Theo bạn, nếu văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam chỉ có lời thuyết minh, không có tranh minh họa thì việc truyền tải các thông tin cơ bản của văn bản sẽ gặp những khó khăn gì? Vì sao?
a. Liệt kê tên các bức ảnh và nội dung minh họa (nếu có) trong văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam theo trình tự các đề mục trong bảng sau (làm vào vở).
TT
Đề mục
Hình minh họa (số)
Lời ghi chú trong hình
1
Đề tài dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh
2
Sắc màu bình dị, ấm áp
3
Chế tác khéo léo, công phu
4
Rộn ràng tranh Tết
5
Lưu giữ và phục chế
b. Các mục 4 và 5 chưa có hình minh họa. Nếu được sử dụng hình bên phải (Hình 1), em sẽ dùng để minh họa cho mục 4 hay mục 5? Giải thích lí do.
Dưới đây là ảnh chụp 4 tấm ván khắc với 4 màu khác nhau để in tranh Đông Hồ (Hình 2). Theo bạn:
a. Bộ ván khắc này được dùng để in bức tranh nào trong các tranh minh họa văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam?
b. Tấm ảnh về bộ ván này trên được dùng để minh họa cho đoạn nào trong văn bản nêu trên là phù hợp nhất? Vì sao?
c. Nếu được sử dụng, nên ghi chú thích cho hình này như thế nào?
Dựa vào hình minh họa trang 86, nêu tên một số loại hiện vật được ghi lại trong ảnh và cho biết các chi tiết trong hình có tác dụng hỗ trợ cho phần lời trong văn bản 2 thế nào.
Viết bản tin (khoảng 200 chữ, có thể sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) về một hoạt động hay sự kiện văn hóa, giáo dục mới diễn ra trong nhà trường hoặc tại địa phương của bạn.
Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi vị ngữ đó.
a. Không ai biết tên thật của gã là gì. (Đoàn Giỏi)
b. Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ. (Đinh Trọng Lạc)
Tìm vị ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây:
a. Cậu Cơ vẫn nét mặt hầm hầm (Ngô Tất Tố)
b. Tía nuôi tôi tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía…(Đoàn Giỏi)
Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi chủ ngữ đó.
a. Bộ quần áo bà ba đen mà má nuôi tôi vừa khâu cho tôi lại rộng quá khổ, cứ lùng nhà lùng nhùng làm tôi thẹn thùng, khó chịu. (Đoàn Giỏi)
b. Chuyện bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc phảng phất màu huyền thoại (Bùi Hồng)
Tìm chủ ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây:
a) Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên. (Ếch ngồi đáy giếng)
b) Câu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi hình như có một sức mạnh thần bí khiến cho chị Dậu hai hàng nước mắt chạy quanh. (Ngô Tất Tố)
Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học, trong đó có sử dụng ít nhất một vị ngữ và một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị.
Em hiểu như thế nào về nghĩa của các yếu tố Hán Việt tạo nên từ tín ngưỡng được dùng trong văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô? Theo em, khi chưa có sẵn từ điển trong tay, ta có thể suy đoán nghĩa của các yếu tố đó và nghĩa của từ chứa đựng chúng theo cách nào?
Bản sắc, ưu tư, truyền thông là các từ có yếu tố Hán Việt. Lập bảng theo mẫu được gợi ý sau đây để xác định nghĩa của chúng:
Từ cần xác định nghĩa
Những từ khác có yếu tố Hán Việt tương tự
Nghĩa của từng yếu tố
bản sắc
bản
sắc
bản chất, bản lĩnh, bản quán, nguyên bản, …
sắc thái, sắc độ, sắc tố, …
bản: …
sắc: …
bản sắc: …
ưu tư
ưu
tư
…
Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).
Copyright © 2021 HOCTAP247