Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Hóa học Đề thi Học kì 2 Hóa học 8 có đáp án !!

Đề thi Học kì 2 Hóa học 8 có đáp án !!

Câu 2 :
Oxit nào dưới đây không phải là oxit axit?

A. SO2.

B. SO3.

C. NO.

D. P2O5.

Câu 4 :
Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho ta biết

A. số mol chất tan trong một lít dung dịch.

B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

C. số mol chất tan có trong 150 gam dung dịch.

D. số gam chất tan có trong dung dịch.

Câu 6 :
Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Có chất không tan và có chất tan trong nước.

B. Có chất tan nhiều, có chất tan ít trong nước.

C. Dung dịch là hỗn hợp đồng chất của chất tan và dung môi.

D. Dung môi là chất bị hòa tan trong nước.

Câu 7 :
Thành phần các chất trong không khí gồm

A. 78% nitơ; 1% oxi; 21% các chất khác.

B. 21% nitơ; 78% oxi; 1% các chất khác.

C. 50% nitơ; 50% oxi.

D. 21% oxi; 78% nitơ; 1% các chất khác.

Câu 8 :
Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước, trên bề mặt 2 điện cực sẽ sinh ra

A. khí hiđro và khí oxi.

B. khí hiđro và khí cacbon oxit.

C. khí oxi và khí cacbon oxit.

D. khí hiđro và khí clo.

Câu 9 :
Tên gọi của chất có công thức hóa học H2SO4

A. axit sunfuric.

B. axit sunfurơ.

C. axit sunfuhiđric.

D. axit lưu huỳnh.

Câu 12 :
Tại sao người ta dùng phương pháp đẩy nước để thu khí oxi?

A. Oxi mạnh hơn nước.

B. Oxi tan nhiều trong nước.

C. Khối lượng riêng của oxi nặng hơn nước.

D. Oxi ít tan trong nước.

Câu 14 :
Độ tan của một chất trong nước là

A. số gam chất đó hòa tan trong 1000 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

B. là số gam nước cần dùng để hòa tan 100 gam chất đó.

C. số gam chất đó hòa tan trong 150 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

D. số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.

Câu 15 :
Công thức Fe2O3 có tên gọi là gì?

A. Sắt oxit.

B. Sắt (II) oxit.

C. Sắt (III) oxit.

D. Sắt từ oxit.

Câu 17 :
Chất tan là

A. hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

B. chất bị hòa tan trong dung môi.

C. chất có khả năng tác dụng với nước.

D. chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Câu 20 :
Công thức hóa học của sắt (III) hiđroxit là

A. Fe(OH)2.

B. Fe2O3.

C. Fe(OH)3.

D. FeO.

Câu 21 :
Trong phản ứng hóa học giữa khí H2 và CuO ở nhiệt độ cao đã xảy ra

A. sự oxi hóa H2 tạo thành H2O.

B. sự khử H2 tạo thành H2O.

C. sự oxi hoá CuO tạo ra Cu.

D. sự phân hủy CuO thành Cu.

Câu 23 :
Ở một nhiệt độ xác định, dung dịch bão hòa là dung dịch

A. không thể hòa tan thêm chất tan.

B. có thể hòa tan thêm chất tan.

C. có thể hòa tan nhiều chất tan cùng một lúc.

D. không thể hòa tan nhiều chất tan cùng một lúc.

Câu 25 :
Để dập tắt đám cháy người ta cần

A. Quạt mạnh vào đám cháy

B. Cách li chất cháy với oxi

C. Duy trì nhiệt độ đám cháy

D. Cung cấp thêm oxi

Câu 27 :
Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị.

B. Khí hiđro nhẹ nhất trong các chất khí.

C. Khí hiđro tan nhiều trong nước.

D. Khí hiđro nhẹ hơn không khí.

Câu 30 :
Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng?

A. Oxi cần thiết cho sự sống.

B. Oxi không có mùi và không có màu.

C. Oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, nhất là ở nhiệt độ cao.

D. Oxi tan nhiều trong nước.

Câu 32 :
Dãy các bazơ nào sau đây là bazơ tan?

A. KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

B. KOH, NaOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2.

C. Al(OH)3, Ca(OH)2, NaOH, Mg(OH)2.

D. Ba(OH)2, KOH, Zn(OH)2, Cu(OH)2.

Câu 33 :
Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế?

