Nhâm Tuất.                



B. Giáp Tuất.                  



C. Thiên Tân.                  



D. Pa-tơ-nốt.


Câu 76 :

Lực lượng tham gia chủ yếu trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là


A. đồng bào dân tộc thiểu số.                       



B. văn thân, sĩ phu.



C. nông dân.                                                 



D. binh lính của triều Nguyễn.


Câu 77 :

Sau khi chiếm được sáu tỉnh Nam Kì (1867), thực dân Pháp đã


A. thiết lập bộ máy cai trị.



B. tìm cách xoa dịu nhân dân.   



C. tìm cách mua chuộc triều Nguyễn.



D. ngừng tiến công để củng cố lực lượng.


Câu 78 :

Sự kiện phân chia phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam thành hai giai đoạn phát triển là


A. vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương lần thứ hai.



B. Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện.



C. vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.



D. khởi nghĩa Bãi Sậy bùng nổ.


Câu 81 :

Thủ lĩnh có uy tín nhất ở Nghệ - Tĩnh trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là


A. Đinh Công Tráng.                                    



B. Nguyễn Thiện Thuật.



C. Tống Duy Tân.                               



D. Phan Đình Phùng.


Câu 82 :

Sau thất bại ở Đà Nẵng (1858), thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào


A. Gia Định.                   



B. Hà Nội.            



C. Huế.                 



D. Nha Trang.


Câu 83 :

Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Đà Nẵng (1858) là


A. đánh nhanh thắng nhanh.                         



B. đánh chắc tiến chắc.



C. vây thành diệt viện.



D. đánh công kiên.                                       


Câu 84 :
Địa danh nào sau đây không thuộc ba tỉnh miền Tây Nam Kì vào nửa sau thế kỉ XIX?


A. Vĩnh Long.                



B. An Giang.                  



C. Hà Tiên.           



D. Hà Nam.


Câu 85 :

Với việc triều Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), tính chất của xã hội Việt Nam là


A. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.      



B. thuộc địa, nửa phong kiến.                       



C. lạc hậu, chậm phát triển.



D. độc lập, tự chủ.


Câu 86 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của trào lưu cải cách, duy tân cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là


A. thực dân Pháp tìm cách cản trở việc duy tân.



B. thời điểm tiến hành cải cách, duy tân muộn.



C. triều Nguyễn bảo thủ, không chấp nhận thay đổi.



D. cải cách, duy tân chỉ diễn ra trong một nhóm quan lại.


Câu 87 :

Danh hiệu “Bình Tây đại nguyên soái” gắn liền với nhân vật lịch sử nào?


A. Trương Định.   



B. Cầm Bá Thước.



C. Trương Quyền.



D. Nguyễn Thiện Thuật. 


Câu 88 :

Trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858), mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là giữa nông dân với


A. lãnh chúa.                  



B. địa chủ.            



C. thợ thủ công.    



D. thương nhân.


Câu 89 :

Người đứng đầu phái chủ chiến trong triều Nguyễn nửa sau thế kỉ XIX là ai?


A. Hàm Nghi.                 



B. Tôn Thất Thuyết.       



C. Trần Xuân Soạn.                  



D. Cao Bá Quát.


Câu 90 :

Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) được kí kết giữa triều Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu


A. phái chủ chiến trong triều đình đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.



B. thực dân Pháp thiết lập xong bộ máy cai trị ở Việt Nam.



C. thực dân Pháp căn bản hoàn thành xong việc xâm lược Việt Nam.



D. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.


Câu 91 :

Vào giữa thế kỉ XIX, trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, triều Nguyễn đã có động thái như thế nào?


A. Từ phản ứng quyết liệt dần chuyển sang đầu hàng.



B. Chấp nhận đầu hàng đề tránh đổ máu cho nhân dân.



C. Từ phát động toàn dân kháng chiến đi đến đầu hàng.



D. Nhu nhược, đầu hàng ngay khi thực dân Pháp tấn công.


Câu 92 :

Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) có đặc điểm gì nổi bật?


A. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, ngoại giao.



B. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở động địa bàn xâm lược của Pháp.



C. Hình thành một mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu lãnh đạo.



D. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.


Câu 93 :

Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh thực dân Pháp đẩy mạnh


A. công cuộc bình định. 



B. cuộc khai thác thuộc địa.                          



C. cướp đoạt ruộng đất của nhân dân.          



D. tiêu diệt phái chủ hòa và chủ chiến.


Câu 94 :

Điểm chung của các văn thân, sĩ phu đề nghị cải cách, duy tân ở Việt Nam vào nửa sau thế kỉ XIX là


A. muốn xóa bỏ chế độ phong kiến.



B. muốn cho đất nước được giàu mạnh.



C. chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản.



D. xuất phát từ truyền thống đấu tranh của dân tộc.


Câu 96 :

Nội dung nào phản ánh không đúng mục đích cuộc đấu tranh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) ở Việt Nam?


A. Hưởng ứng Chiếu Cần vương.       



B. Chống chính sách bình định của Pháp.



C. Chống chính sách cướp bóc của Pháp.



D. Đánh đuổi giặc Pháp bảo vệ quê hương.


Câu 97 :

Lực lượng lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là


A. công nhân.                 



B. nông dân.                   



C. địa chủ phong kiến.    



D. văn thân, sĩ phu.


Câu 98 :

Nội dung nào không phải là đặc điểm của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam?


A. Mục tiêu giải phóng dân tộc.          



B. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.



C. Đông đảo nhân dân tham gia.                  



D. Bị thực dân Pháp đàn áp.


Câu 99 :

Hiệp ước nào đã mở đầu cho quá trình đầu hành của triều Nguyễn trước thực dân Pháp vào nửa sau thế kỉ XIX?


A. Hiệp ước Hác-măng.                      



B. Hiệp ước Nhâm Tuất.



C. Hiệp ước Giáp Tuất.                       



D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.


Câu 100 :

Điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là về


A. phương pháp đấu tranh.                           



B. lực lượng chủ yếu.



C. thành phần lãnh đạo.                      



D. kết quả đấu tranh.


Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247