Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Lịch sử Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Lịch Sử lớp 12

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Lịch Sử lớp 12

Câu 1 : Giai đoạn kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì vào thời gian nào?

A. Từ năm 1960 đến năm 1973

B. Từ năm 1973 đến nay

C. Trong những năm 1950

D. Từ sau chiến tranh đến năm 1950

Câu 2 : Các nước tham gia sáng lập Asean bao gồm:

A. Malaixia, Inđônêxia, Miến Điện, Thái Lan và Xingapo

B. Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia và Brunây

C. Malaixia, Philippin, Miến Điện, Thái Lan và Xingapo

D. Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia và Philippin

Câu 3 : Vì sao Mĩ La Tinh được gọi là "lục địa bùng cháy" từ sau CTTG II?

A. Ở Mĩ La Tinh thường xuyên xảy ra cháy rừng.

B. Ở Mĩ La Tinh có cách mạng Cuba bùng nổ.

C. Khởi nghĩa vũ trang là hình thức chủ yếu trong cuộc đấu tranh chống Mĩ.

D. Ở Mĩ La Tinh có nhiều núi lửa hoạt động.

Câu 4 : Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới vào thời gian:

A. Từ 1982

B. Đầu những năm 60 của thế kỉ XX

C. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX 

D. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX

Câu 5 : Đầu năm 1945, CTTG II bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề được đặt ra trước các nước đồng minh, ngoại trừ:

A. Tổ chức lại TG sau chiến tranh

B. Hợp tác để phát triển kinh tế

C. Phân chia thành quả thắng lợi sau chiến tranh

D. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít

Câu 8 : Sau CTTG II Mĩ có âm mưu gì đối với khu vực Mĩ la Tinh?

A. Lôi kéo các nước Mĩ La Tinh vào khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (Nato)

B. Tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền các nước ở Mĩ La Tinh

C. Biến Mĩ La Tinh trở thành sân sau của mình

D. Khống chế các nước Mĩ La Tinh không cho quan hệ với các nước khác.

Câu 10 : Trong những năm 50 - 60 và nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, sản xuất công nghiệp của Liên Xô đứng ở vị trí

A. Thứ ba thế giới

B. Thứ tư thế giới

C. Thứ nhất thế giới

D. Thứ hai thế giới

Câu 11 : Đường lối cải cách kinh tế - xã hội được Trung Quốc khởi xướng vào thời gian

A. Tháng 12-1978

B. Tháng 12-1979

C. Tháng 10-1978

D. Tháng 10-1977

Câu 12 : Đâu là mặt hạn chế trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học - công nghệ?

A. Sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa

B. Chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá lớn

C. Làm thay đổi cơ cấu dân cư

D. Làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực

Câu 13 : Năm 1949, Liên Xô đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực KHKT?

A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất

B. Chế tạo thành công máy bay phản lực

C. Phóng tàu vũ trụ, đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất.

D. Chế tạo thành công bom nguyên tử

Câu 14 : Biến đổi quan trọng nhất của các nước châu Á sau CTTG II là gì?

A. Là thành viên của tổ chức ASEAN.

B. Trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.

C. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NIC).

D. Các nước châu Á đã giành được độc lập.

Câu 15 : Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai phục hồi:

A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận

B. Tinh thần lao động tự lực của nhân dân các nước Tây Âu

C. Sự giúp đỡ của Liên Xô

D. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mácsan

Câu 16 : Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Trung quốc bắt đầu đề ra chủ trương cải cách mở cửa?

A. Đại Hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (10-1987)

B. Hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (12-1978)

C. Đại Hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XII (9-1982)

D. Bình thường hóa quan hệ Xô - Trung (1989)

Câu 17 : Từ cuối những năm 70 của TK XX, chủ nghĩa thực dân chỉ tồn tại dưới hình thức nào?

A. Chủ nghĩa đế quốc.

B. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

C. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới 

D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

Câu 19 : Thế nào là Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động theo nghĩa đầy đủ nhất?

A. Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương

B. Chuẩn bị gây chiến tranh thế giới

C. Xây dựng nhiều căn cứ quân sự bao vây Liên Xô và các nước XHCN

D. Chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh, làm cho nhân loại thấy "luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh"

Câu 20 : Chiến tranh lạnh kết thúc vào thời gian nào?

A. Năm 1973

B. Năm 1989

C. Năm 1991

D. Năm 1985

Câu 21 : Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của chúng ở Châu Phi?