A. CuO + H2  Cu + H2O.

B. Mg + 2HCl → MgCl2 + H­2.

C. Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O.

D. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.

Câu 36 :

Cho hai thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho một luồng khí H (sau khi đã kiểm tra sự tinh khiết) đi qua bột đồng (II) oxit CuO có màu đen ở nhiệt độ thường.

Thí nghiệm 2: Đốt nóng CuO tới khoảng 400oC rồi cho luồng khí H2 đi qua.

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thí nghiệm 1: Không có phản ứng hóa học xảy ra.

B. Thí nghiệm 2: Bột CuO màu đen chuyển dần thành màu đỏ gạch.

C. Không có hiện tượng gì ở cả hai thí nghiệm.

D. Thí nghiệm 2: Có những giọt nước tạo thành.

Câu 37 :
Dãy hợp chất nào sau đây chỉ gồm các hợp chất axit?

A. NaOH; KCl; HCl.

B. HCl; CuSO4; NaOH.

C. HCl; H2SO4; HNO3.

D. H2SO4; NaCl; Cu(OH)2.

Câu 38 :
Chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch được gọi là

A. chất oxi hóa.

B. chất khử.

C. dung môi.

D. chất tan.

Câu 39 :
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần thể tích của không khí.

A. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm, …)

B. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi.

C. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm, …)

D. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ.

Câu 40 :
Cho phương trình hóa học: 2Al + Fe2O3  Al2O3 + 3Fe. Quá trình Al tạo thành Al2O3 và quá trình Fe2O3 tạo thành Fe được gọi lần lượt là

A. sự oxi hóa, sự khử.

B. sự khử, sự oxi hóa.

C. sự phân hủy, sự khử.

D. sự oxi hóa, sự phân hủy.

Câu 41 :
Nồng độ mol của dung dịch cho biết

A. số gam dung môi có trong 100 gam dung dịch.

B. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

C. số mol chất tan có trong một lít dung dịch.

D. số mol chất tan có trong dung dịch.

Câu 44 :
Ứng dụng nào sau đây không phải của khí hiđro?

A. Dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa.

B. Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không.

C. Dùng trong đèn xì oxi-hiđro để hàn cắt kim loại.

D. Dùng để dập tắt đám cháy.

Câu 49 :
Dãy chỉ gồm các oxit axit là

A. CO, CO2, SO2, Al2O3.

B. CO2, SO2, SO3, P2O5.

C. FeO, SiO2, CaO, Fe2O3.

D. Na2O, BaO, H2O, ZnO.

Câu 50 :
Trong công nghiệp, điều chế H2 bằng cách

A. cho axit HCl tác dụng với kim loại kẽm.

B. điện phân nước.

C. khử oxit kim loại.

D. nhiệt phân hợp chất giàu hiđro.

Câu 52 :
Để chuyển đổi từ một dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão hòa (ở nhiệt độ phòng). Ta có thể

A. thêm NaCl và khuấy nhẹ.

B. thêm lượng dư nước và khuấy nhẹ đến khi muối ăn đã tan hết.

C. ngâm trong nước lạnh.

D. khuấy liên tục khoảng 5 phút.

Câu 54 :
Để tạo ra được 3,6 gam nước thì thể tích khí hiđro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau lần lượt là

A. 4,48 lít và 4,48 lít.

B. 4,48 lít và 2,24 lít.

C. 2,24 lít và 4,48 lít.

D. 2,24 lít và 2,24 lít.

Câu 55 :
Có 3 oxit sau: MgO, P2O5, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử nào sau đây?

A. Chỉ dùng nước.

B. Chỉ dùng dung dịch kiềm.

C. Chỉ dùng axit.

D. Dùng nước và giấy quỳ.

Câu 56 :
Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là

A. sự cháy.

B. sự oxi hóa chậm.

C. sự tự bốc cháy.

D. sự tỏa nhiệt.

Câu 58 :
Có 3 oxit sau: MgO, P2O5, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử nào sau đây?

