Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Lịch sử Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 Lịch sử 11 có đáp án (Mới nhất) !!

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 Lịch sử 11 có đáp án (Mới nhất) !!

Câu 1 :

Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX?

A. Xu hướng tư sản.

B. Xu hướng vô sản.   

C. Xu hướng cải cách.

D. Xu hướng bạo động.

Câu 2 :

Ngày 4/5/1919 diễn ra sự kiện nào trong tiến trình lịch sử Trung Quốc?


A. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.



B. Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.



C. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước Bắc Kinh.



D. Nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh Bắc phạt.


Câu 3 :

Sự phát triển của phong trào công nhân ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1925 đã dẫn tới sự ra đời của

A. Đảng Quốc đại.

B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.

C. Đảng Đại hội dân tộc.       

D. Đảng Đoàn kết dân tộc.

Câu 5 :

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), phong trào dân tộc tư sản ở các nước Đông Nam Á có những bước tiến bộ rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của

A. giai cấp vô sản.

B. tầng lớp trí thức tiểu tư sản.

C. giai cấp nông dân.

D. giai cấp tư sản dân tộc.

Câu 6 :
Phong trào Ngũ tứ (1919) mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống lại các thế lực

A. đế quốc và phong kiến.     

B. đế quốc và tư sản mại bản.

C. tư sản và phong kiến.        

D. tư sản, phong kiến và đế quốc.

Câu 7 :

Sự kiện nào đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp vô sản Trung Quốc?

A. Quốc Dân đảng được thành lập.

B. Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập.

C. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

D. Đảng Nhân quyền Trung Hoa được thành lập.

Câu 8 :

Nội dung nào không phản ánh đúng những nhân tố khách quan tác động đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?


A. Cao trào cách mạng ở các nước tư bản Âu – Mĩ. 



B. Sự suy yếu của hệ thống tư bản chủ nghĩa (trừ Mĩ).



C. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917).



D. Chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc.


Câu 9 :

So với cách mạng Tân Hợi (1911), tính chất của phong trào Ngũ tứ (1919) có điểm gì khác biệt?

A. Là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.

C. Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

D. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Câu 10 :

Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. xu hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối.

B. xuất hiện xu hướng cải cách, duy tân đất nước.

C. tồn tại song song hai xu hướng tư sản và vô sản.

D. xuất hiện con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.

Câu 11 :
Thuộc địa được coi là quan trọng và giàu có nhất trong hệ thống thuộc địa của Pháp là

A. ba nước Đông Dương.

B. miền Xích đạo châu Phi.

C. An-giê-ri.

D. Tuy-ni-di.

Câu 12 :
Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là

A. đòi thi hành những cải cách dân chủ.


B. đòi tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị.


C. đấu tranh đòi những quyền lợi kinh tế.

D. đòi được tham gia vào bộ máy nhà nước.

Câu 13 :
Ở Trung Quốc, phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày nhằm

A. phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.

B. chống lại triều đình phong kiến Mãn Thanh.

C. đòi quyền lợi cho giai cấp tư sản Trung Quốc.

D. chống đế quốc và phong kiến Mãn Thanh.

Câu 14 :
Biện pháp đấu tranh nào không phù hợp với chủ trương của Đảng Quốc đại và M.Gan-đi?

A. Biểu tình hòa bình.

B. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

C. Không nộp thuế, tẩy chay hàng hóa Anh.

D. Bãi công ở các nhà máy, công sở, bãi khóa ở các trường học.

Câu 15 :

Mục tiêu lớn nhất của cách mạng ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là

A. độc lập dân tộc.

B. cải cách dân chủ.

C. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. bình quân địa quyền.

Câu 16 :

Phong trào nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?

A. Phong trào Ngũ tứ.

B. Phong trào Thái bình Thiên quốc.

C. Phong trào Nghĩa hòa đoàn.


D. Phong trào Duy tân Mậu Tuất.


Câu 17 :

Trong nửa đầu thập niên 30 thế kỉ XX, sự kiện đánh dấu phong trào cách mạng Lào và Campuchia chuyển sang một thời kì mới là

A. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời.

B. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thành lập.

C. Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia thành lập.

D. Chính quyền Xô viết được thành lập ở Nghệ An, Hà Tĩnh (Việt Nam).

Câu 18 :
Tư tưởng đấu tranh hòa bình, bất bạo động của M.Gan-đi được các tầng lớp nhân dân Ấn Độ hưởng ứng vì

A. nhân dân Ấn Độ sợ bị tổn thất hi sinh.

B. dễ dàng được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.

C. phù hợp với đặc điểm dân tộc và tôn giáo của Ấn Độ.

D. nhân dân Ấn Độ không có kinh nghiệm đấu tranh vũ trang.

Câu 19 :

Nét mới trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929 là

A. hình thức đấu tranh phong phú quyết liệt.

B. tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

C. Đảng Cộng sản Ấn Độ lãnh đạo giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị.

D. giai cấp tư sản Ấn Độ thông qua Đảng Quốc đại nắm độc quyền lãnh đạo phong trào.

Câu 20 :

So với phong trào cách mạng ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng của nhân dân Đông Nam Á từ năm 1918 đến năm 1939 có điểm gì khác biệt?

A. Xuất hiện khuynh hướng cứu nước theo con đường cách mạng vô sản.

B. Khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối.

C. Có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

D. Giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị, trở thành một lực lượng cách mạng độc lập.

Câu 21 :
Liên minh phát xít được hình thành trong những năm 30 của thế kỉ XX còn được gọi là

A. phe Liên minh.

B. phe Hiệp ước.

C. phe Trục.

D. phe Đồng minh.

Câu 22 :

Khối Đồng minh chống phát xít được hình thành vào

A. đầu năm 1942.

B. cuối năm 1942.

C. đầu năm 1941.

D. đầu năm 1943.

Câu 23 :
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Anh, Trung Quốc, Liên Xô.

C. Anh, Pháp, Trung Quốc.

D. Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 24 :

Sau khi xé bỏ Hòa ước Vécxai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu

A. chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu.


B. chuẩn bị lực lượng tấn công Liên Xô.


C. thành lập một nước “Đại Đức”.

D. thôn tính vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc.

Câu 25 :
Tháng 8/1939, để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, Liên Xô đã

A. kí với Đức bản “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau”.

B. đưa quân sang Tiệp Khắc, giúp Tiệp Khắc chống xâm lược.

C. viện trợ quân sự, giúp đỡ nhân dân Trung Quốc đánh bại quân xâm lược Nhật Bản.

D. thông qua Đạo luật Trung lập - không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài Liên Xô.

Câu 26 :

Chiến thắng Mát-xcơ-va (tháng 12/1941) của Hồng quân Liên Xô đã

A. buộc Đức phải kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện.

B. quét sạch quân xâm lược Đức ra khỏi lãnh thổ Liên Xô.

C. tạo nên bước ngoặt trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).

D. làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức.

Câu 27 :

Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên phạm vi toàn thế giới?

A. Đức kí văn bản đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.

B. Chiến thắng Béc-lin của Hồng quân Liên Xô.

C. Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.

D. Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagassaki của Nhật Bản.

Câu 28 :
Trước hành động chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược của các nước phát xít, các nước Anh, Pháp, Mĩ có thái độ như thế nào?


A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất cần tiêu diệt.


B. Kêu gọi sự hợp tác của Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

C. Kêu gọi sự hợp tác của các lực lượng dân chủ trên toàn thế giới để chống phát xít.

D. Thỏa hiệp, nhượng bộ khối phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.

Câu 29 :
Điểm chung cơ bản giữa hai khối đế quốc: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít Đức, Italia, Nhật Bản là gì?

A. Đều coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt.

B. Đều thực hiện đường lối đối ngoại trung lập.

C. Đều thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ Liên Xô.

D. Đều có tiềm lực mạnh về quân sự nhưng ít thuộc địa, thị trường.

Câu 30 :
Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

A. Chiến tranh kết thúc dẫn đến thay đổi căn bản tình hình thế giới.

B. Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt phát xít.

C. Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.

