Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Địa lý Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 11 Học kì 2 có đáp án !!

Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 11 Học kì 2 có đáp án !!

Câu 1 :

Đặc điểm nào không đúng với tình hình Liên bang Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã?

A. Tình hình chính trị - xã hội ổn định. 

B. Tốc độ tăng trưởng GDP âm.

C. Sản lượng các ngành kinh tế giảm.

D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Câu 2 :

Một trong những thành tựu quan trọng mà Liên bang Nga đạt được về mặt xã hội sau năm 2000 là

A. số người di cư đến nước Liên bang Nga ngày càng đông.

B. gia tăng dân số nhanh.

C. đời sống nhân dân được cải thiện.

D. sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.

Câu 3 :

Biểu hiện chứng tỏ Liên bang Nga từng là trụ cột trong Liên bang Xô viết là

A. Liên bang Nga chiếm tỉ trọng lớn nhất về diện tích trong Liên Xô.

B. Liên bang Nga chiếm tỉ trọng lớn nhất về sản lượng các ngành kinh tế trong Liên Xô.

C. Liên bang Nga chiếm tỉ trọng lớn nhất về dân số trong Liên Xô.

D. Liên bang Nga chiếm tỉ trọng lớn nhất về số vốn đầu tư trong toàn Liên Xô.

Câu 4 :

Các ngành công nghiệp truyền thống của Liên bang Nga là

A. năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, điện tử - tin học.

B. năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, hàng không.

C. năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, vũ trụ.

D. năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, luyện kim màu.

Câu 5 :

Điều kiện nào thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của Liên bang Nga?

A. Quỹ đất nông nghiệp lớn.     

B. Giáp với nhiều biển, đại dương.

C. Khí hậu phân hóa đa dạng.

D. Có nhiều sông, hồ lớn.

Câu 6 :

Nội dung nào không đúng với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Liên bang Nga?

A. Có đủ các loại hình giao thông vận tải.

B. Có hệ thống đường sắt xuyên Xi-bia.

C. Giao thông vận tải đường thủy không phát triển.

D. Nhiều tuyến đường được nâng cấp, mở rộng.

Câu 7 : Loại hình vận tải đóng vai trò quan trọng nhất trong phát triển kinh tế vùng Đông Xi-bia của Liên bang Nga là

A. đường ô tô.

B. đường sắt.  

C. đường sông.

D. đường biển.

Câu 8 :

Vùng kinh tế quan trọng nhất của Liên bang Nga là

A. vùng Trung ương. 

B. vùng Trung tâm đất đen.

C. vùng U-ran. 

D. vùng Viễn Đông.

Câu 9 :

Vùng U-ran có đặc điểm nổi bật là

A. công nghiệp và nông nghiệp đều phát triển mạnh.

B. phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ.

C. các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp phát triển.

D. công nghiệp phát triển, nông nghiệp còn hạn chế.

Câu 10 : Cho bảng số liệu:

A. Biểu đồ miền.

B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ đường.  

D. Biểu đồ tròn.

Câu 11 :

Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là

A. sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

B. hàng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp, nổi tiếng thế giới về sản xuất máy công nghiệp.

C. giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới.

D. có tới 80% lao động hoạt động trong ngành công nghiệp, nhiều ngành cong nghiệp đứng đầu thế giới.

Câu 12 :

Phía nam Nhật Bản có kiểu khí hậu gì?

A. Khí hậu ôn đới.    

B. Khí hậu cận nhiệt đới.

C. Khí hậu cận xích đạo.    

D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 13 :

Hai ngành dịch vụ có vai trò quan trọng hàng đầu ở Nhật Bản là

A. thương mại và du lịch.

B. du lịch và tài chính

C. thương mại và tài chính.    

D. tài chính và giao thông biển.

Câu 14 :

Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

A. thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.

B. mang tính tự cung, tự cấp.

C. sản xuất với quy mô lớn.  

D. sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Câu 15 :

Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là

A. có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.

B. phát triển mạnh khai thác quặng đồng và luyện kim màu.

C. kinh tế phát triển nhất trong các vùng.

D. phát triển mạnh khai thác than và luyện thép.

Câu 16 :

Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì

A. được bao bọc bởi biển và đại dương, có nhiều ngư trường lớn.

B. ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.

C. không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.

D. ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.

Câu 17 :

Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do

A. có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

B. hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, phát huy thế mạnh về lao động, lợi nhuận cao.

C. không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.

D. có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Câu 18 :

Nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất giúp ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là

A. công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.  

B. nhu cầu trao đổi hàng hóa quốc tế lớn.

C. vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ.

D. ngành đánh bắt hải sản phát triển

Câu 19 :

Bốn đảo lớn của Nhật Bản xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích là

A. Hô-cai-đô, Hônsu, Xi-cô-cư, Kiu-xiu. 

B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.