A. Chỉ dùng nước.

B. Chỉ dùng dung dịch kiềm.

C. Chỉ dùng axit.

D. Dùng nước và giấy quỳ.

Câu 59 :
Dung dịch là

A. hỗn hợp gồm dung môi và chất tan.

B. hợp chất gồm dung môi và chất tan.

C. hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan.

D. hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan.

Câu 61 :
Nước hoá hợp với các oxit: CO2, SO3, P2O5, N2O5 tạo ra axit tương ứng là

A. H2CO3, H2SO3, H3PO4, HNO2.

B. H2CO3, H2SO3, H3PO3, HNO2.

C. H2CO3, H2SO4, H3PO3, HNO3.

D. H2CO3, H2SO4, H3PO4, HNO3.

Câu 62 :
Ý nghĩa 98% trong bình đựng dung dịch H2SO4

A. 98 gam H2SO4 có trong 100 gam dung dịch.

B. 98 gam H2SO4 có trong 100 gam nước.

C. 98 gam H2SO4 có trong 1 lít dung dịch.

D. 98 gam H2SO4 có trong 100 ml dung môi.

Câu 63 :
Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?

A. Phần lớn là tăng.

B. Đều giảm.

C. Phần lớn là giảm.

D. Đều tăng.

Câu 64 :
Tên gọi của H2SO3

A. Hiđrosunfua.

B. Axit sunfuric.

C. Axit sunfuhiđric.

D. Axit sunfurơ.

Câu 65 :
Cho phương trình hóa học: 2Al + Fe2O3  Al2O3 + 3Fe. Quá trình Al tạo thành Al2O3 và quá trình Fe2O3 tạo thành Fe được gọi lần lượt là

A. sự oxi hóa, sự khử.

B. sự khử, sự oxi hóa.

C. sự phân hủy, sự khử.

D. sự oxi hóa, sự phân hủy.

Câu 68 :
Khi phân hủy có xúc tác 15,8 gam KMnO4, thể tích khí oxi thu được ở đktc là

A. 3,36 lít.

B. 11,2 lít.

C. 1,12 lít.

D. 33,6 lít.

Câu 70 :
Công thức Fe2O3 có tên gọi là gì?

A. Sắt oxit.

B. Sắt (II) oxit.

C. Sắt (III) oxit.

D. Sắt từ oxit.

Câu 71 :
Phần trăm về khối lượng của nguyên tố H trong nước là

A. 88,9%.

B. 11,1%.

C. 16,2%.

D. 83,8%.

Câu 72 :
Em hãy chọn phương pháp dùng để dập tắt ngọn lửa do xăng, dầu trong các phương án sau:

A. Dùng quạt để quạt tắt ngọn lửa

B. Dùng vải dày hoặc cát phủ lên ngọn lửa.

C. Dùng nước tưới lên ngọn lửa.

D. Không có phương án dập tắt phù hợp.

Câu 73 :
Hợp chất Na2SO4 có tên gọi là

A. natri sunfat.

B. natri sunfit.

C. sunfat natri.

D. natri sunfuric.

Câu 75 :
Làm sao để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn?

A. khuấy dung dịch.

B. đun nóng dung dịch.

C. nghiền nhỏ chất rắn.

D. cả ba cách đều được.

Câu 76 :
Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng?

A. Oxi là phi kim hoạt động hoá học rất mạnh, nhất là ở nhiệt độ cao.

B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết kim loại.

C. Oxi không có mùi và không vị.

D. Oxi cần thiết cho sự sống.

Câu 77 :
Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thu khí H2 vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước.

B. Nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy.

C. Khí hiđro khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao thành kim loại Cu.

D. Khí hiđro có tính oxi hóa.

Câu 80 :
Dãy oxit nào có tất cả các oxit đều tác dụng được với nước?

A. SO3, CaO, CuO, Fe2O3.

B. SO3, Na2O, CaO, P2O5.

C. ZnO, CO2, SiO2, PbO.

D. SO2, Al2O3, HgO, K2O.

Câu 81 :
Phát biểu không đúng là:

A. Hiđro là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí.

B. Khí hiđro có tính khử, có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại.

C. Hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.

D. Hiđro có thể tác dụng với tất cả oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

Câu 82 :
Dung dịch axit HCl làm quỳ tím chuyển sang màu

A. xanh.

B. đen.

C. tím.

D. đỏ.

Câu 83 :
Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp?