A. Năm 1960 "Năm Châu Phi"

B. Ngày 11-11-1975 nước Cộng hòa Nhân dân Ăngola ra đời

C. Năm 1962 Angieri được công nhận độc lập

D. Năm 1974 Thắng lợi của Cách mạng Êtiopia

Câu 22 : Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là:

A. Miến Điện, Việt Nam, Philippin

B. Campuchia, Malaixia, Brunây

C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào

D. Inđônêxia, Xingapo, Malaixia

Câu 23 : Sau CTTG II, chính sách đối ngoại của Liên Xô luôn quán triệt mục tiêu: 

A. Hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

B. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ

C. Hòa bình, trung lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào

D. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người

Câu 24 : Năm 1960, lịch sử ghi nhận là "Năm châu Phi" vì:

A. Có 17 nước ở Bắc Phi được trao trả độc lập

B. Nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha

C. Có 27 nước ở Tây Phi, Đông Phi, Trung Phi và Nam Phi được trao trả độc lập

D. Có 17 nước ở Tây Phi, Đông Phi và Trung Phi được trao trả độc lập

Câu 26 : Nhân vật nào dưới đây không tham gia hội nghị Ianta:

A. Sớcsin

B. Xtalin

C. Rudơven

D. Đờ Gôn

Câu 27 : Hội Nghị Ianta diễn ra trong thời gian:

A. Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945

B. Từ ngày 2 đến ngày 12/2/1945

C. Từ ngày 4 đến ngày 14/2/1945

D. Từ ngày 2 đến ngày 14/2/1945

Câu 28 : Đâu là sự biểu hiện không phải của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU)

B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế

C. Sự phát triển của thương mại quan hệ quốc tế

D. Việc duy trì sự liên minh Mĩ - Nhật

Câu 29 : Sự kiện nào đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa Mĩ và Nhật Bản?

A. Mĩ viện trợ cho Nhật Bản

B. Mĩ đóng quân tại Nhật Bản

C. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết

D. Mĩ xây dựng căn cứ quân sự trên đát nước Nhật Bản

Câu 30 : Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man ở Nam Phi?

A. Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên

B. Nhân dân Nam Phi nổi dậy khởi nghĩa vũ trang

C. Anh rút khỏi Nam Phi

D. Nenxơn Manđêla được trả tự do

Câu 31 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có âm mưu gì đối với Mĩ Latinh?

A. Lôi kéo các nước Mĩ Latinh vào khối quân sự

B. Biến Mĩ Latinh trở thành "sân sau" của mình

C. Khống chế các nước Mĩ Latinh không cho quan hệ với các nước khác

D. Tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền các nước Mĩ Latinh

Câu 32 : Sự kiện nào đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô?

A. Sự ra đời của học thuyết "Tơruman" và Chiến tranh lạnh (3-1947)

B. Sự ra đời của khối NATO (4-9-1949)

C. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)

D.  Sự phân chia đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại hội nghị Ianta (2-1945)

Câu 33 : Tình hình khoa học - kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai: 

A. Không phát triển

B. Chỉ có một số phát minh nhỏ

C. Không chú trọng phát triển khoa học - kĩ thuật

D. Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và đạt nhiều thành tựu

Câu 34 : Nhật Bản thực hiện biện pháp nào trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật để đạt hiệu quả cao nhất?

A. Hợp tác với các nước khác

B. Đầu tư vốn để nghiên cứu khoa học

C. Mua bằng phát minh sang chế

D. Đánh cắp bằng phát minh sáng chế

Câu 35 : Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ thành lập năm 1949 nhằm mục đích gì?

A. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu

B. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

C. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam

D. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Câu 36 : Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - công nghệ là gì?

A. Diễn ra trên tất cả các lĩnh vực

B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

C. Diễn ra ở một số lĩnh vực quan trọng

D. Diễn ra với tốc độ và quy mô lớn chưa từng thấy

Câu 37 : Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút do đất nước bị chiến tranh tàn phá

B. Kinh tế Mĩ phát triển chậm do chính sách chạy đua vũ trang

C. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn thế giới

D. Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh đứng thứ hai trên thế giới

Câu 38 : Sau CTTG II các nước Đông Nam Á có biến đổi quan trọng nhất là:

A. Đều gia nhập tổ chức Asean

B. Nhiều nước giành được độc lập

C. Kinh tế đều có bước phát triển vượt bậc

D. Đều tham gia tổ chức Liên Hiệp Quốc

Câu 39 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?

A. Hòa bình hợp tác với các nước trên thế giới

B. Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới

C. Bắt tay với Trung Quốc

D. Dung dưỡng Ixraen

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247