D. Mĩ giữ vai trò lãnh đạo phe Đồng minh từ khi chiến tranh bùng nổ.

Câu 31 :
Liên minh phát xít được hình thành trong những năm 30 của thế kỉ XX còn được gọi là

A. phe Liên minh.

B. phe Hiệp ước.

C. phe Trục.

D. phe Đồng minh.

Câu 32 :

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Anh, Trung Quốc, Liên Xô.

C. Anh, Pháp, Trung Quốc.


D. Liên Xô, Mĩ, Anh.


Câu 33 :
Hành động của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản ngay sau khi hình thành liên minh là gì?

A. Kí hiệp ước không xâm phạm với Liên Xô.

B. Tăng cường các hoạt động quân sự ở nhiều nơi.

C. Đầu tư vốn vào các nước thuộc địa để khai thác.

D. Tấn công Liên Xô, phát động chiến tranh thế giới.

Câu 34 :
Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9/1939), các nước Anh, Pháp, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm

A. đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

B. chuẩn bị cho việc thành lập phe Đồng minh.

C. ngăn chặn Đức tấn công Ba Lan.

D. ngăn chặn Nhật gây chiến tranh ở châu Á.

Câu 35 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì?

A. Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ chủ nghĩa phát xít của các nước Anh, Pháp, Mĩ.

B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

C. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

D. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước đế quốc.

Câu 36 :

Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào?

A. Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ tại Trân Châu Cảng (tháng 12/1941).

B. Nhật Bản đem quân xâm lược các nước Đông Dương (tháng 9/1940).

C. Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki (tháng 8/1945).

D. Liên Xô tấn công đội quân Quan Đông của Nhật Bản đóng tại Mãn Châu (tháng 8/1945).

Câu 37 :

Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Xta-lin-grát (tháng 2/1943) của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Đánh bại hoàn toàn phát xít Đức.

B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.

C. Buộc Đức phải đầu hàng Đồng minh.

D. Quét sạch quân Đức khỏi lãnh thổ Liên Xô.

Câu 38 :

Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu?

A. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện.

B. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

C. Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.

D. Liên Xô đánh bại đạo quân chủ lực của Nhật Bản ở Mãn Châu.

Câu 39 :

Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

A. Chiến tranh kết thúc mở ra thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.

B. Liên Xô giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

C. Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.

D. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đồng minh.

Câu 42 :

Theo Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình nhà Nguyễn đã thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh

A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.


B. Định Tường, Vĩnh Long, Hà Tiên.


C. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

D. Biên Hòa, Quảng Nam, An Giang.

Câu 43 :

Căn cứ chiến đấu của nghĩa quân do Trương Định chỉ huy được đặt ở

A. Bãi Sậy (Hưng Yên).        


B. Hai Sông (Hải Dương).


C. Phồn Xương (Yên Thế).

D. Gò Công (Tân Hòa).

Câu 44 :

Tác giả của câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”

A. Tôn Thất Thuyết.

B. Hoàng Diệu.

C. Phan Văn Trị.

D. Nguyễn Trung Trực.  

Câu 45 :
Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Triều đình nhà Nguyễn cấm thương nhân Pháp đến Việt Nam buôn bán.

B. Chính sách “cấm đạo”, “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn.


C. Nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường.



D. Triều đình nhà Nguyễn trả tối hậu thư cho Pháp không đúng hạn.


Câu 46 :

Chiến thuật quân sự được thực dân Pháp sử dụng khi tấn công Đà Nẵng (tháng 9/1858) là

A. “Đánh nhanh thắng nhanh”.


B. “Đánh điểm diệt viện”.


C. “Chiến tranh cục bộ”.

D. “Chinh phục từng gói nhỏ”.

Câu 47 :

Nội dung nào không phản ánh đúng lí do để Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu đầu tiên khi xâm lược Việt Nam?


A. Đà Nẵng là cảng biển sâu, rộng nên tàu chiến của Pháp có thể dễ dàng qua lại.



B. Có thể lấy Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công kinh thành Huế, buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng.



C. Đà Nẵng là nơi tập trung của nhiều giáo dân theo đạo Thiên chúa.



D. Chiếm được Đà Nẵng, Pháp có thể dễ dàng làm chủ lưu vực sông Mê Công.


Câu 48 :

Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX?