C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.  

D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

Câu 20 :

Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản là ngành

A. công nghiệp chế tạo máy.

B. công nghiệp dệt, sợi vải các loại.

C. công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.

D. công nghiệp sản xuất điện tử.

Câu 21 :

Đông Nam Á tiếp giáp với hai đại dương nào sau đây?

A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.   

B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 

D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

Câu 22 :

Lào là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á

A. không giáp biển.   

B. không gia nhập ASEAN

C. thuộc Đông Nam Á lúc địa.       

D. có khí hậu khô hạn.

Câu 23 :

Đông Nam Á hải đảo nằm trong đới khí hậu nào sau đây?

A. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và khí hậu cận xích đạo.

B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu cận xích đạo.

C. Khí hậu cận xích đạo và khí hậu ôn đới.

D. Khí hậu ôn đới và khí hậu hàn đới.

Câu 24 :

Ma-lai-xi-a thuộc bộ phận nào của khu vực Đông Nam Á?

A. Đông Nam Á lục địa.

B. Đông Nam Á biển đảo.

C. Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo.

D. Bán đảo Đông Dương.

Câu 25 :

Đặc điểm nào không phải của Đông Nam Á hải đảo?

A. khu vực tập trung nhiều đảo và quần đảo.

B. ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa.

C. khu vực đồng bằng có đất đai màu mỡ.

D. nằm hoàn toàn trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 26 :

Nguyên nhân khiến Đông Nam Á chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai là

A. nơi gặp gỡ của các luồng sinh vật.    

B. liền kề “vành đai lửa Thái Bình Dương.

C. nằm liền kề với vành đai sinh khoáng.    

D. nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 27 :

Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do

A. có số dân đông, nhiều quốc gia.

B. nằm tiếp giáp với các đại dương lớn.

C. vị trí cầu nối giữa lục địa Á - Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.

D. là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.

Câu 28 :

Quốc gia nào có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á?

A. In-đô-nê-xi-a

B. Mi-an-ma.    

C. Thái Lan.  

D. Việt Nam.

Câu 29 :

Người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất là không phải do

A. các nước có nền văn minh lúa nước. 

B. chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it.

C. các nước đều theo chế độ cộng hòa.   

D. vị trí cầu nối giữa đất liền và hải đảo.

Câu 30 :

Nội dung nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm dân cư, xã hội của khu vực Đông Nam Á?

A. Đa số các nước ở khu vực Đông Nam Á theo chính thể quân chủ lập hiến.

B. Đông Nam Á là khu vực thưa dân, tập trung chủ yếu ở đồng bằng.

C. Dân cư tập trung đông đúc ở vùng trung du và đồi núi.

D. Đông Nam Á là khu vực đông dân, dân số tăng khá nhanh.

Câu 31 : Việt Nam ra nhập ASEAN năm nào?

A. Năm 1967.  

B. Năm 1995.  

C. Năm 1997.

D. Năm 1999.

Câu 32 :

Mục tiêu tổng quát của ASEAN là

A. đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển.

B. thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

C. giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến quan hệ giữa ASEAN với các nước.

D. xây dựng Đông Nam Á trở thành một khu vực hòa bình, ổn định có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.

Câu 33 :

Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua hơn 50 năm tồn tại và phát triển là

A. đời sống nhân dân được cải thiện.

B. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.

C. hệ hống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.

D. tốc độ tăng trưởng các nước trong khu vực khá cao

Câu 34 :

Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?

A. Tôn giáo và sự hòa hợp các dân tộc ở mỗi quốc gia.

B. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.

C. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.

D. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia.

Câu 35 :

ASEAN được thành lập ở

A. Băng Cốc (Thái Lan).    

B. Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).

C. Nây-pi-tô (Mi-an-ma).  

D. Xin-ga-po (Xin-ga-po).

Câu 36 : Quốc gia nào chưa gia nhập ASEAN?

A. Lào.

B. Đông Ti-mo. 

C. Cam-pu-chia

D. Xin-ga-po.

Câu 37 : Quốc gia có GDP/người cao nhất trong số các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á là

A. Xin-ga-po. 

B. Việt Nam.  

C. Mi-an-ma.

D. Thái Lan

Câu 38 :

Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng nhằm

A. đa dạng hóa các mặt đời sống xã hội của khu vực.

B. phát triển cả kinh tế - chính trị và xã hội của khu vực.

C. đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN.

D. tập trung phát triển kinh tế của khu vực.

Câu 39 :

Năm 1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) 5 nước thành viên đã tuyên bố thành lập ASEAN là

A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam, Phi-lip-pin.

B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam, Xin-ga-po

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Lào, Việt Nam, Xin-ga-po.

D. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

Câu 40 :

Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là

A. quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.

B. nước ta có nhiều thành phần dân tộc.

C. chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.

D. có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247