Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Ngữ văn Giải SBT Văn 7 Bài 9. Hoà điệu với tự nhiên (Phần 1: Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt) có đáp án !!

Giải SBT Văn 7 Bài 9. Hoà điệu với tự nhiên (Phần 1: Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt)...

Câu 32 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Chính những tác động tiêu cực cộng thêm việc khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người đã và đang dần biến môi trường từ một mảng xanh tươi mát trở nên u ám và tối tăm. Hệ quả tất yếu, con người cũng không tránh khỏi chuyện trở thành nạn nhân của ô nhiễm môi trường, khi mỗi năm, phải chống chọi với những cơn thịnh nộ dữ dội của thiên nhiên. Mỗi ngày, phải đối diện với cảnh khói bụi nghi ngút và mỗi giờ phải chịu đựng sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của môi trường như hiện nay, con người cần phải hành động lập tức, bắt đầu từ những điều cơ bản nhất.

Sống xanh chính là chìa khoá cho vấn đề này. Sống xanh tuy không mới nhưng có lẽ với nhiều người, nó cũng còn khá lạ lẫm và mơ hồ. Sống xanh giúp giảm thiểu sử dụng không khoa học nguồn tài nguyên của Trái Đất, không hi sinh hay ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ mai sau nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu hiện tại.

Đừng ích kỉ, hãy mở lòng để quan tâm nhiều hơn đến thế giới ta đang sống là chiếc chìa khoá thứ hai để giải quyết tình trạng môi trường đang ngày càng xuống cấp trầm trọng. Cần phải nhớ rằng, Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người rất nhiều thứ quy giá, thế nên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên chính là trách nhiệm của mỗi chúng ta.

Bảo vệ môi trường không nhất thiết là phải soạn thảo ra một kế hoạch tầm vĩ mô hay nghiên cứu tạo thành một cỗ máy hiện đại. Thay vào đó, chỉ cần những hành động nhỏ nhặt như tiết kiệm điện, nước, hạn chế sử dụng túi ni lông, giữ gìn vệ sinh đường phố và nơi ở, trồng cây xanh, yêu thương bảo vệ động vật,... là bạn đang thể hiện một cách đúng đắn lối sống văn minh, sự quan tâm và ý thức bảo vệ môi trường. Đối xử thân thiện với môi trường đồng nghĩa với việc đối xử tốt với cuộc sống của chính mình.

(Sống xanh cho Trái Đất xanh, theo báo điện tử Tài nguyên & Môi trường, ngày 23/4/2019,httpsz/baotainguyenmoitruong.vn/song-xanh-cho-trai-dat-xanh-249404.htmi)

Tuy cùng đề cập vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu nhưng đoạn trích trên có cách tiếp cận khác với văn bản Thuỷ tiên tháng Một. Hãy nêu rõ cách tiếp cận khác đó.

Câu 37 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Kinh tế biển xanh lấy môi trường và bảo toàn vốn tự nhiên biển làm “chất xúc tác” cho tăng trưởng, thoát dần nền “kinh tế nâu” và tăng cường phúc lợi xã hội1. Trong khi “tăng trưởng xanh” được xem là một định hướng mới, thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững nhằm bảo đảm nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ hệ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào2). Như vậy, có thể xem tăng trưởng xanh định hướng mục tiêu cần đạt cho một phương thức phát triển nền kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi toàn cầu (global change) và trở thành nền tảng cho phát triển bền vững biển. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới3), Tương tự như vậy, “một nền kinh tế biển đạt được mức “xanh” hay “bền vững” khi các hoạt động kinh tế ở trạng thái cân bằng với năng lực tải của các hệ sinh thái biển trong dài hạn (để hỗ trợ cho các hoạt động đó) và vẫn bảo toàn được sức chống chịu và sức khoẻ của các hệ sinh thái này4 ),

(Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên), An ninh môi trường và hoà bình ở Biển Đông, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2019, tr. 147 - 148)

1 Nguyễn Chu Hồi (2014), Kinh tế biển xanh: Vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam, tạp chí Lí luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 10/ 2014, tr. 33 - 39.

2 Trương Quang Học - Hoàng Văn Thắng (2013), Kinh tế xanh - con đường phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, trong tập Báo cáo khoa học của Hội thảo khoa học quốc gia về Tài nguyên thiên nhiên và Tăng trưởng xanh, Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3 Ngô Lực Tải (2012), Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

4 An Economist Intelligence Unit (2015), The blue economy: Growth, opportunity and a sustainable ocean economy. The briefing paper for the World Ocean Summit 2015, 20 pages.