      

A. Việt Nam đã bị mất độc lập, chủ quyền và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.


B. Nông nghiệp sa sút, ruộng đất tập trung trong tay địa chủ, nạn mất mùa xảy ra liên miên.



C. Việt Nam bị cô lập với thế giới bên ngoài do chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn.


D. Chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

Câu 49 :

Năm 1860, Nguyễn Tri Phương đã mắc phải sai lầm nào khi thực dân Pháp rút quân, đưa sang chiến trường Trung Quốc?


A. Không cho quân lính do thám tình hình để đối phó với hành động xâm lược của Pháp.



B. Không tổ chức binh lính tấn công phá vỡ phòng tuyến bao vây của địch.



C. Thực hiện kế hoạch tiến công quân Pháp khi lực lượng quan quân triều đình còn yếu.



D. Bị động phòng thủ, không chớp cơ hội tấn công quân Pháp.


Câu 51 :
Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là

A. Nguyễn Trung Trực.

B. Nguyễn Trường Tộ.

C. Phan Đình Phùng.

D. Tôn Thất Thuyết.

Câu 52 :

Ở Việt Nam, từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?

A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.


B. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.


C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.


D. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch.


Câu 53 :
Ngày 13/7/1885 diễn ra sự kiện nào dưới đây?


A. Tôn Thất Tuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, xuống Chiếu Cần vương.



B. Vua Hàm Nghị bị Pháp bắt và đưa đi đày ở An-giê-ri.


C. Phái chủ chiến tấn công Pháp ở tòa Khâm sứ và Đồn Mang Cá.


D. Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt.


Câu 54 :
Thủ lĩnh uy tín nhất trong phong trào Cần vương ở Nghệ An – Hà Tĩnh là

A. Tống Duy Tân.

B. Phan Đình Phùng.

C. Hoàng Hoa Thám.


D. Đào Doãn Địch.


Câu 56 :

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế là


A. Quân Pháp ra lệnh bắt vua Hàm Nghi để đưa đi đày ở An-giê-ri.



B. Thực dân Pháp phế truất vua Hàm Nghi, đưa Đồng Khánh lên ngôi.



C. Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.


D. Pháp tự ý chiếm đóng đồn Mang Cá trong khi hiệp ước Pa--nốt chưa được kí kết.

Câu 58 :
Nguyên nhân quyết định dẫn đến sự thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là do

A. quân đội Pháp rất mạnh, hơn hẳn Việt Nam một phương thức sản xuất.

B. không biết cách tập hợp lực lượng để xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc.

C. khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời, bế tắc về đường lối đấu tranh.

D. hình thức đấu tranh đơn độc, chỉ có khởi nghĩa vũ trang là duy nhất.

Câu 59 :

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Thực dân Pháp có ưu thế hơn Việt Nam về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh.

B. Không biết cách tập hợp lực lượng để xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc.

C. Khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời, bế tắc về đường lối đấu tranh.

D. Hình thức đấu tranh đơn độc, chỉ có khởi nghĩa vũ trang là duy nhất.

Câu 60 :

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về bối cảnh của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam trong những năm 1885 – 1896?

A. Việt Nam đã mất độc lập hoàn toàn.

B. Khuynh hướng phong kiến bao trùm.

C. Chưa xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới.

D. Pháp đã hoàn thành bình định Việt Nam.

Câu 62 :

Thực dân Pháp đã thực hiện thủ đoạn gì để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam?

A. Cấm hàng hóa các nước khác nhập vào Việt Nam.

B. Đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế với hàng hóa Pháp.

C. Giảm thuế đối với hàng hóa của nước ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản,...).

D. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản.

Câu 64 :
Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp đã làm tăng thêm mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam, nhưng mâu thuẫn hàng đầu vẫn là

A. giữa nông dân với địa chủ phong kiến, tay sai.

B. giữa nông dân với thực dân Pháp và tay sai.

C. giữa giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam với tư bản Pháp.

D. giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với Pháp và phản động tay sai.

Câu 65 :

Một trong những nhân tố khách quan dẫn đến đến sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A. thành công của cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản.