A. 4Al + 3O2  2Al2O3.

B. CaCO3  CaO + CO2.

C. Fe + H2O  FeO + H2.

D. CO + CuO  Cu + CO2.

Câu 84 :
Dầu ăn có thể hòa tan trong

A. nước.

B. nước muối.

C. xăng.

D. nước đường.

Câu 86 :
Ở điều kiện thường, hiđro là chất ở trạng thái nào?

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. hợp chất rắn.

D. Khí.

Câu 87 :
Hợp chất nào sau đây không phải là muối?

A. Đồng (II) nitrat.

B. Kali clorua.

C. Sắt (II) sunfat.

D. Canxi hiđroxit.

Câu 88 :
Chất tan là

A. hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

B. chất bị hòa tan trong dung môi.

C. chất có khả năng tác dụng với nước.

D. chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Câu 89 :
Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

A. C + O2  CO2.

B. Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2.

C. CaCO3  CaO + CO2.

D. 3Fe + 2O2  Fe3O4.

Câu 90 :
Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là

A. Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy

B. Phải đủ khí oxi cho sự cháy.

C. Cần phải có chất xúc tác cho phản ứng cháy

D. Cả A và B

Câu 91 :
Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

A. HCl, H2SO4, HNO3, NaCl.

B. HCl, H2SO4, Ba(NO3)2, NaOH.

C. Ba(OH)2, Na2SO4, H3PO4, HNO3.

D. HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3.

Câu 93 :
Ở một nhiệt độ xác định, dung dịch bão hòa là dung dịch

A. không thể hòa tan thêm chất tan.

B. có thể hòa tan thêm chất tan.

C. có thể hòa tan nhiều chất tan cùng một lúc.

D. không thể hòa tan nhiều chất tan cùng một lúc.

Câu 94 :
Có thể điều chế được bao nhiêu gam O2 từ 31,6 gam KMnO4?

A. 1,6 gam.

B. 16 gam.

C. 3,2 gam.

D. 6,4 gam.

Câu 95 :
Tên gọi của P2O5 là

A. Điphotpho trioxit.

                  

B. Photpho oxit.

C. Điphotpho pentaoxit.

D. Điphotpho oxit.

Câu 96 :
Sau phản ứng của CuO và H2 thì có hiện tượng gì

A. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành xanh lam

B. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ

C. Có chất khí bay lên

D. Không có hiện tượng

Câu 97 :
Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy?

A. 4P + 5O2  2P2O5

C. 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O

C. 2CO + O2  2CO2

D. 2Cu + O2  2CuO

Câu 99 :
Trộn 2 ml rượu etylic (cồn) với 20 ml nước cất. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nước là chất tan, rượu etylic là dung môi.

B. Rượu etylic là chất tan, nước là dung môi.

C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc dung môi.

D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.

Câu 100 :
Nhận xét nào sau đây đúng về oxi?

A. Oxi là chất khí tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.

B. Oxi là chất khí ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

C. Oxi là chất khí không duy trì sự cháy, hô hấp.

D. Oxi là chất khí không tan trong nước và nặng hơn không khí.

Câu 101 :
Hiện tượng khi cho viên kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohiđric (HCl) là

A. có kết tủa trắng.

B. có thoát khí màu nâu đỏ.

C.dung dịch có màu xanh lam.

D. viên kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra.

Câu 104 :
Trong thí nghiệm điều chế khí oxi, tại sao người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước?

A. Khí oxi nhẹ hơn nước.

B. Khí oxi tan rất nhiều trong nước.

C. Khí O2 tan ít trong nước.

D. Khí oxi hóa lỏng ở - 183oC.

Câu 105 :
Đốt hoàn toàn 2 mol khí Hthì thể tích O2 cần dùng (đktc) là bao nhiêu?

A. 22,4 lít.

B. 11,2 lít.

C. 44,8 lít.

D. 8,96 lít

Câu 106 :
Trường hợp nào sau đây không có sự phù hợp giữa tên gọi và công thức hóa học?

