Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 7 Lịch sử Giải SBT Lịch sử 7 Bài 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống (1075 - 1077) có đáp án !!

Giải SBT Lịch sử 7 Bài 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống (1075 - 1077) có đáp...

Câu 1 :

Ý nào không phản ánh đúng việc làm của nhà Lý trước âm mưu xâm lược của nhà Tống (Trung Quốc)?


A. Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến.



B. Chủ động tiến hành các biện pháp đối phó.



C. Đập tan ý đồ phối hợp tiến công của quân Tống với Chăm-pa.



D. Triệu tập Hội nghị Bình Than (Bắc Ninh) để bàn kế sách đánh giặc.


Câu 2 :

Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075) là


A. tích cực luyện tập quân sĩ.



B. cho quân mai phục, sẵn sàng chiến đấu.



C. chủ động thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”.



D. chặn các ngả đường mà quân xâm lược có thể tiến vào.


Câu 3 :

Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc tấn công sang đất Tống của quân nhà Lý?


A. Phá được các kho lương thảo, vũ khí của quân Tống.



B. Đẩy kẻ thù vào thế bị động, tạo điều kiện có lợi để đánh bại khi chúng | kéo sang xâm lược nước ta.



C. Thể hiện sức mạnh của quân dân Đại Việt.



D. Làm thất bại ý đồ tấn công nước ta của quân Tống.


Câu 4 :

Ý nào sau đây không phải là kế sách của Lý Thường Kiệt khi chuẩn bị kháng chiến ở giai đoạn thứ hai (năm 1077)?


A. Hạ lệnh cho các tù trưởng dân tộc ít người gần biên giới bố trí quân đánh chặn để kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch.



B. Bố trí lực lượng thuỷ binh ở vùng Đông Bắc, phá kế hoạch phối hợp quân thuỷ - bộ của giặc.



C. Thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống, quân dân rút khỏi Thăng Long.



D. Xây dựng phòng tuyến kiên cố, bố trí lực lượng đóng giữ ở bờ nam sông Như Nguyệt.


Câu 5 :

Lý Thường Kiệt quyết định xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở bờ nam sông Như Nguyệt vì


A. Sông Như Nguyệt vừa rộng và sâu nên quân giặc khó có thể vượt qua.



B. địa hình bên bờ bắc của sông Như Nguyệt không thuận lợi cho quân ta phòng ngự.



C. sông Như Nguyệt như một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.



D. sông Như Nguyệt có vị trí hiểm yếu, chặn ngang con đường bộ tiến vào Thăng Long.


Câu 6 :

Tướng giặc chỉ huy cánh quân bộ xâm lược Đại Việt là


A. Quách Quỳ.



B. Toa Đô.



C. Ô Mã Nhi.



D. Hoà Mâu.


Câu 7 :

Nét độc đáo trong cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt là


A. giả thua để cho quân giặc kiêu căng rồi bất ngờ phản công tiêu diệt chúng.



B. giam chân địch ở phía bờ bắc sông Như Nguyệt khiến chúng cạn kiệt lương thực, rệu rã tinh thần rồi bất ngờ mở trận tấn công quyết định.



C. kết hợp tấn công quân sự với vận động tâm lí để làm nhụt ý chí xâm lược của quân Tống.



D. khi địch lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng thì chủ động đề nghị giảng hoà để kết thúc chiến tranh.


Câu 8 :

Ý nào không phản ánh đúng tác dụng trong cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt?


A. Tránh được sự hi sinh xương máu của quân sĩ.



B. Bảo toàn được lực lượng của quân ta.



C. Làm cho quân Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.



D. Góp phần giữ được mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Tống.


Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247