B. thắng lợi của phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. sự hình thành của trật tự thế giới mới - hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn.

D. thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản.

Câu 66 :

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam chủ yếu là do

A. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.

B. muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.

C. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yêu cầu.

D. muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.

Câu 67 :

Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách kinh tế được thực dân Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (1897 – 1914)?

A. Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền.

B. Mở mang hệ thống giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.

C. Đẩy mạnh khai thác than và kim loại (thiếc, kẽm,…).

D. Nghiêm cấm hàng hóa nước khác nhập vào Việt Nam.

Câu 68 :
Yêu cầu số một của người nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc là gì?

A. Giành lại ruộng đất từ tay địa chủ.

B. Đánh đổ địa chủ phong kiến.

C. Giành lại ruộng đất từ tay tư bản Pháp.

D. Đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại độc lập.

Câu 69 :
Những năm đầu thế kỉ XX, đời sống kinh tế và xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc là do

A. tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

B. thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bình định nước Việt Nam.

C. tác động từ cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

D. sự xuất hiện và xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Câu 70 :
Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là

A. ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.

B. ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.

C. ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam.

D. ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam.

Câu 71 :

Tháng 5 năm 1904, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức nào dưới đây?

A. Việt Nam Quang phục hội.

B. Hội Duy tân.

C. Hội Phục Việt.

D. Việt Nam nghĩa đoàn.

Câu 72 :

Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (đầu thế kỉ XX) gắn liền với tên tuổi của nhân vật nào dưới đây?

A. Phan Bội Châu.

B. Phan Châu Trinh.  

C. Lương Văn Can.


D. Lương Ngọc Quyến.


Câu 73 :
Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) diễn ra dưới ảnh hưởng trực tiếp của

A. phong trào Đông du.         


B. hoạt động của trường Đông Kinh nghĩa thục.


C. phong trào Duy tân.

D. khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên.

Câu 74 :
Phong trào yêu nước, cách mạng nào dưới đây gắn liền với tên tuổi của Phan Bội Châu?

A. Đông Kinh nghĩa thục.     

B. Phong trào Đông du.

C. Phong trào Duy tân.          

D. Hà thành đầu độc.

Câu 75 :

Người sáng lập trường Đông Kinh nghĩa thục là

A. Phan Bội Châu.

B. Phan Châu Trinh.

C. Lương Văn Can.

D. Trịnh Văn Cấn.

Câu 76 :

Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam trong những năm diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

A. Bắt nhân dân mua công trái, đóng thêm nhiều thứ thuế,...

B. Đẩy mạnh vơ vét sức người, sửa của của nhân dân Việt Nam.

C. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.

D. Đẩy mạnh khai thác than và kim loại; thu hẹp diện tích trồng lúa,...

Câu 77 :

Nhân tố chủ quan dẫn đến sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là gì?

A. Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản.

B. Ảnh hưởng từ phong trào Duy tân Mậu Tuất của Trung Quốc.

C. Ảnh hưởng từ thành công của cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.

D. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Câu 78 :
Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến bộ

A. có những nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc.

B. xuất phát từ những truyền thống cứu nước khác nhau.

C. chịu tác động của những bối cảnh thời đại khác nhau.

D. chịu ảnh hưởng của những hệ tư tưởng mới khác nhau.

Câu 79 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX là gì?

A. Thế lực của giai cấp tư sản nhỏ bé, chưa đủ sức tập hợp lực lượng.

B. Hạn chế về giai cấp lãnh đạo, không đưa ra được đường lối đấu tranh đúng đắn.

C. Cuộc vận động của các sĩ phu chưa đủ khả năng để bùng nổ cách mạng tư sản.

D. Khuynh hướng này tuy mới với Việt Nam, nhưng so với thời đại đã lạc hậu.

Câu 80 :

Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 có điểm gì mới so với phong trào yêu nước trước đó?

A. Do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.

B. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.

C. Gắn cứu nước với canh tân đất nước.

D. Xây dựng mặt trận thống nhất.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247