A. HNO3: axit nitric.

B. CuSO4: đồng (II) sunfat.

C. Fe2O3: sắt (III) oxit.

D. FeS: sắt sunfua.

Câu 107 :
Phản ứng thế là phản ứng hóa học

A. giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

B. xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

C. trong đó một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

D. trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Câu 108 :
Công thức tính nồng độ phần trăm là

A. \(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% \).

B. \(C\% = \frac{n}{V}.100\% \).

C. \(C\% = \frac{{{m_{dd}}}}{{{m_{ct}}}}.100\% \).

D. \(C\% = \frac{V}{n}\).

Câu 109 :
Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu

A. tăng nhiệt độ và tăng áp suất.

B. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.

C. giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

D. giảm nhiệt độ và giảm áp suất.

Câu 110 :
Chỉ ra các oxit bazơ trong dãy oxit sau: P2O5, CuO, BaO, Na2O, SO3.

A. CaO, CuO, Na2O.

B. P2O5, CaO, CuO.

C. CaO, Na2O, SO3.

D. P2O5, CaO, SO3.

Câu 111 :
Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là

A. Phát sáng.

B. Tỏa nhiệt.

C. Sự oxi hóa xảy ra chậm.

D. Cháy.

Câu 112 :
Dãy gồm các kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

A. Fe, Mg, Al.

B. Fe, Cu, Ag.

C. Zn, Al, Ag.

D. Na, K, Ca.

Câu 114 :
Oxit nào sau đây tác dụng với nước tạo thành bazơ?

A. CaO.

B. SO3.

C. Al2O3.

D. CuO.

Câu 116 :
Trộn 2 ml rượu etylic (cồn) với 20 ml nước cất. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nước là chất tan, rượu etylic là dung môi.

B. Rượu etylic là chất tan, nước là dung môi.

C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc dung môi.

D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.

Câu 119 :
Đâu là phản ứng thế trong các phản ứng sau?

A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

B. NaOH + HCl → NaCl + H2O

C. 2Cu + O2  2CuO

D. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Câu 120 :
Nồng độ mol của dung dịch là

A. số gam chất tan trong 1 lít dung dịch.

B. số gam chất tan trong 1 lít dung môi.

C. số mol chất tan trong 1 lít dung dịch.

D. số mol chất tan trong 1 lít dung môi.

Câu 121 :
Với một lượng chất tan xác định khi tăng thể tích dung môi thì

A. C% tăng, CM tăng.

B. C% giảm, CM giảm.

C. C% tăng, CM giảm.

D. C% giảm, CM tăng.

Câu 122 :
Tại sao trong phòng thí nghiệm người ta lại điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 hay KMnO4 hoặc KNO3?

A. Dễ kiếm, giá thành rẻ.

B. Giàu oxi và dễ phân huỷ ra oxi.

C. Phù hợp với thiết bị máy móc hiện đại.

D. Không độc hại, dễ sử dụng.

Câu 123 :
Để tạo ra được 3,6 gam nước thì thể tích khí hiđro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau lần lượt là

A. 4,48 lít và 4,48 lít.

B. 4,48 lít và 2,24 lít.

C. 2,24 lít và 4,48 lít.

D. 2,24 lít và 2,24 lít.

Câu 124 :
Cách đọc tên nào sau đây sai?

A. CO2: cacbon (II) oxit.

B. CuO: đồng (II) oxit.

C. FeO: sắt (II) oxit.

D. CaO: canxi oxit.

Câu 125 :
Kim loại không tan trong nước là

A. Na.

B. K.

C. Ca.

D. Cu.

Câu 127 :
Làm thế nào để dập tắt sự cháy?

A. Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

B. Cách li chất cháy với oxi.

C. Quạt.

D. A và B đều đúng.

Câu 128 :
Để pha chế được 100 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 2M ta thực hiện như sau:

A. Cân lấy 32 gam CuSO4 vào cốc. Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 100 ml dung dịch.

B. Cân lấy 16 gam CuSO4 vào cốc. Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 100 ml dung dịch.

C. Cân lấy 32 gam CuSO4 vào cốc. Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 132 ml dung dịch.

D. Cân lấy 16 gam CuSO4 vào cốc. Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 132 ml dung dịch.

Câu 129 :
Tên gọi của chất có công thức hóa học H2SO4

A. axit sunfuric.

B. axit sunfurơ.

C. axit sunfuhiđric.

D. axit lưu huỳnh.

Câu 130 :

Cho những biến đổi hóa học sau:

(1) Nung nóng canxi cacbonat.