Nếu được đặt nhan đề cho đoạn trích, em sẽ đặt như thế nào? Nói rõ lí do vì sao em đặt nhan đề như vậy.

Câu 43 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Lễ hội “nghinh Ông” ở xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những lễ hội thờ cúng cá voi được xác định đã có lâu đời, ít nhất là từ đầu thế kỉ trước. [...] Tại xã Cần Thạnh, trước ngày lễ hội người ta đã tạm ngưng mọi việc đi biển để lo trang trí ghe thuyền cũng như chuẩn bị các điều kiện khác cho lễ hội. Từ chiều ngày 15 tháng 8 đến sáng ngày 16 tháng 8 âm lịch, quanh khu vực Lăng Ông (nơi thờ cá voi), người ta đã tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian sôi nổi... Khoảng 9 giờ ngày 16 tháng 8, nghi thức chính của lễ hội bắt đầu bằng “Lễ nghinh (rước) Ông” trên biển với hàng trăm chiếc ghe (thuyền) được trang hoàng cờ hoa rực rỡ và có bày hương án cùng các lễ vật như heo quay (với đủ cả “bộ đồ lòng”), xôi, gạo, muối, hoa, trái, nhang, đèn và vàng bạc,... Trong đó, chiếc ghe của chủ lễ phải là ghe lớn nhất và được trang hoàng đặc biệt nhất: rồng được vẽ hai bên thành ghe, hoa (vạn thọ) trang trí bốn góc mui ghe, cờ nước và nhiêu cờ ngũ hành ở trước và sau ghe, những hoành phi đề chữ to “Cung nghinh Ông Thuỷ Tướng?  “Hiển hách anh linh” và “Quốc thái dân an” Trên ghe, bên cạnh bàn hương án có linh vị thờ Ông là các lễ vật, các đồ khí tự... và túc trực chung quanh là Ban tế lễ, Ban nhạc lễ cùng các lễ sinh... Tất cả đều mặc lễ phục trang trọng.

Sau vài giờ di chuyển ra khơi xa, trong khi cả đoàn ghe di chuyển chậm lại để chờ đợi thì chiếc ghe của chủ lễ đi thêm một đoạn rồi dừng lại giữa biển để làm “Lễ cúng Ông? Sau ba hồi trống nổi lên, vị chủ lễ bắt đầu thực hiện việc tế tự theo nghi thức cổ truyền Nam Bộ như dâng hương, dâng rượu, dâng trà, đọc văn tế (trước kia sau khi làm lễ xong người ta còn ném các lễ vật xuống biển để “cúng” những người chết biển...). Sau đó, kết thúc “Lễ cúng Ông” trên biển trước đây phải là những tràng pháo ròn rã, là hiệu lệnh để tất cả các ghe thuyền cùng tiến ra đón “Ông” và cùng “Ông” diễu hành quay trở về bờ. Không khí lúc này thật rộn ràng bởi tiếng pháo, tiếng chiêng, tiếng trống vang động cả một vùng biển trời dày đặc những thuyền ghe lớn nhỏ xen cài vào nhau. [...]

Từ bến tàu trở về Lăng Ông lại tiếp tục diễn ra “Lễ rước Ông” rất long trọng với múa lân (sau này có cả múa rồng) cùng tiếng nhạc, tiếng pháo tưng bừng và đông nghịt người kéo theo đoàn rước giữa những bàn hương án toả nhang khói mù mịt hai bên đường đi. Sau khi làm lễ an vị Ông tại lăng, lễ tế Tiền Hiền, Hậu Hiền diễn ra và tiếp theo, ngay tối hôm đó (tức ngày 16 tháng 8, khoảng 12 giờ khuya), lễ “Chánh tế” được cử hành với các nghi thức và lễ vật tương tự như trong lễ Kì Yên của cung đình Nam Bộ. Sau đó là phần “Hát bội” Chen kẽ giữa các nội dung trên là phần tế lễ tự do cho khách thập phương, và đương nhiên không thể thiếu những buổi liên hoan ăn uống, sinh hoạt văn nghệ vui vẻ tại lăng hoặc tại các gia đình ngư dân.

(Huỳnh Quốc Thắng, Lễ hội dân gian của người Việt ở Nam Bộ, Viện Văn hoá và

NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2003, tr. 105 - 109)

Có thể xem đoạn trích trên là một văn bản thông tin độc lập. Theo em, “văn bản” này có thể xếp cùng loại với văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô được không? Vì sao?

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247