(2) Sắt tác dụng với lưu huỳnh.

(3) Khí CO đi qua đồng(II) oxit nung nóng.

Những biến đổi hóa học trên thuộc loại phản ứng nào?

A. (1) và (3) là phản ứng oxi hóa – khử, (2) là phản ứng hóa hợp.

B. (1) là phản ứng phân hủy, (2) là phản ứng hóa hợp, (3) là phản ứng oxi hóa – khử.

C. (1) là phản ứng phân hủy, (2) là phản ứng oxi hóa – khử, (3) là phản ứng hóa hợp.

D. (1) là phản ứng hóa hợp, (2) và (3) là phản ứng oxi hóa – khử.

Câu 136 :
Oxit bazơ không tác dụng với nước là

A. BaO.

B. Na2O.

C. CaO.

D. MgO.

Câu 137 :
Điều chế hiđro trong công nghiệp, người ta dùng:

A. Zn + HCl.

B. Fe + H2SO4.

C. Điện phân nước.

D. Khí dầu hỏa.

Câu 138 :
Cho phương trình hóa học: 2Al + Fe2O3  Al2O3 + 3Fe. Quá trình Al tạo thành Al2O3 và quá trình Fe2O3 tạo thành Fe được gọi lần lượt là

A. sự oxi hóa, sự khử.

B. sự khử, sự oxi hóa.

C. sự phân hủy, sự khử.

D. sự oxi hóa, sự phân hủy.

Câu 139 :
Ở một nhiệt độ xác định, dung dịch bão hòa là dung dịch

A. không thể hòa tan thêm chất tan.

B. có thể hòa tan thêm chất tan.

C. có thể hòa tan nhiều chất tan cùng một lúc.

D. không thể hòa tan nhiều chất tan cùng một lúc.

Câu 143 :
Dãy các oxit axit là

A. SiO2, CO, CO2, P2O5, Al2O3.

B. SiO2, CO2, SO3, P2O5, N2O5.

C. FeO, CO, SO2, P2O5, Al2O3.

D. NO, CO2, CO, SiO2, P2O5.

Câu 144 :
Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là

A. sự oxi hóa chậm.

B. sự cháy.

C. sự tự bốc cháy.

D. sự tỏa nhiệt.

Câu 146 :
Tên gọi của chất có công thức hóa học H2SO4

A. axit sunfuric.

B. axit sunfurơ.

C. axit sunfuhiđric.

D. axit lưu huỳnh.

Câu 148 :
Có 3 oxit sau: MgO, P2O5, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử nào sau đây?

A. Chỉ dùng nước.

B. Chỉ dùng dung dịch kiềm.

C. Chỉ dùng axit.

D. Dùng nước và giấy quỳ.

Câu 150 :
Cho các bazơ sau: natri hiđroxit, bari hiđroxit, sắt (II) hiđroxit, đồng (II) hiđroxit, kali hiđroxit, nhôm hiđroxit. Số các bazơ không tan trong nước là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 151 :
Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế?

A. CuO + H2  Cu + H2O

B. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

C. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

D. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Câu 152 :
Để pha chế được 50 gam dung dịch CuSO4 có nồng độ 10% ta thực hiện như sau:

A. hoà tan 5 gam CuSO4 vào cốc đựng 50 gam nước cất, khuấy nhẹ.

B. hoà tan 5 gam CuSO4 vào cốc đựng 45 gam nước cất, khuấy nhẹ.

C. hoà tan 8 gam CuSO4 vào cốc đựng 45 gam nước cất, khuấy nhẹ.

D. hoà tan 8 gam CuSO4 vào cốc đựng 50 gam nước cất, khuấy nhẹ.

Câu 154 :
Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu

A. tăng nhiệt độ và tăng áp suất.

B. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.

C. giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

D. giảm nhiệt độ và giảm áp suất.

Câu 156 :

Cho 5,4 gam nhôm phản ứng hoàn toàn với 500 ml dung dịch axit clohiđric theo sơ đồ:

                            Al + HCl AlCl3 + H2

a) Hoàn thành phương trình hóa học của phản ứng?

Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?

b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc?

c) Tính khối lượng muối nhôm clorua tạo thành sau phản ứng?

d) Tính nồng độ mol của dung dịch axit clohiđric đã dùng?

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247